Sunday, August 31, 2008

Happydent White

Đi dạo một mình cảm giác thật thoải mái, mọi thứ trở nên yên tĩnh hơn sau khi mình đã làm bia cho mọi người bắn tỉa, cười nói liên tục cả hai tiếng. Có lẽ do mình trầm và ít nói, nên sẽ là điểm bắn lý tưởng cho bà con chăng…mình cũng không biết.

Vẫn những con đường thân quen với những cảnh vật ít thay đổi, cuộc sống xung quanh dường như trở nên nhộn nhịp hơn khi mùa giáng sinh đang đến. Giáng sinh năm nay mình vẫn chưa có kế hoạch gì cụ thể…có thể là Nha Trang hay Cambodia…nhưng chắc chắn sẽ không nhiều ngày như năm ngoái khi mà một mình lang thang tận Hà Nội và Sapa cho đến năm mới. Thời gian trôi qua lẹ thật, vẫn nhớ như in ngày chạy ra sân bay với những cảm giác khó tả, những ngây ngô của người lần đầu tiên được nhìn thành phố từ trên không.

Không biết tự bao giờ mình thích đi dạo một mình vào buổi tối khoảng 10h, lúc này Sài Gòn trở nên mát mẻ và không khí dễ chịu giúp cho tâm hồn mình nhẹ nhàng hơn. Vừa chạy ngang công viên trước mặt nhà thờ Đức Bà thì mình thấy cô bé bán hoa và Happydent White (chewing gum).

Mình quen em nhỏ này qua một người bạn lúc ngồi uống nước ở Hàn Thuyên (ngồi ngay công viên 30/4, gần dinh Thống Nhất). Mỗi lần ra ngoài đó, mình đều mua cho em và em cũng thật dễ thương. Nhớ có lần em ấy muốn tặng mình hai Happydent White vì có người trả 20 nghìn cho 2 vỉ trong khi giá chỉ 5000/vỉ.

Mình dừng xe lại để gặp em vì mình nghĩ là em bán không hết nên phải ở lại đến tận hơn 10h tối như vậy. Mình mua hết 5 vỉ Happydent White còn lại của em nhưng cuối cùng thì em vẫn không được về…rồi mình cũng có dịp được gặp một cô bé khác lớn hơn vài tuổi và tự nhận mình là chị của cô bé nhưng suy nghĩ và cách nói đã bị môi trường xung quanh làm cho thay đổi…rồi mình cũng được biết có một người hai bé gọi là bác ngồi ở ngay trước bưu điện thành phố để đưa tiền thối và đưa thêm Happydent White để bán…rồi mình cũng được biết hai em chỉ được về sau 11h30 tối khi công viên trở nên vắng vẻ…

Dù cho em nhỏ nói với mình là về nhà buồn lắm, không có gì chơi cả…dù cho em thích bán hơn thích ở nhà vì được tiếp xúc nhiều người, được nhìn đường phố nhưng mình cũng có cảm giác bất lực khi mình không thể giúp em được về sớm hơn để nghỉ ngơi hoặc học hành gì đó. Mình cũng chẳng biết em ấy có được đi học hay không mặc dù em nói trường em ở 38 Tú Xương (Christina Noble Children's Foundation - www.cncf.org).

Đôi khi ông trời thật bất công với người này hay người khác khi rõ ràng họ xứng đáng để có được một cuộc sống tốt hơn. Mình nhìn thấy bao nhiêu người quì lạy Chúa ngay tại công viên lúc đó nhưng liệu Chúa có phù hộ cho tất cả khi mà chỉ có 2 đứa bé nhưng ngày ngày phải đi vòng quanh ở đấy.

Em có biết không? Em đang là một cô bé dễ thương và em đừng để môi trường và cuộc sống xung quanh làm em thay đổí. Anh mong em sẽ có một tương lai tốt hơn sau này.

Friday, August 29, 2008

Nếu chỉ một mình, tôi không thể trở thành anh hùng

Hôm qua 28.8, GS-TS. Phạm Gia Khải, cánh chim đầu đàn của chuyên ngành tim mạch Việt Nam hiện nay, vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lao động. Phóng viên báo SGTT đã có cuộc trò chuyện với ông về cuộc hành trình suốt mấy chục năm qua vì nhịp đập của trái tim người bệnh

GS-TS. Phạm Gia Khải

Danh hiệu Anh hùng lao động mang vinh quang cho cá nhân tôi nhưng một mình tôi không thể làm nên điều đó. Công lao rất lớn thuộc về những người thầy, đồng nghiệp, học trò của tôi và cả những người bệnh, họ là những người giúp tôi có được niềm vinh dự lớn lao này.

Ông tin tưởng học trò đến mức từng trao cả tính mạng của mình cho họ?

Năm 2006 tôi bị đau thắt ngực, phải chỉ định đặt stent để nong mạch vành. Khi đó có nhiều bạn bè ở nước ngoài đề nghị tôi sang đó để họ điều trị nhưng tôi từ chối. Hàng nghìn ca đặt stent nong mạch vành đã thực hiện thành công ở viện Tim mạch bởi những người học trò của tôi thì cớ sao tôi phải sang nước ngoài điều trị. Nói tin tưởng thôi thì chưa đủ mà thật sự tôi rất tự hào về họ.

Bởi vì ông là người khởi đầu “cuộc cách mạng bệnh tim mạch ở Việt Nam” với kỹ thuật siêu âm tim và tim mạch can thiệp, còn những người học trò đang phát triển nhanh chóng những kỹ thuật này?

Tháng giêng năm 1973, lần đầu tiên tôi ra nước ngoài với vai trò của một bác sĩ, nơi tôi đến là Hungary. Đề tài tôi theo học ở họ là chuyên về mạch máu nhưng kỹ thuật siêu âm tim của họ đã cuốn hút tôi một cách kỳ lạ. Tôi đã cố gắng học hỏi kỹ thuật này bằng tất cả say mê và khát vọng, sẽ mang về bằng được kỹ thuật này phục vụ người bệnh. Bởi đây sẽ là khởi nguồn cho sự thay đổi có tính cách mạng của chuyên ngành tim mạch Việt Nam, có chẩn đoán đúng mới điều trị đúng. Đầu những năm 1990, tim mạch can thiệp trên thế giới đã bắt đầu phát triển và chiếm một vị trí quan trọng trong điều trị các bệnh lý tim mạch như hẹp, hở van tim, tắc nghẽn động mạch vành, v.v. Nhưng đây là một lĩnh vực khó, không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn cả sự khéo léo, nhạy cảm trong thao tác. Tôi rất mừng vì đã chọn đúng người để gửi gắm mong mỏi của mình, họ như những cây để phát triển thành rừng. Chỉ trong vòng hơn 10 năm, từ năm 1997, tim mạch can thiệp Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, cứu sống hàng nghìn người bệnh tim mạch hiểm nghèo và đang là một trong những kỹ thuật cao y tế thành công nhất ở Việt Nam.

Điều gì khiến ông đang thật sự trăn trở ở các bác sĩ hiện nay?

Điều tôi vẫn thấy tiếc là trình độ ngoại ngữ của bác sĩ Việt Nam còn rất kém. Trình độ ngoại ngữ phải thông thạo ở tất cả mọi người, nếu cả khoa, cả bệnh viện chỉ có một mình mình biết thì không phải tự hào mà nên khóc. Không có ngoại ngữ ta không thể giao lưu học hỏi các đồng nghiệp nước ngoài trực tiếp và gián tiếp và như thế cố gắng đến mấy cũng vẫn chậm chạp, lạc hậu. Muốn trở thành một bác sĩ giỏi phải có lâm sàng vững vàng, ngoại ngữ giỏi và khai thác tốt công nghệ tin học.

Xét trong vị trí của người học trò thì những người thầy đã ảnh hưởng đến ông như thế nào?

Tôi may mắn được GS Đặng Văn Chung dành nhiều tình cảm và tâm huyết truyền nghề, tôi học được ở thầy không chỉ kiến thức mà còn nhân cách của một người thầy thuốc, thầy giáo, người làm khoa học. Nhưng người cho tôi phương pháp tư duy khoa học biện chứng trong công việc và cuộc sống lại chính là thầy giáo dạy triết Thẩm Trọng Tào. Thầy nói muốn đi đến được mục tiêu của mình phải xác định trong mọi vấn đề đâu là mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu, xác định đúng mới giải quyết đúng và đi đến đích. Siêu âm tim đối với tôi chính là tìm ra mâu thuẫn chủ yếu để thay đổi cơ bản điều trị các bệnh lý tim mạch.

Vậy còn trong gia đình thì sao, cha mẹ đã cho ông triết lý gì trong cuộc sống?

Bố tôi là người trí thức đi theo cách mạng, sắt son với lý tưởng, ông là người truyền cho tôi ý chí với cuộc sống, không khuất phục trước khó khăn và luôn phải có tấm lòng trung thực. Nhà tôi có tám anh chị em, bố đi kháng chiến một mình mẹ phải bươn chải nuôi anh chị em tôi ăn học, tôi được học hành đến nơi đến chốn là nhờ mẹ, một phụ nữ Hà Nội cổ điển, gia giáo. Đối với bà điều quan trọng nhất gửi gắm ở các con là làm việc gì cũng để lại chữ “Đức”, tôi bước vào đời với những tình yêu thương vô bờ bến ấy.

Có khiêm tốn quá không khi ông nói rằng luôn học hỏi ở tất cả mọi người, kể cả người bệnh?

Bởi vì “không có ai tẻ nhạt ở trên đời, mỗi số phận chứa một điều cao cả”. Tôi là thầy của nhiều bác sĩ nhưng tôi có dạy họ được tất cả đâu, bản thân họ có rất nhiều điều mà tôi phải học tập. Người bệnh làm tôi ấn tượng và học được từ ông ấy rất nhiều là một người dân lao động bình thường ở Bát Đàn (Hà Nội). Lúc đó tôi mới ra trường, 24 tuổi, GS Đặng Văn Chung bảo tôi chẩn đoán một người bệnh động kinh nhưng béo kinh khủng, hỏi ra mới biết là mỗi khi sắp lên cơn thì ông ấy ăn rất nhiều bánh ngọt. Thầy Chung gợi ý ông này có “vấn đề” về tuỵ. Không có phương tiện siêu âm, xét nghiệm gì hết, chỉ với khả năng lâm sàng tôi chẩn đoán đây là một bệnh nhân u tuỵ tạng, kết luận của tôi được GS Chung và mọi người ủng hộ. Từ kết quả này, bệnh nhân được GS Tôn Thất Tùng phẫu thuật và khỏi bệnh. Tiếp xúc với người bệnh ít học và rất nghèo này tôi thấy ông ấy thú vị vô cùng, không phải là kiến thức bác học uyên thâm cao siêu mà là thái độ rất đúng mực trong cư xử với mọi người và kiến thức cuộc sống sâu rộng, cái gì ông ấy làm cũng rất khéo. Tôi “ngộ” ra rằng bằng cấp không phải thứ quyết định để trở thành một con người đàng hoàng trong đời, nó chỉ là một kênh tham khảo.

Điều gì khiến ông ở tuổi bảy mươi mà vẫn như “thời thanh niên sôi nổi”?

Thời gian làm tóc tôi bạc trắng nhưng không thể “lão hoá” khát vọng và cảm xúc trong tôi. Tuổi tác chỉ là những con số, còn tình yêu cuộc sống mới là mãi mãi.

Có bao giờ công việc làm ông buồn?

Không, những khó khăn càng làm cho tôi có ý chí và cũng là cơ hội cho mình phát triển. Tôi chỉ buồn khi những người thân yêu ruột thịt gặp điều không hay mà tôi bất lực, lúc đó tôi thực sự buồn.

Trên bảy mươi tuổi ông mới về hưu có đặc biệt quá không? Có điều gì làm ông cảm thấy tiếc nuối khi những chuyên gia như ông về hưu?

Trường hợp của tôi đúng là một ngoại lệ ở Việt Nam nhưng đối với nước ngoài thì điều đó rất bình thường. Thời gian làm việc hằng ngày của tôi sau nghỉ hưu không có gì thay đổi, khi nào tim tôi còn đập thì tôi vẫn còn muốn cống hiến. Tôi có một ông bạn ở Mỹ đã 86 tuổi nhưng vẫn làm bình thường, đó là một chuyên gia phẫu thuật lồng ngực. Tôi đồng ý những người có tuổi cần nghỉ công việc quản lý nhưng nên để cho họ phát huy tiếp khả năng chuyên môn của mình. Những chuyên gia ở nước ta không nhiều nhưng khi nghỉ hưu họ không được trọng dụng khả năng nữa, đó là sự lãng phí chất xám. Nhiều người đi làm phòng khám tư nhân nhưng đó chỉ là cách giải khuây tuổi già. Họ không thể phát huy khả năng khoa học ở phòng khám tư nhân được, vì tư nhân đặt lợi nhuận là mục tiêu cao nhất, chỉ có bệnh viện nhà nước mới có được tiêu chí “người bệnh là trung tâm”.

Hà Anh (thực hiện)

Friday, August 8, 2008

08/08/08

If today were the last day of my life, would I want to do?

To understand that two people can look at the same thing and see it differently

To know that a rich person is not the one who has the most but is the one who needs the least

To think that life always gives me options to make decision; I cannot go back and get a new choice but I can start today and make a new result

To dream as if today is just a beginning and to live today as it was my last