“Tháng 6 sẽ bước đầu chặn được suy giảm kinh tế”
“Tháng đầu năm vừa qua Chính phủ đã cố gắng triển khai tất cả các giải pháp, như giảm thuế, giảm lãi suất… Các tháng tới đây khi những giải pháp này phát huy sẽ từng bước ngăn chặn suy giảm để duy trì tăng trưởng” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tại cuộc họp báo đầu năm 2009 của Chính phủ (4/2).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (Ảnh: VOV) |
Theo đó, Thủ tướng nhận định, có thể đầu tháng 6 sẽ bước đầu chặn được suy giảm kinh tế. Kinh tế năm 2009 dù đối mặt với khó khăn khôn lường nhưng là cơ hội để đẩy nhanh cải cách và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiểu rộng sang chiều sâu. (VietNamNet – 4/2, Tuổi Trẻ - 5/2)
“Tổ chức các ngày kỷ niệm, nhất định phải chú ý vấn đề tiết kiệm”
Chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước sang tuổi 99 (Ảnh: QĐND) |
"Năm nay là năm chúng ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đối phó với cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì vậy, tổ chức các ngày kỷ niệm, nhất định phải chú ý vấn đề tiết kiệm. Phải hết sức tiết kiệm trong từng khâu, từng bước, kiên quyết không để lãng phí trong công việc, dù là ở khâu nhỏ nhất", đó là điều Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói trong ngày 3/2, khi Văn phòng Đại tướng tổ chức lễ chúc mừng Đại tướng bước sang tuổi 99 nhân dịp đầu Xuân Kỷ Sửu 2009.
Liên quan đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong cuộc gặp gỡ báo chí đầu Xuân nói trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho hay đã nhận được thư của Đại tướng về vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên và khẳng định rằng:
“Các đồng chí tin rằng trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay, cùng với những nhận biết của Chính phủ thì hoàn toàn có thể thực hiện đúng nghị quyết của Đảng là khai thác hiệu quả, làm ra bôxit, làm ra nhôm nhưng vẫn bảo đảm được môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững, bảo đảm an ninh chính trị của đất nước”. (Quân đội nhân dân – 4/2, Tuổi Trẻ - 5/2)
Giáo viên có thể "đi nghĩa vụ" 5 năm
Cục trưởng Phạm Mạnh Hùng |
Theo Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT) Phạm Mạnh Hùng, điều đó có thể diễn ra khi đề án "luân chuyển giáo viên vùng khó khăn" trình vào giữa năm nay được thông qua.
“Một trong những đề xuất khi chúng tôi xây dựng đề án là khuyến khích, động viên giáo viên ở lại. Tất nhiên, cũng sẽ có chế độ chính sách thỏa đáng, ngoài mức hỗ trợ của giáo viên lên công tác vùng khó, có thể là hỗ trợ tiền "một cục" cho các trường hợp ở lại.
Mặt khác, sẽ tạo chỗ trống ở vùng thuận lợi. Ví dụ, những người dưới xuôi phải có nghĩa vụ lên công tác miền núi như kiểu "nghĩa vụ quân sự", có niên hạn và khi đi sẽ được trở về. Thời gian "đi nghĩa vụ" có thể là 5 năm.
Muốn vậy, Chính phủ phải đưa vào luật cụ thể. Khi trở thành chính sách, người đi cũng sẽ yên tâm, biết là sau 5 năm sẽ trở về…”, ông Hùng cho biết. (VietNamNet, 4/2)
Điều đó nghe qua có thể nghĩ đến một chính sách cải cách có tính “đột phá” trong tình hình chỗ thì quá thừa nơi lại quá thiếu giáo viên như hiện nay, tuy nhiên, việc thực hiện là cực khó, có thể bị rối, “phức tạp hóa vấn đề”.
Khó có thể áp dụng hình thức “nghĩa vụ quân sự” của thời bình hay như trong thời chiến vào đây! Trong tình thế “nước sôi lửa bỏng” của ngành giáo dục như hiện nay thì việc luân chuyển cần tính “gọn” hơn, ví dụ - tăng quyền lợi thích đáng cho giáo viên đến vùng khó cống hiến, chứ không thể giao “hợp đồng” hay kiểu kế hoạch 5 hay 10 năm sau với những con người khác nhau, hoàn cảnh sống, nguyện vọng khác nhau, môi trường đã và sẽ giảng dạy về sau khác nhau.
Ai dám đảm bảo nhiều năm sau chính sách hay hướng đi của ngành giáo dục không có những thay đổi theo đòi hỏi của cuộc sống và cho hợp với tình hình mới?
Hay như có ý kiến phân tích: Khó khăn lớn nhất là thu nhập chứ chưa phải là các sinh viên mới tốt nghiệp hay giáo viên không muốn làm việc tại vùng khó. Còn nữa, giáo viên đã thế, còn với học sinh vùng khó thì có “kế sách” nào để bình đẳng hơn trong tiếp cận tri thức không?
Ép hộ nghèo ký tiền ủng hộ người… cận nghèo!
Ông Thắng với cọc tiền khắc |
Nhận 51 triệu đồng tiền hỗ trợ của Chính phủ cho 55 hộ nghèo trong xã ăn Tết (chia ra khoảng 200.000 đồng/ người), ông trưởng thôn Võ Văn Thắng cùng các cán bộ thôn Thống Nhất (xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) đã tự ý cắt xén 20 triệu với lý do... “chia Tết” cho các hộ cận nghèo khác! Nhiều hộ ngơ ngác khi chỉ nhận 150.000 đồng (đã trừ đi 50.000 đồng, tiền do thôn phát gạo cho trước đó), nhưng phải ký nhận 400.000 đồng!
Sự việc trở nên rối rắm và hết sức lạ lùng ngay cả khi ông trưởng thôn giải thích nguyên nhân nằm ở việc bình xét hộ nghèo chưa hợp lý, khi mời các hộ nghèo lên nhận tiền thì các hộ cận nghèo cũng lên theo. Thôn đã đề nghị người nghèo chia lại một ít cho những hộ cận nghèo và đã… được dân nghèo đồng tình.
“Trước mắt, do chưa thu lại được từ các hộ cận nghèo nên tôi và các anh em trong Mặt trận thôn đã phải huy động tiền túi nộp lại (là 20,8 triệu đồng)”, ông Thắng nói. (Dân Trí, 5/2)
Liệu có sự nhập nhằng trong chuyện phát gạo cho dân và bị trừ tiền sau đó với việc chia tiền cho các hộ… không thuộc diện nghèo?!
Sai lầm “chết người” của những vị Bộ trưởng
Cựu Thượng nghị sĩ Tom Daschle (Ảnh: Reuters) |
Trong những ngày đầu ở cương vị Tổng thống, Barack Obama đã và đang tiến hành những việc hệ trọng không chỉ nước Mỹ và cả thế giới đón đợi. Có một việc khiến ông buồn và tiếc nuối khi phải thừa nhận “sai lầm” trong đề cử Bộ trưởng Y tế.
Cựu Thượng nghị sĩ Tom Daschle, người được Tổng thống Barack Obama đề cử làm Bộ trưởng Y tế và Các dịch vụ Con người Mỹ, đã phải tuyên bố rút lui khỏi vị trí này sau một vụ tranh cãi liên quan tới các khoản thuế.
Daschle nói ông sẽ không thể làm việc "với tất cả niềm tin của Quốc hội và người dân Mỹ" và không muốn "gây rối trí" đối với chương trình nghị sự của Tổng thống Obama.
Daschle tuyên bố rút khỏi vị trí bổ nhiệm chỉ vài giờ trước khi Nancy Killefer, người được đề cử vào vị trí giám đốc cơ quan giám sát ngân sách, cũng rút lui vì các vấn đề về thuế. Hai sự kiện là những trở ngại mới nhất đối với Obama khi ông đang nỗ lực thành lập một chính quyền mới. (VietNamNet, 4/2)
Nguyên Bộ trưởng Witoon Nambutr (Ảnh: thaiphotoblogs.com) |
Còn tại Thái Lan, nguyên Bộ trưởng Phát triển Xã hội và An sinh Witoon Nambutr đã phải từ chức để nhận trách nhiệm cho vụ phân phát cá hộp bị thối, hỏng cho các nạn nhân của lũ lụt ở tỉnh Phatthalung, khiến hơn 100 người bị nôn mửa sau khi dùng hàng cứu trợ. Sau đó người dân đồng loạt trả lại "đồ biếu". Còn ông Witoon tuyên bố không làm gì sai trái trong vụ bê bối kể trên
Tân Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, sau đó, quyết định bổ nhiệm ông Issara Somchai làm tân Bộ trưởng Phát triển xã hội và An sinh, thay ông Witoon Nambut.
Giới quan sát cho rằng vụ việc của ông Witoon sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ tới uy tín của Thủ tướng Abhisit cũng như đảng Dân chủ. (Thể thao & Văn hóa, 5/2)
Bạt tai, ném đá, truy sát, cán người và xả súng
Hàng loạt hành động đáng buồn đã liên tiếp diễn ra trong mấy ngày đầu năm, trong đó kinh hoàng hơn là có tới hai vụ nổ súng giữa Thủ đô. Kể ra đây một vài vụ trong số đó...
Tát khách tại chợ (Ảnh: VTC News) |
Trong lúc bách bộ tại chợ hoa Hàng Lược (Hà Nội) để hưởng không khí tết, nhóm bạn của Ngọc đã vô tình làm rụng 3 quả quất của bà Nga. Ngay lập tức, bà Nga to tiếng: “Cô đền cho tôi ngay, cả cây quất làm rụng 3 quả tôi còn bán cho ai?”. Không chịu trả 3 quả quất “có giá” 100.000 đồng, khách du chợ Xuân “ăn” trọn một cái tát. (VTC News, 22/1)
Lữ Đình Vân, Chủ tịch UBND xã Tam Tiến (huyện Núi Thành, Quảng Nam) dùng đá ném vào những người dân đang làm nghề mò bắt con phi sinh sống dưới sông Trường Giang, làm chị Quách Thị Hồng (SN 1983) bị thương ở đầu. Ông Vân giải thích chỉ “dọa”, không ngờ trúng. (Người Lao Động, 01/2)
Phạm Quang Minh, chủ công ty xuất khẩu thanh long SADACO - Minh Vy (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) điều khiển xe ôtô Mitsubishi Jolie đâm thẳng khiến ông Lê Ngọc Hồ (người cùng huyện) ngã rồi tiếp tục cho xe trườn lên người nạn nhân. Sau đó, xe cán người vẫn lưu thông bình thường.
Anh Phạm Tiến Dũng |
Theo bác sĩ Phạm Văn Dũng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Thống Nhất (Đồng Nai), trong vòng một tuần, tại đây xảy ra hai vụ cướp xác, truy sát nạn nhân trong bệnh viện. Anh Tiếp và ông Hảo đã xả thân cứu hơn 10 người trong vụ đắm đò trên sông Gianh ngày 30 Tết nhưng bị các cấp, các ngành “lãng quên”
Anh Phạm Tiến Dũng - tài xế xe buýt trở thành nạn nhân của một “tay súng” chưa rõ nguồn gốc ở giữa đường phố Hà Nội.
Khi bấm còi xe xin đường, anh Phạm Tiến Dũng, tài xế xe buýt bị hai nam – nữ thanh niên đèo nhau đi xe máy chửi nổ, rồi sau đó nổ súng bắn trọng thương.
Đêm cùng ngày, cũng tại Hà Nội tiếp tục xảy ra một vụ nổ súng trên phố Phan Văn Trị, quận Đống Đa, khiến anh Phạm Văn Thắng (sinh năm 1969) thiệt mạng. Trước khi anh Thắng dính đạn đã xảy ra vụ đánh nhau giữa hai tốp thanh niên. Trong khi xô xát, có tiếng súng nổ phát ra.
Đừng quên hai "anh hùng sông Gianh"
“Các chú nhà báo ơi! Quê tui có hai người ở thôn Vân Bắc đã cứu sống hơn 10 người, tại sao không thấy các cấp, các ngành động viên, khen thưởng họ gì cả…Làm như vậy là không công bằng, không xứng đáng với sự quên mình của họ để cứu sống người gặp nạn", nhiều người dân xã Quảng Hải, bên sông Gianh, nơi xảy ra vụ chìm đò khiến hơn 40 người thiệt mạng, bày tỏ.
Ngày 4/2/2009, Tỉnh Đoàn Quảng Bình tổ chức buổi giao lưu để vinh danh "5 anh hùng trên sông Gianh” đã cứu vớt trên 30 người trong vụ chìm thuyền tại xã Quảng Hải sáng 30 Tết. Tuy nhiên, trong số những người được vinh danh, không có tên hai chủ đò đã xả thân cứu sống 10 người trong dòng nước xiết hôm đó.
Hai "anh hùng sông nước" đó là ông Cao Xuân Hảo (sinh 1957) và Cao Xuân Tiếp (sinh 1980), là Công an viên, Bí thư chi đoàn thôn Vân Bắc.
Được biết, xã Quảng Hải cũng đã lập danh sách anh Tiếp và ông Hảo có công cứu người trong vụ chìm đò trên, nhưng đến nay, hai người vẫn chưa nhận được hình thức khen thưởng nào của các cấp ngành, địa phương.
Anh Tiếp tâm sự: “Với tinh thần trách nhiệm, thấy bà con làng mình bị hoạn nạn, hơn nữa nhà mình có đò em lao ra cứu ngay. Còn chuyện khen thưởng hay không em không quan tâm, chỉ miễn sao những người được em cứu vớt biết và chia sẻ với em là được".
Ông Hảo cũng cùng chung ý nghĩ: "Cứu được bà con là mừng lắm, mình già rồi, khen thưởng để làm gì hả chú, trong cơn hoạn nạn phải có nhau. Nếu các cấp, các ngành có quan tâm đến những người có công trong việc cứu vớt những người sống sót thì hãy nghĩ đến chú Tiếp, chú ấy một thân một mình cứu 7 người mà tui chả thấy đã động gì cả…”. (VTC News, 5/2)
Cậu bé Việt 12 tuổi gây sốc làng âm nhạc Ba Lan
Nguyễn Việt Trung (Ảnh: Tuổi Trẻ) |
"Nguyễn Việt Trung đến từ VN là một tài năng piano trẻ, đã nhạc cảm bằng một tâm hồn trong sáng và tươi mới. Tài năng của cậu bé 12 tuổi này sánh ngang với sinh viên năm cuối tốt nghiệp xuất sắc của một nhạc viện lớn dù mới chỉ học sáu năm âm nhạc…".
Đó là những dòng mà Biuletyn Informacyjny - một tạp chí âm nhạc danh tiếng của Ba Lan - viết về Nguyễn Việt Trung, cậu bé có trong tay hàng loạt giải thưởng âm nhạc lớn.
Tờ Twoja Muza - cũng là một tạp chí âm nhạc danh tiếng của Ba Lan - số tháng 12/2008 còn gọi cậu bé là "Ngôi sao âm nhạc Ba Lan với tài năng piano không có gì phải bàn cãi, đôi tay của cậu đã làm tất cả người nghe cảm động. Cậu đã thu phục khán giả bằng nhiều tràng vỗ tay, bằng nhiều lần đi ra rồi lại đi vào mà tiếng vỗ tay không nhỏ đi sau khi chơi một tác phẩm bất hủ của Liszt".
Món tiền giải thưởng gặt hái được, Trung dành tặng mua cho chị gái một chiếc điện thoại di động. Ba cậu phàn nàn rằng "cứ để ba mua". Ai dè, Trung phản đối: "Ðây là tiền của con, quà của con!".
Ngày 22/2/2009, Nguyễn Việt Trung sẽ cùng các tài năng âm nhạc cổ điển trẻ gốc Việt đang học tập và sinh sống ở châu Âu, châu Úc biểu diễn tại Nhà hát lớn Thủ đô. Cậu bé sinh ra ở Hà tâm sự: "Mặc dù từ nhỏ em đã sống ở Ba Lan nhưng thần tượng của em chính là chú Ðặng Thái Sơn". (Tuổi Trẻ, 5/2)
“Tôi, Nojoud, 10 tuổi, đã ly dị”
Noujoud Ali |
Noujoud kể rằng cô cũng thường xuyên bị chồng đánh đập và ép “quan hệ” – tức là trái với cam kết của cuộc hôn nhân. Nữ luật sư Shada Nasser đã giúp em nộp đơn xin ly hôn, lúc ấy mọi chuyện mới vỡ lẽ. Sau đó, tạp chí thời trang và sắc đẹp nổi tiếng dành cho phụ nữ Glamour đã quyết định bình chọn Nujoud Ali và luật sư của cô bé vào danh sách "Những người phụ nữ của năm" vì hành động dám vượt qua những hành động hủ tục của bộ lạc, giành quyền tự do cho mình.
Sau khi li dị chồng, Noujoud đã hoàn thành cuốn sách về những trải nghiệm của cuộc hôn nhân kinh hoàng.
Khi đi thăm Pantin, một vùng ngoại ô Paris, Nojoud đã nói: “Giờ em muốn trở lại trường học để trở thành một luật sư và giúp đỡ những cô bé khác có hoàn cảnh giống mình.” (Aframily, 3/2)
Cưới nơi cửa Phật
Lễ cưới Thanh Sơn và Hồng Ánh |
Khác với phương Tây, các cặp uyên ương thường đến thánh đường để thành hôn, còn đây, cặp trai tài gái sắc làm lễ chính thức nên vợ nên chồng tại chùa Hoằng Pháp, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP HCM.
Diễn viên Hồng Ánh - nữ diễn viên chính xuất sắc LHP Dubai với “Trăng nơi đáy giếng” (đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn) - cho biết, đám cưới diễn ra giản dị và ấm cúng, không đãi tiệc ở nhà hàng, khách sạn mà chỉ mời cơm thân mật trong gia đình. Ngày cưới cũng do cô dâu chú rể tự chọn. (VnExpress, 3/2)
Thủ tướng bế nữ phát ngôn viên
Thủ tướng Ferenc Gyurcsany (Ảnh: daylife.com) |
Thủ tướng Gyurcsany khi đó cũng suýt bị ngã, nhưng đã nhanh chóng lấy lại được bình tĩnh và bế nữ phát ngôn viên rời bục phát biểu. (Netlife, 5/2)
Một hành động ga lăng hiếm hoi trong thế giới chính trị, nhằm đúng dịp trước 14/2!
No comments:
Post a Comment