Sunday, November 23, 2008

Có một "tội ác" giữa lòng Hà Nội?

Thế mà ngay tại thành phố lớn, nơi hiện đại nhất và những tưởng con người phải văn minh nhất, văn hoá nhất ấy vậy mà những cảnh tượng phản văn hoá vẫn tồn tại ngang nhiên, thậm chí được nhiều người tán thưởng. Ngay tại hai địa điểm văn hoá của Thủ đô là Bách Thảo nằm trên con đường Hoàng Hoa Thám và công viên Lê Nin trên đường Lê Duẩn – nơi có rất nhiều trẻ em vui chơi - những cảnh tượng hãi hùng vẫn diễn ra mỗi ngày: Người ta vặt trụi lông của những con chim sẻ, những con chim ngói mới được đánh bẫy ngay khi chúng còn sống và treo chúng lại thành xâu để bán cho người qua đường.

Những con chim bị vặt trụi lông vũ ngay khi còn sống


Anh đồng nghiệp cùng cơ quan kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện: Con gái gái anh đang học tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ nước ngoài tại Việt Nam. Thầy giáo đưa ra một chủ đề để thảo luận: Có hay không nên tồn tại sở thú trong thành phố ? Cả lớp được chia thành hai nhóm và bảo vệ quan điểm của nhóm mình. Kết thúc buổi thảo luận, nhóm phản đối sự tồn tại của sở thú, phản đối việc những con thú bị nhốt trong chuồng sắt đến chết dần, chết mòn đã giành điểm cao hơn khi thay thế sở thú bằng mô hình khu sinh thái như nhiều quốc gia đã làm, đưa những con vật đến gần với thiên nhiên hơn. Ngay cả trong bài học, những loài động vật cũng được bảo vệ một cách mạnh mẽ.


Trần trụi và co ro trên vỉa hè

Ở Việt Nam, nhiều ông lão, bà lão nông dân nghèo đã tình nguyện bỏ những lợi ích cá nhân của mình để bảo vệ những khu vườn xanh ngắt, nơi những đàn chim, đàn cò có nơi cư ngụ và sinh sôi nảy nở. Những ông lão, bà lão ấy không được trải qua những giờ học đầy ý nghĩa như con gái của anh bạn đồng nghiệp của tôi, nhưng họ vẫn đầy lòng nhân bản và trắc ẩn với những loài động vật.

Anh bạn tôi than phiền: Thế mà ngay tại thành phố lớn, nơi hiện đại nhất và những tưởng con người phải văn minh nhất, văn hoá nhất ấy vậy mà những cảnh tượng phản văn hoá vẫn tồn tại ngang nhiên, thậm chí được nhiều người tán thưởng. Hàng ngày, chúng ta vẫn bắt gặp “những chiếc xe chở xác chết” phóng trên những con đường đầy bụi của thành phố. Đó là những con lợn trắng hếu bị mổ phanh chiếc bụng đỏ lòm những máu. Đó là những con chó thui nhe hàm răng trắng nhởn nằm hai bên vệ đường mà chúng ta có thể nhìn thấy bất cứ nơi nào. Và ngay tại hai địa điểm văn hoá của Thủ đô là Bách Thảo nằm trên con đường Hoàng Hoa Thám và công viên Lê Nin trên đường Lê Duẩn – nơi có rất nhiều trẻ em vui chơi - những cảnh tượng hãi hùng vẫn diễn ra mỗi ngày: Người ta vặt trụi lông của những con chim sẻ, những con chim ngói mới được đánh bẫy ngay khi chúng còn sống và treo chúng lại thành xâu để bán cho người qua đường.

Người bán rõ ràng chẳng cần biết đến những con chim tội nghiệp bị vặt trụi lông co ro trong một chiều gió. Người mua cũng chỉ nghĩ tới bữa cháo ăn khuya béo ngậy cho chồng, cho con của mình. Những đứa trẻ con đi qua có thể hoảng hốt, có thể sợ hãi, thương cảm khi lần đầu tiên thấy những cảnh đó. Nhưng rồi chúng dần quen đi bởi cha mẹ chúng dạy cho chúng thấy rằng những con chim ấy sẽ trở thành những món ăn ngon, bổ. Và những lần sau, chúng sẽ thích thú khi nhìn thấy những con chim trần truồng với ánh mắt khiếp hãi. Những đứa trẻ không còn biết xúc động trước những cảnh tượng hãi hùng ấy nữa. Và lớn lên, chúng sẽ trở thành những người đàn ông xách súng săn đi lùng bắn những con chim trên những vòm cây xanh của thành phố. Sự lạnh lùng, vô tình của mầm ác trong tâm hồn trẻ thơ lớn dần lên như thế.

Chúng tôi không muốn đưa ra một bài học đạo đức hay muốn lên lớp ai. Chúng tôi chỉ muốn mời quý độc giả cùng theo dõi câu chuyện chúng tôi ghi lại được trong một chiều cuối thu đầy gió tại đường Hoàng Hoa Thám - đối diện Bách Thảo:



Con chim khốn khổ không biết mình sắp bị giết...



... Và cả đôi chim ưng quý này cũng bị trói gô lại và được
bày bán công khai
Đôi gà lôi ...



Người vặt trụi lông những con chim sẻ, chim ngói, trói gô những
con gà gô, chim ưng có thể là một gã tóc vàng với khuôn mặt lạnh lùng thế này...


... Cũng có thể là một người phụ nữ, hoặc một đứa trẻ như thế này



Còn người mua có thể là một công chức cưỡi trên những chiếc xe đẹp đẽ...


...Hay một sinh viên...
Nhưng tất cả đều hả hê khi nướng sống những con chim vừa vị vặt trụi lông ngay trên đường phố


Và sung sướng khi nhắm rượu với món chim nướng - con chim mới bị vặt trụi lông,
nướng sống mấy phút trước đó


Và cả những con gà gô cũng không tránh khỏi số phận tương tự như những con chim sẻ, chim ngói.

Ở các nước phương Tây, người ta vẫn ăn thịt. Đương nhiên, tiêu chuẩn của họ cao hơn chúng ta vì thịt nhập từ Úc, Mỹ khi chưa tính thuế cao hơn rất nhiều giá thịt trong nước (và tất nhiên là ngon hơn - tất cả những người đã thưởng thức đều công nhận thế). Có một hãng chế biến xúc xích muốn chứng minh mình sử dụng thịt tươi nên đã in hình con bò bị chọc tiết lên bao bì sản phẩm của họ. Ngay lập tức, đã dấy lên phong trào tẩy chay sản phẩm của hãng đó. Vì chiêu marketing này, hãng thực phẩm ấy đã bị phá sản. Đó là chuyện ở phương Tây. Còn khi chúng tôi hỏi anh bán hàng: Tại sao không làm thịt rồi mới đem bán ? Anh trả lời: Vì khách hàng muốn nhìn thấy nó tươi sống - đó là lý do những người bán hàng ở đây vặt lông sống những con chim.

Câu chuyện về những con chim bị vặt trụi lông, bị thiêu sống ngay chốn công cộng giữa một thành phố văn minh, hiện đại, một thành phố được mệnh danh là thành phố hòa bình, hay lớn hơn là câu chuyện về văn hoá của những con người sống trong thành phố văn minh ấy mang lại suy nghĩ gì cho quý vị ? Chúng tôi rất mong chờ những phản hồi của tất cả quý vị độc giả của Vietimes.


Nhóm PV Vietimes (thực hiện)

Friday, November 21, 2008

No More

MELWICSM

Monday, November 17, 2008

God Bless America !


God Bless America !

( Thượng nghị sỹ Barack Obama đã có diễn văn tuyên bố chiến thắng trước các ủng hộ viên vào đêm 4/11/2008 )


Nếu có ai đó vẫn đôi chút hoài nghi, không tin nước Mỹ là xứ sở của những điều không thể, không tin giấc mơ của lớp cha anh lập quốc vẫn tồn tại trong nước Mỹ thời nay, hay vẫn nghi ngờ về sức mạnh của nền dân chủ Mỹ, thì câu trả lời dành cho quý vị chính là đêm nay.

Câu trả lời là những hàng người kéo dài quanh các trường học, quanh các nhà thờ mà đất nước này chưa từng thấy.

Người dân đợi tới ba, bốn giờ đồng hồ, trong đó nhiều người lần đầu trong đời, vì tiếng nói của họ sẽ tạo ra thay đổi.

Câu trả lời là những lớp người trẻ, người già, người giàu, người khó; người theo đảng Dân chủ, đảng Cộng hòa; người da đen, da trắng, người nói tiếng Tây Ban Nha, người châu Á, người gốc da đỏ, người đồng tính, người dị tính, người tàn tật, người lành lặn - là những công dân Mỹ đã gửi thông điệp ra cho cả thế giới rằng chúng ta không chỉ là một tập hợp các cá thể, hay tập hợp các tiểu bang Cộng hòa hoặc Dân chủ: Chúng ta đã và sẽ mãi mãi là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Người ta đã nghe quá lâu nay rằng cần phải căm ghét người khác, phải sợ hãi và ngờ vực vào điều chúng ta có thể giành được nhưng nay họ dám tìm lời giải đáp bằng cách đặt tay lên bánh xe lịch sử và lái nó về hướng hy vọng, cho một ngày mai tốt đẹp hơn.

Đã mất thật nhiều thời gian để có được thời điểm này. Nhưng đêm nay, vì tất cả những gì chúng ta đã làm trong cuộc bầu cử, và đúng là thời khắc này, Thay Đổi đã đến với nước Mỹ.

Đồng hành

Lúc chiều tối nay, tôi nhận được lời chúc mừng đặc biệt cảm động qua điện thoại từ Thượng nghị sĩ McCain.

Ông McCain đã có một cuộc vận động tranh cử lâu dài và mạnh mẽ. Ông cũng đã chiến đấu hết sức và bền bỉ hơn cho Tổ quốc yêu quý của chúng ta. Ông cũng đã từng đau đớn vì nước Mỹ ở mức độ mà đa số chúng ta không thể tưởng tượng nổi.

Những thành quả mà chúng ta được hưởng ngày hôm nay là nhờ sự hy sinh, cống hiến, của nhà lãnh đạo quả cảm và quên mình vì đất nước.

Tôi đã chúc mừng ông McCain, tôi cũng chúc mừng Thống đốc Palin về tất cả những gì họ đạt được. Tôi sẽ hợp tác với họ để làm mới lại cam kết về đất nước trong những tháng tới.

Tôi cũng muốn cảm ơn người bạn đồng hành của tôi, người đã vận động cùng tôi với cả trái tim và lên tiếng vì những người mà ông cùng trưởng thành trên đường phố Scranton và cùng đi trên tuyến xe lửa hàng ngày về nhà ở Delaware: phó tổng thống đắc cử của nước Mỹ, Joe Biden.

Tôi cũng không thể đứng ở đây tối nay nếu không có sự ủng hộ không mệt mỏi của người tạo mái ấm cho gia đình tôi từ 16 năm qua, tình yêu của đời tôi và Tân Đệ nhất Phu nhân của nước Mỹ, Michelle Obama.

Hai con Sasha và Malia, bố yêu hai con hơn cả mức các con có thể nghĩ tới, và hai con xứng đáng được một con cún nhỏ vào ở cùng chúng ta trong Tòa Bạch Ốc.

Và dù bà không còn nữa, tôi biết bà ngoại đang chứng kiến giờ phút này, cùng cả gia đình đã sinh ra tôi và giúp tôi nên người. Tôi không bao giờ quên bà và cha mẹ vì biết rằng món nợ này không bao giờ có thể trả nổi.

Với chị Maya, với chị Auma, và tất cả các anh chị em khác của tôi – xin vô cùng cảm ơn mọi người đã hỗ trợ và ủng hộ.

Cảm ơn người phụ trách cuộc tranh cử David Plouffe, vị anh hùng thầm lặng, người đã tạo dựng ra cuộc vận động chính trị tuyệt vời nhất trong lịch sử Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Cảm ơn David Axelrod, cố vấn chiến lược, người bạn đồng hành với tôi trên từng đoạn đường, cảm ơn nhóm vận động tranh cử tuyệt vời nhất trong lịch sử chính trị – các bạn đã tạo ra kỳ tích, và tôi vô cùng biết ơn vì sự hy sinh, lòng tận tụy cho mục tiêu chung.

Chiến thắng của người dân

Nhưng trước hết, tôi sẽ không bao giờ quên chiến thắng này là của ai - đó là chiến thắng của các bạn.

Thực ra từ đầu tôi không phải là ứng viên khả dĩ nhất cho chức vụ này. Cuộc vận động tranh cử khởi sự với rất ít tiền bạc và sự ủng hộ từ các nhân vật danh tiếng.

Cuộc vận động này không được tính toán từ các văn phòng tại Washington mà từ sân nhà ở Des Moines, phòng khách ở Concord và cổng vào nhà ở Charleston.

Chiến dịch này có được là nhờ những người dân phải lục lọi trong túi, lấy những đồng 5 đôla, 10 đôla và 20 đôla quyên góp cho cuộc vận động.

Nó cũng lớn lên, mạnh mẽ lên từ những thanh niên dám bác bỏ tín điều của một thế hệ thờ ơ; những người phải để gia đình đằng sau để đi kiếm việc nơi xa, những công việc đem lại đồng tiền nhỏ bé và kéo ngắn lại các giấc ngủ.

Nó lớn lên từ chính những người không còn trẻ nhưng đi trong giá buốt và nắng gió đến gõ cửa những người xa lạ nhưng thân thiện. Từ hàng triệu người Mỹ tự nguyện tổ chức lại và chứng minh rằng sau hai thế kỷ, chính quyền của dân, do dần và vì nhân dân vẫn còn đó, không bị xóa khỏi mặt đất.

Đây là thắng lợi của các bạn.

Nhiệm vụ trước mắt

Tôi biết các bạn tham gia chỉ để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này và không làm điều này chỉ vì tôi.

Các bạn vào cuộc vì hiểu rằng nhiệm vụ trước mắt vô cùng lớn.

Ngay cả khi đang ăn mừng tối nay, chúng ta biết các thách thức mà ngày mai sẽ đem lại là lớn nhất trong cuộc đời chúng ta - hai cuộc chiến, một hành tinh đang bị hủy hoại, khủng hoảng tài chính tàn khốc nhất trong cả một thế kỷ.

Ngay cả khi đang ăn mừng tối nay, chúng ta biết các thách thức mà ngày mai sẽ đem lại là lớn nhất trong cuộc đời chúng ta - hai cuộc chiến, một hành tinh đang bị hủy hoại, khủng hoảng tài chính tàn khốc nhất trong cả một thế kỷ.

Ngay cả khi chúng ta đứng ở đây, chúng ta biết có những người Mỹ dũng cảm đang chong đêm trên sa mạc Iraq, trên các rặng núi của Afghanistan, dấn thân vào chốn rủi ro vì chúng ta.

Có những người mẹ, người cha đêm không ngủ, sau khi con cái đã yên giấc vì băn khoăn về tiền vay mua nhà, vì tiền chữa bệnh, hay khoản tiết kiệm để con vào đại học.

Có một luồng sinh khí mới cần nắm bắt, những chỗ làm mới cần tạo ra, những trường học mới cần xây, những đe dọa phải giải quyết và những đồng minh cần vun đắp.

Thay đổi dân tộc

Con đường trước mắt sẽ rất dài. Ngọn núi ta trèo rất dốc.

Chúng ta có thể không đến được điểm cần đến trong một năm, thậm chí trong một nhiệm kỳ nhưng nước Mỹ yêu quý của tôi ơi, tôi chưa bao giờ nhiều hy vọng hơn hôm nay rằng chúng ta sẽ tới đích.

Tôi xin hứa với Tổ quốc: cả dân tộc sẽ đến đích.

Sẽ có sự thoái lui, sẽ có những bước lầm lỡ. Sẽ có cả nhiều người sẽ không đồng ý với mọi quyết định hoạch chính sách tôi đưa ra ở cương vị tổng thống.

Chúng ta cũng biết chính phủ không giải quyết được mọi chuyện. Nhưng tôi sẽ luôn thành thật với tất cả các bạn về các thách thức đối với của chúng ta. Tôi sẽ lắng nghe các bạn, đặc biệt là khi chúng ta bất đồng.

Trên hết và trước hết, tôi sẽ đề nghị các bạn tham gia công việc gây dựng lại nước Mỹ bằng cách duy nhất và đầu tiên từ 221 năm qua trong lịch sử Hoa Kỳ. Đó là cách tái thiết từng ngôi nhà, từng viên gạch bằng từng bàn tay nối nhau.

Một đất nước, một dân tộc

Những gì bắt đầu 21 tháng trước giữa một mùa đông lạnh giá không thể thay đổi trong chỉ một tối mùa thu hôm nay.

Chỉ riêng chiến thắng này chưa phải là Thay Đổi chúng ta thấy. Đây mới là cơ hội cho chúng ta thay đổi. Nhưng không điều gì xảy ra nếu chúng ta trở lại con đường cũ và Thay Đổi không thể có nếu thiếu các bạn, thiếu tinh thần phụng sự và dấn thân.

Hãy huy động tinh thần ái quốc, tinh thần phục vụ và trách nhiệm để mỗi người trong chúng ta vào cuộc, làm việc hết sức và chăm lo không chỉ bản thân mà cả những người xung quanh.

Hãy nhớ rằng nếu cuộc khủng hoảng tài chính này dạy cho chúng ta bài học gì thì đó là chúng ta không thể có một thị trường tài chính (Wall Street) năng động khi người dân bình thường (Main Street) chịu thiệt thòi. Đất nước và nhân dân Hoa Kỳ hoặc sẽ vươn lên, hoặc sụp đổ đều với tư cách một quốc gia, tất cả cùng nhau.

Chúng ta hãy cưỡng lại thói bè phái và sự thiếu chín chắn vốn đã đầu độc nền chính trị nước ta quá lâu. Hãy nhớ rằng chính người từ tiểu bang này là người đầu tiên cầm cờ của đảng Cộng hòa vào Tòa Bạch Ốc. Đảng được xây dựng từ những giá trị tự do, tự chủ và đoàn kết quốc gia.

Đây chính là những giá trị tất cả chúng ta cũng chia sẻ và dù đảng Dân chủ thắng lớn đêm nay, chúng ta khiêm tốn và quyết tâm hàn gắn sự chia rẽ vốn đã kìm chân nước Mỹ.

Như Lincoln nói với một dân tộc chia rẽ còn hơn bây giờ: "Chúng ta không phải là kẻ thù mà là bè bạn, người ta dù có thể ngăn cản tình cảm nhưng không thể cắt đứt sợi dây yêu thương."

Với những người Mỹ mà tôi còn cần phải giành sự ủng hộ, tôi có thể đã không có được lá phiếu nhưng tôi nghe thấy tiếng nói của các bạn và tôi cần các bạn giúp, và tôi sẽ là tổng thống của cả các bạn.

Vị trí của nước Mỹ trong toàn cầu

Với những người đang theo dõi sự kiện đêm nay, từ các nghị viện, lâu đài ở nước ngoài hay chỉ nghe qua radio từ những ngõ xóm bị lãng quên trên thế giới, câu chuyện ở đây tuy chỉ là về nước Mỹ nhưng chúng ta cùng chung một số phận, và bình minh đã ló rạng với sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.

Với những kẻ muốn phá hủy thế giới - chúng ta sẽ đánh bại chúng. Những ai yêu chuộng hòa bình và an ninh thì chúng tôi sẽ đứng bên các bạn.

Với những người đang tự hỏi là ngọn hải đăng Hoa Kỳ liệu có còn cháy không thì đêm nay, một lần nữa chúng tôi chứng tỏ cho các vị thấy rằng quyền lực thực sự của nước Mỹ không phải đến từ vũ khí, tiền bạc mà từ sức mạnh dài lâu của lý tưởng dân chủ, tự do, cơ hội và niềm hy vọng.

Với những người đang tự hỏi là ngọn hải đăng Hoa Kỳ liệu có còn cháy không thì đêm nay, một lần nữa chúng tôi chứng tỏ cho các vị thấy rằng quyền lực thực sự của nước Mỹ không phải đến từ vũ khí, tiền bạc mà từ sức mạnh dài lâu của lý tưởng dân chủ, tự do, cơ hội và niềm hy vọng.

Bí quyết của nước Mỹ là nước Mỹ luôn có thể thay đổi. Chúng ta có thể hoàn thiện thêm liên hệ của mình. Những gì chúng ta đạt được đem lại hy vọng về điều có thể đạt được cho ngày mai.

Lịch sử đấu tranh

Cuộc bầu cử này có nhiều câu chuyện mới mẻ sẽ còn được kể cho các thế hệ mai sau. Nhưng câu chuyện mà tôi ghi lại trong tim tối nay là về một người phụ nữ cử tri tại Atlanta. Bà cũng giống như hàng triệu người đã xếp hàng bỏ phiếu để tiếng nói của họ được lắng nghe.

Nhưng có một điều khác: Ann Nixon Cooper năm nay đã 106 tuổi.

Bà Cooper ra đời vào thế hệ đầu tiên sau chế độ nô lệ, khi mà xe hơi chưa chạy trên đường, phi cơ chưa bay lên bầu trời. Đó là khi bà chưa được phép đi bầu vì hai lý do - bà vừa là phụ nữ, vừa là người da đen.

Đêm nay, tôi nghĩ về tất cả những gì bà trải nghiệm trong cuộc đời hơn một thế kỷ ở nước Mỹ, về nỗi đau nhói con tim và niềm hy vọng, về cuộc đấu tranh và sự tiến bộ, về những lần người ta nói rằng chúng ta không có quyền làm gì đó, và về những người kiên trì thúc đẩy Niềm tin vào nước Mỹ: Đúng, chúng ta luôn có thể thành công.

Đúng, chúng ta có thể thành công!

Vào thời phụ nữ còn bị buộc phải im lặng, và hy vọng của họ bị xóa tan, bà đã sống để mà thấy họ có thể đứng lên giành quyền bỏ phiếu. Đúng thế, chúng ta luôn có thể thành công.

Khi niềm tuyệt vọng lan ra và nỗi trầm uất bao phủ đất nước, bà đã chứng kiến một dân tộc chiến thắng nỗi sợ hãi với Chính sách Kinh tế Xã hội Mới, việc làm mới và một niềm tin về mục tiêu chung. Đúng thế, chúng ta luôn có thể thành công.

Khi bom rơi xuống Trân Châu Cảng và nền độc tài đe dọa nhân loại, bà đã có mặt để chứng kiến cả một thế hệ đứng dậy, trở thành vĩ đại, và nền dân chủ được bảo vệ. Đúng thế, chúng ta luôn có thể thành công.

Bà đã có mặt ở đó, ở Montgomery, ở Birmingham, và ở Selma khi vị mục sư từ Atlanta nói với mọi người rằng: "Chúng ta sẽ thắng cuộc ". Đúng thế, chúng ta luôn có thể thành công.

Con người đã đặt chân lên Mặt Trăng, Tường Berlin đã sụp đổ, một thế giới đã liên kết lại bằng khoa học và trí tưởng tượng, và năm nay bà đã chạm tay vào màn hình của máy bỏ phiếu. Vì sau 106 năm sống ở Mỹ bà đã qua tất cả thời điểm đen tối nhất, những giờ phút tươi sáng nhất của đất nước, bà hiểu rằng Hoa Kỳ có thể thay đổi. Đúng thế, chúng ta luôn có thể thành công.

Đây là thời điểm của chúng ta

Hỡi Nước Mỹ, chúng ta đã đi một chặng đường xa. Nhiều điều đã xảy ra. Nhưng còn rất nhiều điều phải làm. Đêm nay, chúng ta tự hỏi rằng nếu con cháu chúng ta có sống đến thế kỷ tiếp sau, sống lâu như Ann Nixon Cooper, thì chúng sẽ chứng kiến những thay đổi gì? Những tiến bộ gì sẽ được nhân loại tạo ra?

Đây là cơ hội để chúng ta đáp lại thách thức đó. Đây là thời khắc của chúng ta.

Đây là lúc để mọi người trở về với công việc và mở cửa đón chào cơ hội cho con cháu chúng ta, để phục hồi sự thịnh vượng và cổ vũ cho hòa bình, để giành lại Giấc mơ Mỹ và xác tín sự thật cao nhất rằng chừng nào còn sống chúng ta còn hy vọng.

Dù bị chỉ trích, nhạo báng, nghi ngờ, dù bị người ta nói rằng chúng ta bất lực, chúng ta sẽ đáp lời bằng chính tín điều Mỹ: Đúng thế, chúng ta luôn có thể thành công.

Xin cảm ơn các bạn. Thượng Đế ban phước cho các bạn, và hãy để Thượng Đế ban phước cho nước Mỹ ! God bless America !


Barrack Obama

Sunday, November 16, 2008

14/11/08

Thêm một lần,"Phát ngôn & Hành động ấn tượng trong tuần" bàn đến hai từ "trách nhiệm". Có lẽ, đã đến lúc, trái bóng "trách nhiệm" phải có đích đến, không thể mãi chạy rông không áo không quần qua lại trước bao người...



4 bị cáo Nhật khai báo về hối lộ ông Huỳnh Ngọc Sĩ

Nhật báo Yomiuri của Nhật đưa tin hôm 12/11: Bốn bị cáo gồm cựu chủ tịch Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) Masayoshi Taga, 62 tuổi; cựu giám đốc điều hành PCI Kunio Takasu, 65 tuổi; cựu giám đốc PCI Haruo Sakashita, 62 tuổi; cựu trưởng văn phòng đại diện PCI tại Hà Nội Tsuneo Sakano, 59 tuổi và chính Công ty PCI đã thừa nhận trước tòa hành vi đưa hối lộ cho một quan chức TP.HCM để được ưu đãi trong các hợp đồng tư vấn của PCI giai đoạn 2001-2003.

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ đang phát biểu.

Thật dễ hiểu khi vụ hối lộ này tạo nên làn sóng âm ỉ trong dư luận trong và ngoài nước nhiều ngày qua, khi đối tượng bị khai là ông Huỳnh Ngọc Sĩ, giám đốc ban quản lý dự án TP, đã nhận số tiền hối lộ tổng cộng 2,6 triệu USD, tương đương 10% giá trị hợp đồng. Ông Sĩ hiện là phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM, giám đốc ban quản lý dự án đại lộ đông - tây và môi trường nước TP.HCM.

Trước thông tin này, ông Trương Văn Lắm - người phát ngôn của UBND TP.HCM - cho biết UBND TP chưa thể có ý kiến gì xung quanh diễn biến mới này, vụ việc đã được trung ương giao cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an xác minh và đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Cũng theo Tuổi Trẻ (13/11), một vị lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng Bộ Công an (C37) cho biết cơ quan điều tra mới chỉ nắm tình hình và tiếp cận một số tài liệu, hồ sơ liên quan đến dự án đại lộ đông - tây chứ chưa làm việc với ông Huỳnh Ngọc Sĩ. Trả lời câu hỏi sau khi bốn quan chức PCI khai trước tòa án Nhật đưa hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, động thái sắp tới của cơ quan điều tra là gì, ông này cho biết phải chờ ý kiến chỉ đạo ở trên.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nêu ý kiến về "vụ PCI" tại Quốc hội, khi đăng đàn phát biểu trong phiên chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Khi báo chí Nhật Bản loan tin việc đưa và nhận hối lộ có liên quan đến một cán bộ của Việt Nam, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao liên hệ với bạn, chủ động yêu cầu chuyển hồ sơ cho chúng ta quản lý, xử lý, không thể để công dân VN để cơ quan tư pháp nước khác xử lý.

Bạn một thời gian dài mới gửi "gọi là" hồ sơ, nhưng hồ sơ chưa đủ cơ sở pháp lý. CP đã yêu cầu cơ quan điều tra tiếp nhận xử lý, làm rõ, làm rõ tới đâu sẽ xử lý tới đó theo pháp luật Việt Nam. Chúng ta cùng với Nhật Bản cũng lập UB phối hợp đấu tranh ngăn chặn và xử lý tham nhũng liên quan đối với dự án ODA" (VietNamNet, 13/11)

Chất vấn Quốc hội - Nóng bỏng truy trách nhiệm là... xong!

Bộ trưởng Cao Đức Phát (Ảnh: Thanh Sơn)

"Đã truy, phải truy đến căn nguyên", có thể nói đó là tóm lược bao quát về 3 ngày chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII.

Các đại biểu đã "truy" thẳng, hỏi thẳng nên một số Bộ trưởng đã có giải đáp rõ ràng; tuy nhiên, "rất ít bộ trưởng trả lời sắc sảo" và vẫn còn đó những phản hồi quanh co, lảng tránh, xin "dĩ hòa vi quý", khiến có lúc hội trường trở nên rôm rả, các đại biểu xì xầm hoặc đôi khi cười ồ trước những liên tưởng ngộ nghĩnh như "Câu chuyện về an toàn thực phẩm là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, chưa biết hồi kết đến bao giờ" của Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu.

Xin ghi lại một số phát biểu, giải trình ấn tượng của một số thành viên Chính phủ:

"Trách nhiệm về dự báo sai thuộc về cá nhân tôi - bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tôi chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Quốc hội về vấn đề này và xin nhận mọi hình thức kỷ luật của Quốc hội theo luật pháp" - Bộ trưởng Cao Đức Phát.

"Chúng tôi với địa phương không có đùn đẩy gì cả, trách nhiệm quyền hạn của Bộ chỉ có quyền xử phạt về vi phạm hành chính, còn việc dừng các khâu sản xuất của nhà máy như thế nào thì đây là trách nhiệm của chính quyền địa phương" - Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên nói về trách nhiệm trong vụ Vedan.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

"Cá nhân tôi và Bộ Công thương cũng có một phần trách nhiệm trong tham mưu với Chính phủ về điều hành chính sách xuất khẩu gạo" - Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng.

"Đúng là các tập đoàn, Tổng Công ty có mặt này, mặt khác phải điều chỉnh; nhưng về cơ bản, hoạt động có hiệu quả, tăng doanh thu, lợi nhuận, chỉ vài tổng công ty thua lỗ" - Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh.

"Đúng là chất lượng đào tạo ĐH, CĐ ngoài công lập không như công bố" - Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân.

"Đến nay dư nợ cho vay bất động sản là 115.000 tỷ đồng" - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Nguyễn Văn Giàu.

"Liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, từ trang trại đến mâm cơm thì Bộ Y tế chỉ quản phần trên bàn ăn" - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu.

Riêng ngày 13/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dành cả buổi sáng để trả lời các đại biểu. Trước câu hỏi của đại biểu Dương Trung Quốc: "Nếu bộ trưởng phụ trách các ngành khác nhau đã nhận trách nhiệm, vậy khi nhạc công có lỗi, nhạc trưởng có nhận trách nhiệm không?", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thẳng thắn thừa nhận trách nhiệm của mình.

"Trong Chính phủ thì Thủ tướng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm lãnh đạo hoạt động của các thành viên Chính phủ. Các thành viên Chính phủ làm tốt, Thủ tướng cũng có phần trong đó, các thành viên làm chưa được, Thủ tướng có phần trách nhiệm. Thái độ của Chính phủ là nhìn thẳng vào tồn tại, yếu kém, khuyết điểm, phân tích rõ nó để khắc phục, sửa chữa, làm tốt hơn để phục vụ cho dân, cho nước, cho xã hội tốt hơn" (Tiền Phong, 12/11, Sài Gòn Tiếp Thị - 12/11, Pháp luật VN - 13/11, VietNamNet - 13/11).

"Lẽ ra tôi nên dùng từ ngữ khác"

Ông Toshizo Ido - tỉnh trưởng tỉnh Hyogo. (Ảnh: IISD)

"Nếu có một trận động đất lớn ở khu vực Kanto (miền đông Nhật), Tokyo sẽ gánh chịu thiệt hại lớn. Đây sẽ là một cơ hội, và chúng ta nên tận dụng cơ hội đó", ông Toshizo Ido, Tỉnh trưởng tỉnh Hyogo, nơi từng có 6.400 người thiệt mạng trong một trận động đất mạnh 7,3 độ richter vào năm 1995, đã phát biểu như trên tại một cuộc họp của các tỉnh trưởng miền tây Nhật hôm 11/11.

Lời nói hớ "khủng khiếp" ấy của ông Ido đã bị phản ứng dữ dội. Sau đó tỉnh trưởng đã từng sang thăm VN này giải thích mình chỉ muốn đề cập đến sự tập trung hoạt động kinh tế tại Tokyo, nơi chiếm khoảng 1/10 dân số Nhật, và rằng những nơi khác cần sẵn sàng để đối phó khi một trận động đất xảy ra ở thủ đô.

"Lẽ ra tôi nên dùng một từ khác", ông Ido "biết thân biết phận". Trước ông, ở Nhật đã có nhiều quan chức nói "hớ", phát ngôn "gây sốc" và có người đã tự nguyện từ chức chỉ vì "vạ miệng". (VietNamNet, 12/11)

"Hà Nội lụt vì quy hoạch bỏ qua tính toán về hệ thống hạ tầng"

KTS Ngô Trung Hải

Theo KTS. Ngô Trung Hải, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch - Kiến trúc (Bộ Xây dựng), trận lụt lịch sử vừa qua tại Hà Nội "là bài học đắt giá cho cái gọi là quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị".

"Hầu hết đồ án quy hoạch của Hà Nội đều được phê duyệt chỉ trên cơ sở bản vẽ quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông mà bỏ qua những tính toán về hệ thống hạ tầng", ông Hải "tiết lộ". (Thanh Niên, 10/11)

"Có lẽ tôi sẽ vui lòng sống trọn cuộc đời mình trong thế kỷ "của tôi"..."

"Người ta thường nói: thế kỷ 20 là thế kỷ Mỹ, thế kỷ 21 là thế kỷ châu Á. Tôi thường bảo những người bạn châu Á của mình chuyện về thế kỷ của tôi, thế kỷ của bạn...

Trong thế kỷ "của tôi", dân số trên hành tinh này tăng từ 1 tỷ lên hơn 6 tỷ, tổng sản phẩm quốc nội tăng khoảng 6 lần. Trong thế kỷ của các bạn, liệu bình quân tổng sản phẩm quốc nội trên mỗi đầu người có tăng gấp 6 - nghĩa là kết hợp hai thế kỷ lại, liệu tác động của hoạt động kinh tế của con người trên toàn cầu sẽ tăng nhiều hơn 36 lần?!

Dựa trên các chỉ số hiện tại, có lẽ tôi sẽ vui lòng sống trọn cuộc đời mình trong thế kỷ "của tôi" chứ không phải thế kỷ "của bạn", nếu xét dưới góc độ "thịnh vượng một cách tương đối".

Ông Peter Goldmark (Giám đốc Chương trình Khí hậu và Khí quyển, Quỹ Bảo vệ Môi trường Toàn cầu) nói về sức ép năng lượng và khí hậu không chỉ châu Á mà cả thế giới đang phải đối mặt cho mục đích tăng trưởng.

Cũng trên Sinh viên VN (12/11), nếu thế giới hiện nay có châu lục thứ 7, thì đó là châu lục... rác! Hiện có một "lục địa" mới xuất hiện giữa Thái Bình Dương, được hình thành từ các loại nhựa phế thải của con người và trải rọng trên một diện tích bằng 1/3 châu Âu, có chỗ dày đến 30m.

Người Maldives chuẩn bị bỏ... đất nước?

TT Mohammed Nasheed (Ảnh: daylife.com)

Tân Tổng thống dân cử đầu tiên của Maldives là Mohammed Nasheed vừa khiến cộng đồng quốc tế bất ngờ với một kế hoạch chưa từng có trong lịch sử: Khoảng 380.000 cư dân của đảo quốc này sẽ phải từ bỏ đất nước của mình để di cư tới một vùng đất mới.

Lý do, theo vị Tổng thống "hay lo" này là biến đổi khí hậu khiến mực nước biển dâng cao đang đe dọa nhấn chìm quốc đảo Maldives, cũng là một trong 10 nước nhỏ nhất thế giới.

Theo các chuyên gia khí hậu của LHQ, mực nước biển trên toàn thế giới sẽ dâng cao thêm từ 0,25 đến 0,58m trong thế kỷ 21. Như vậy, vào cuối thế kỷ này, phần lớn lãnh thổ Maldives sẽ bị ngập chìm trong biển nước... Vậy thì người dân Maldives có thể đi đâu, về đâu?!

"Một mình chúng rôi không thể làm gì để ngăn chặn biến đổi khí hậu..., chính vì vậy chúng tôi phải đề phòng trường hợp xấu nhất và tìm cách mua đất ở đâu đó trên thế giới", Tổng thống vẫn được mệnh danh là "Nelsson Mandela của châu Á" nói. (Thể thao & Văn hóa, 13/11)

"Đi đầu giảm giá để kéo các mặt hàng khác giảm theo"

Ông Dương Tiến Thự

Giá xăng trong nước đã tiếp tục giảm 1.000 đồng/ lít khi giá dầu thế giới tiếp tục xuống thấp, kéo theo đó, nhiều hãng taxi, vận tải bắt dầu rục rịch giảm giá.

Trong khi nhiều hãng taxi khác có giảm giá nhưng giảm kiểu "nhỏ giọt" cho có khoảng 500 đồng, chưa thực sự vì khách hàng thì riêng HTX Vận tải 27/7 quận Gò Vấp (TPHCM) giảm giá tới 2.500 mỗi cây số, tức koảng 22% (từ 12.000 đồng/km xuống 9.500 đồng/km).

Phó chủ tịch hiệp hội taxi TPHCM Dương Tiến Thự, giải thích: "Giá dầu thế giới giảm mạnh và có chiều hướng giảm tiếp trong thời gian tới. Do đó, ngành vận tài ôtô đi đầu trong việc giảm giá để kéo các mặt hàng khác giảm theo". (Pháp luật TPHCM, 12/11)

"Cần biết... bi quan"

Nhà văn Nguyên Ngọc

"Tôi nói rằng tôi bi quan bởi vì, như ta đang thấy đấy, qua một ví dụ "so sánh lực lượng" giữa văn hóa và sử thi Mơ Nông với bô xít Đắc Nông, tiếng nói của văn hóa quả thật vẫn rất yếu trước tiếng nói của kinh tế.

Tôi cho rằng phải có cái nhìn bi quan như vậy, để mà biết và khẳng định rằng vấn đề đang hết sức nghiêm trọng. Chúng ta đang đứng trước nguy cơ mất những gì tuyệt đối không còn tìm lại được nữa, cũng không "phục dựng" được nữa. Chẳng hạn có thể phục dựng những ngôi nhà rông, một ngôi chùa cổ... nhưng làm sao có thể "phục dựng" được con người! Cần biết bi quan".

Nhà văn hóa Nguyên Ngọc nói về việc bảo tồn những báu vật nhân văn sống VN, tức con người gắn với di sản. (Thể thao & Văn hóa cuối tuần, 7/11)

"Tôi biết, mình có lợi thế mặc kín vẫn... sexy, đó là cái trời cho"

Ca sĩ Trà My (Ảnh: Samuel Huang)

Ca sĩ Trà My không ngại ngần thổ lộ điều ấy trước khi làm một việc chưa từng có ca sĩ trong nước nào làm được là thực hiện tour lưu diễn qua 4 thành phố lớn của Mỹ trong tháng 11, 12 tới là San Jose, Orange County, Dalas và truyền hình trực tiếp từ Houston trên kênh Hồn Việt.

Dù có bệ đỡ "bạo vì tiền" (trong đó có nhạc sĩ Hà Dũng, chủ của một hãng hàng không tư nhân mới sắp "tăng tốc" là Indochine Airlines) đi nữa thì cũng khó có ai tin tour diễn kia đơn thuần dành cho Trà My và hơn thế là liệu cô gái của cuộc thi Vietnam Idol năm ngoái có đủ sức hút với khán giả để bay vòng sang Mỹ biểu diễn!

Ngoài tuyên bố "tôi mặc kín vẫn... sexy", Trà My nói tiếp: "Tôi quan niệm, phụ nữ càng để người ta suy luận càng sexy, và đó là sự sexy chất lượng. Còn “phơi” hết ra ngoài, để người ta biết hết rồi thì không còn sexy nữa, hay nói cách khác, đó là sự sexy không chất lượng.

Tương tự, phụ nữ nói nhiều cũng không hay. Phụ nữ nói nhiều giống như... không mặc quần áo và... đi ngoài đường vậy. Nói ít, giống mặc kín, nhưng hợp lí, vẫn sexy. Sexy theo nghĩa thuần túy, người ta nói đến hình thể được phô bày. Nhưng nếu cứ phô bày ra hết thì cảm xúc không bền vững, dần dần chữ sexy sẽ biến tướng".
(Tạp chí Đẹp, tháng 11)

Với một "mớ" "triết lý" của Trà My về sự sexy, cũng hơi băn khoăn, đó là lời của cô hay còn là lời của người phỏng vấn "chêm" vào hoặc của người quản lý ca sĩ? Nhưng dù sao, thêm Trà My, để thấy rằng đang có một xu hướng ở ta hiện nay là cứ hở ra là người mẫu, diễn viên, ca sĩ và cả nữ văn sĩ lại lên báo tuyên bố chuyện... hở hang và sex!

Thursday, November 13, 2008

How to Fix a Flat

How to Fix a Flat

By THOMAS L. FRIEDMAN
Published: November 11, 2008

Last September, I was in a hotel room watching CNBC early one morning. They were interviewing Bob Nardelli, the C.E.O. of Chrysler, and he was explaining why the auto industry, at that time, needed $25 billion in loan guarantees. It wasn’t a bailout, he said. It was a way to enable the car companies to retool for innovation. I could not help but shout back at the TV screen: “We have to subsidize Detroit so that it will innovate? What business were you people in other than innovation?” If we give you another $25 billion, will you also do accounting?

How could these companies be so bad for so long? Clearly the combination of a very un-innovative business culture, visionless management and overly generous labor contracts explains a lot of it. It led to a situation whereby General Motors could make money only by selling big, gas-guzzling S.U.V.’s and trucks. Therefore, instead of focusing on making money by innovating around fuel efficiency, productivity and design, G.M. threw way too much energy into lobbying and maneuvering to protect its gas guzzlers.

This included striking special deals with Congress that allowed the Detroit automakers to count the mileage of gas guzzlers as being more than they really were — provided they made some cars flex-fuel capable for ethanol. It included special offers of $1.99-a-gallon gasoline for a year to any customer who purchased a gas guzzler. And it included endless lobbying to block Congress from raising the miles-per-gallon requirements. The result was an industry that became brain dead.

Nothing typified this more than statements like those of Bob Lutz, G.M.’s vice chairman. He has been quoted as saying that hybrids like the Toyota Prius “make no economic sense.” And, in February, D Magazine of Dallas quoted him as saying that global warming “is a total crock of [expletive].”

These are the guys taxpayers are being asked to bail out.

And please, spare me the alligator tears about G.M.’s health care costs. Sure, they are outrageous. “But then why did G.M. refuse to lift a finger to support a national health care program when Hillary Clinton was pushing for it?” asks Dan Becker, a top environmental lobbyist.

Not every automaker is at death’s door. Look at this article that ran two weeks ago on autochannel.com: “ALLISTON, Ontario, Canada — Honda of Canada Mfg. officially opened its newest investment in Canada — a state-of-the art $154 million engine plant. The new facility will produce 200,000 fuel-efficient four-cylinder engines annually for Civic production in response to growing North American demand for vehicles that provide excellent fuel economy.”

The blame for this travesty not only belongs to the auto executives, but must be shared equally with the entire Michigan delegation in the House and Senate, virtually all of whom, year after year, voted however the Detroit automakers and unions instructed them to vote. That shielded General Motors, Ford and Chrysler from environmental concerns, mileage concerns and the full impact of global competition that could have forced Detroit to adapt long ago.

Indeed, if and when they do have to bury Detroit, I hope that all the current and past representatives and senators from Michigan have to serve as pallbearers. And no one has earned the “honor” of chief pallbearer more than the Michigan Representative John Dingell, the chairman of the House Energy and Commerce Committee who is more responsible for protecting Detroit to death than any single legislator.

O.K., now that I have all that off my chest, what do we do? I am as terrified as anyone of the domino effect on industry and workers if G.M. were to collapse. But if we are going to use taxpayer money to rescue Detroit, then it should be done along the lines proposed in The Wall Street Journal on Monday by Paul Ingrassia, a former Detroit bureau chief for that paper.

“In return for any direct government aid,” he wrote, “the board and the management [of G.M.] should go. Shareholders should lose their paltry remaining equity. And a government-appointed receiver — someone hard-nosed and nonpolitical — should have broad power to revamp G.M. with a viable business plan and return it to a private operation as soon as possible. That will mean tearing up existing contracts with unions, dealers and suppliers, closing some operations and selling others and downsizing the company ... Giving G.M. a blank check — which the company and the United Auto Workers union badly want, and which Washington will be tempted to grant — would be an enormous mistake.”

I would add other conditions: Any car company that gets taxpayer money must demonstrate a plan for transforming every vehicle in its fleet to a hybrid-electric engine with flex-fuel capability, so its entire fleet can also run on next generation cellulosic ethanol.

Lastly, somebody ought to call Steve Jobs, who doesn’t need to be bribed to do innovation, and ask him if he’d like to do national service and run a car company for a year. I’d bet it wouldn’t take him much longer than that to come up with the G.M. iCar.

Sunday, November 9, 2008

07/11/08

Sự cố ngập lụt ở Hà Nội cũng khiến "Phát ngôn & Hành động ấn tượng" tuần này... "ngập lụt" theo với nhiều nhân vật, phát biểu, sự kiện đáng quan tâm...



Tín hiệu Obama


Với khẩu hiệu "Chúng ta tin vào sự đổi thay" (Change - we believe in), Thượng nghị sĩ bang Illinois Barack Obama đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 4/11 đã kéo theo hàng loạt tín hiệu tích cực của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở nhiều nơi trên thế giới.

Thị trường chứng khoán có một ngày khởi sắc sau khi kết quả bầu cử công bố. Đa số dân chúng và nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới bày tỏ sự tin tưởng vào người từ tháng 01/2009 sẽ chèo lái con tàu nước Mỹ.

Obama và gia đình trong ngày chiến thắng

Hãy xem hai phát biểu về một sự kiện thổng thống da màu Obama đắc cử với những màu sắc ngôn ngữ khác nhau.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng: “Chúng tôi xin chân thành chúc mừng ông Barack Obama đã được bầu chọn làm tổng thống mới của Mỹ. Trong những năm vừa qua, nhờ nỗ lực chung của lãnh đạo và nhân dân hai nước, quan hệ Việt - Mỹ đã có những phát triển tích cực trên con đường xây dựng quan hệ đối tác mang tính xây dựng, hữu nghị và hợp tác hai bên cùng có lợi trong nhiều lĩnh vực trên cơ sở những thỏa thuận chung giữa hai nước.

Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng trong thời gian sắp tới, quan hệ hữu nghị tốt đẹp và hợp tác Việt - Mỹ sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới”.


Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy: “Với một thế giới chìm trong rối loạn và hoài nghi thì người Mỹ, vốn tin tưởng vào những giá trị bấy lâu nay định hình nên bản sắc Mỹ, đã thể hiện lòng tin của họ trong giai đoạn hiện tại và tương lai.

Vào thời điểm mà chúng ta phải cùng nhau đối mặt với những thách thức to lớn, cuộc bầu cử của các bạn đã tiếp thêm hi vọng to tát cho Pháp, châu Âu và hơn thế nữa”.
(Tuổi Trẻ, 6/11)

“Lụt” phát ngôn khi Hà Nội ngập lụt

Không hẹn mà gặp, có rất nhiều phát ngôn đáng chú ý xoay quanh sự kiện Hà Nội bị ngập lụt tuần qua.

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị

- “Dân còn ỷ lại Nhà nước” – đó là nhận định dễ gây "sốc” của Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị hơn một ngay sau trận mưa “bom tấn” bắt đầu giáng xuống Hà Nội khiến Thủ đô thành một cái hồ lớn, bao người dân phải sống trong cảnh khổ sở.

Nguyên văn câu nói là: “Kinh nghiệm tốt nhất vẫn là huy động chính sức dân và huy động tại chỗ. Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm”. (VietNamNet, 2/11).

Tuy nhiên, ngay sau đó, cũng trên VietNamNet ngày 5/11, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã chân thành giãi bày: "Tôi thực sự rất lấy làm tiếc và muốn chân thành xin lỗi bạn đọc, xin lỗi mọi người về những lời gây nên sự bức xúc và bị phê phán.

Tôi đã nói lên sự lo lắng, bức xúc của mình vào lúc người dân cũng đang vô cùng bức xúc. Tuy nhiên, tôi tin rằng mỗi người sẽ được mọi người nhận xét, đánh giá thông qua cả việc làm và lời nói, và nhất là việc làm trên thực tế. Tôi nói điều này vừa để xin lỗi, vừa để nói lên niềm tin nơi mọi người".

Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu

- Tại Hội nghị triển khai phòng chống dịch bệnh khẩn cấp do hậu quả bão lụt vào sáng 6/11, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu nhấn mạnh: “Nếu dịch bệnh xảy ra, phải phát hiện và khoanh vùng được ngay từ ca đầu tiên. Nơi nào kiểm soát dịch chặt chẽ, tức là đã lập công; còn để khi có dịch lan rộng, tức là có tội".

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Triệu bị Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân “nhắc nhở” vì Bộ Y tế ban hành quy định 33 và 34 “ngực lép” không được lái xe bị dư luận phản đối, sau phải rút lại. (VTV News, 3, 6/11)

- Vừa qua “đại hồng thủy” thì tin vỡ đê ở Hà Đông lan rộng. Hóa ra đó chỉ là tin đồn thất thiệt, không có căn cứ nhưng đã đủ khiến một bộ phận dân cư nháo nhác. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, tin đồn vỡ đê lan truyền ngày 4/11 xuất phát từ sơ suất đánh máy trong công văn của lãnh đạo UBND Hà Đông.

Đoạn văn bản nguyên văn là “các đơn vị phòng ngừa, chuẩn bị phương án sơ tán dân trước 5h chiều”. Tuy nhiên, cán bộ văn phòng đã đánh máy thiếu hai chữ “chuẩn bị”, khiến nhiều người hiểu lầm, thế là tin đồn sơ tán dân lan rộng toàn thành phố. (VnExpress, 6/11)

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo (Ảnh: VTC News)

- “Đừng hỏi tôi chi tiết quá!” – cũng là một “phát ngôn ấn tượng” nữa của quan chức, và ở đây là ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Đó là câu trả lời cho câu hỏi: “Thưa ông giai đoạn I (trị giá 100 triệu USD) của dự án thoát nước chúng ta đã triển khai được những hạng mục gì?”.

Câu hỏi tiếp: “Ông có nói, tất cả dự án thoát nước Hà Nội vay vốn nước ngoài, vậy ông đánh giá như thế nào về hiệu quả sử dụng vốn vay cho các dự án quan trọng này?”. Ông Thảo trả lời vẻn vẹn: “Hai vấn đề này không liên quan tới nhau” (VTC News, 3/11)

- Vẫn chưa hết, Phó chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi còn có so sánh vừa tạo cảm giác vui "Tôi cảm giác lãnh đạo thành phố đi thị sát thực tế nhiều hơn công nhân thoát nước" khi lãnh đạo thành phố có chỉ đạo các lực lượng khẩn trương cứu trợ dân, tìm phương tiện đi lại cho người dân đối với các khu vực đông dân cư vẫn bị ngập nặng như Tân Mai, Linh Đàm, Định Công, Nam Đồng. (VnExpress, 5/11)

Em Vân Anh và 21 người xa Hà Nội vì ngập lụt


“Chúng tôi khuyên nên ở nhà, nhưng Vân Anh vẫn nhất định đi. Cháu bảo con là cán bộ lớp, nghỉ thì cô mắng chết”, ông Nguyễn Hải, bố của em Vân Anh (học lớp 7A trường THCS Bế Văn Đàn) nhớ lại ngày mưa buồn 1/11 ở Hà Nội, khi con gái mình bị tụt chân, rơi cả người và xe đạp xuống miệng cống thoát nước mở ở hồ Nam Đồng.

Hà Nội những ngày ngập lụt

Vì khó có thể đưa xe tang vượt qua những đoạn đường lụt lội để xuống nghĩa trang Văn Điển trong những ngày qua nên phải sau 4 ngày, từ khi gia đình có sự giúp đỡ của nhiều người lặn lội tìm được xác em, gia đình Vân Anh mới có thể đưa em về nơi an nghỉ cuối cùng vào chiều ngày 6/11. (Thể thao & Văn hóa, 6/11)

Theo UBND TP Hà Nội, tính đến 5/10, trận ngập lụt đã cướp đi mạng sống của 21 người.

Để “cứu” Hà Nội và đề phòng nguy cơ lại có thêm một trận mưa lớn kéo đến Hà Nội, tỉnh Hà Nam đã tiến hành bơm nước từ sông Nhuệ vào các cánh đồng của Hà Nam. Vì thế, hoa màu của Hà Nam chìm trong nước, thiệt hại của cây vụ đông khoảng 600 tỷ đồng.

Ông Phạm Bá Tảo, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, cho biết: “Từ khi tách tỉnh đến nay là hơn chục năm, đây là lần đầu tiên Hà Nam phải bơm nước từ sông vao đồng rồi lại thoát nước từ đồng ra biển. Tuy nhiên, để cứu Hà Nội thì cán bộ và nhân dân Hà Nam không suy tính gì, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận thiệt hại, khó khăn”. (Thanh Niên, 6/11)

Mưa như Hà Nội, TP HCM ngập nặng hơn

Bà Lê Thị Xuân Lan

“Đừng để ngập nước xảy ra như ở Hà Nội rồi lúc đó ngồi trách cứ nhau”, thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, phó phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ nói về việc phải xây dựng kịch bản ngập ở TPHCM trường hợp ngập như Hà Nội.

Một trận mưa đầu tháng 8 ở TPHCM đo được 140mm, nhiều khu vực ở TPHCM đã chìm trong “biển nước”, có đoạn nước ngập hơn 5 tấc nhiều giờ liền. Trong khi đó, lượng mưa ngày 31/11 ở Hà Nội là 347mm.

Ông Trần Xuân Dũng, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển giao thông vận tải phía Nam cho biết hệ thống thoát nước của TPHCM đã lạc hậu và cần tiếp tục cải tạo, vì quy hoạch về thoát nước trước đây chỉ tính cho 2 hoặc 3 triệu dân, nay dân số đã tăng lên đến gần 10 triệu.

“Nếu TPHCM bị trận mưa lớn và ngập như ở Hà Nội thì thiệt hại càng nặng nề hơn…”, ông Dũng nói. (Tuổi Trẻ, 6/11)

“Nghệ sĩ múa cũng làm quản lý dự án”

ĐB Đỗ Mạnh Hùng

“Hiện nay kinh nghiệm và năng lực của chủ đầu tư và các ban quản lý dự án rất hạn chế, nhiều khi lúng túng dẫn đến chậm trễ. Cái này không phải do lỗi của những người trong ban quản lý dự án vì thực tế do cơ chế hiện nay nên nhiều thầy thuốc, thầy giáo, thậm chí cả nghệ sĩ múa cũng làm quản lý dự án”
, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước.

Đại biểu Đặng Như Lợi (Cà Mau) đặt câu hỏi: “Xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước đắt, chậm, chất lượng không cao, hiệu quả thấp do với ngoài nhà nước. Tại sao?”

Nhiều đại biểu khác đã trả lời thẳng một nguyên nhân chính: đó là do những cái bắt tay, móc ngoặc giữa nhà thầu với đơn vị tư vấn thiết kế để rút ruột công trình. (Tuổi Trẻ, 6/11/2008)

“Làm đường sắt cao tốc không thể dựa vào nguồn vốn trong nước”

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng

Bộ Giao thông vận tải đang xúc tiến với cơ quan tư vấn của Nhật Bản lập dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam với số vốn đầu tư dự kiến khoảng 33 tỷ USD.

Dự án này, theo Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, nếu làm thì sẽ "phân kỳ đầu tư” và có thể kéo dài hàng chục năm.

“Chúng ta vẫn phải dựa vào vốn vay ODA và vốn trong nước đối ứng. Nhưng vốn đó đầu tư cho cả một giai đoạn dài có thể tới 20 năm, vì hình thành một tuyến đường như vậy không hề đơn giản. Khi đi sâu vào từng phân kỳ đầu tư, sẽ tính toán cụ thể về kinh phí. Nhưng rõ ràng không thể dựa vào nguồn vốn trong nước; 2/3 là phải đi vay”, ông Dũng nói. (Sài Gòn Tiếp Thị, 3/11)

Xin rút dự án “ngàn sao”

Sau rất nhiều băn khoăn của các chuyên gia trong nước, phản ứng của dư luận, ông Hoàng Kiều, tổng giám đốc công ty Rass (Hoa Kỳ), chính thức xin rút ý định đầu tư thực hiện dự án xây dựng sân khấu, resort... tại Đầm Bấy - Bãi Tre để “phục vụ cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm 2010”.

Ông Hoàng Kiều

Trước đó, nhân việc tổ chức cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2010 tại Nha Trang, phía ông Hoàng Kiều xin cấp quyền sử dụng tổng cộng gần 700 ha đất đảo, mặt nước và ven bờ ở nhiều khu vực quan trọng ở danh thắng Nha Trang để đón người đẹp và xây dựng những khu “resort & spa ngàn sao”.

Ông Hoàng Kiều từng rất mau chóng công bố "siêu dự án" trên trước báo giới cùng sự xuất hiện của đương kim Hoa hậu Thế giới Trương Tử Lâm, trong khi đó đến nay, nhà đầu tư này còn chưa có hồ sơ dự án chính thức để trình tỉnh Khánh Hòa xem xét.

Dù xin rút ý định đầu tư dự án nhưng cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm 2010 vẫn diễn ra tại Nha Trang và có thể sẽ được tổ chức tại một địa điểm trong đất liền. (Tuổi Trẻ, 5/11)

“Họ bị sốc vì mức ô nhiễm tại các điểm du lịch VN”

Ông Antonio Berenguer

“Hầu hết các doanh nghiệp EU sang VN tìm hiểu thị trường, khi họ tham quan và thực tế tại nhiều nơi, họ bị sốc vì mức ô nhiễm tại các điểm du lịch của VN cao hơn họ tưởng tượng.

Các điểm du lịch lớn của VN đang tự giết mình khi hệ thống xử lý nước, rác thải lại tấn công và hủy hoại chính vẻ đẹp của mình”
, ông Antonio Berenguer, tham tán thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại VN nói trong buổi hội thảo VN sau hai năm gia nhập WTO. (Sài Gòn Tiếp Thị, 5/11)

Đang bị thương, “hiệp sĩ đường phố” vẫn bắt cướp

Anh Nguyễn Văn Minh Tiến khi bị thương (Ảnh: VTC News)

Giữa lúc đi tái khám vết thương trong lần săn cướp gần một tháng trước, ngày 4/11, anh Nguyễn Văn Minh Tiến, người từng bắt hơn 300 vụ cướp, lại rượt đuổi và tóm gọn một tên giật điện thoại.

Hai tên cướp là Lưu Ngọc Tân, 17 tuổi và Huỳnh Hạo Nhiên, 16 tuổi, đều ngụ phường Phú Thạnh, quận Tân Phú. Đây là hai trong số những kẻ “góp phần” khiến du khách hay người dân Sài gòn luôn phải cảnh giác với tình trạng có thể bị giật điện thoại bất cứ lúc nào trên đường phố.

Riêng “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Minh Tiến, anh gặp tai nạn, đập mặt xuống đường trong lúc rượt đuổi kể cướp. Anh Tiến phải phẫu thuật nâng xương hàm và gò má, hiện đã ra viện nhưng vẫn trong quá trình điều trị.

“Vượt đèn đỏ, có khi thành… ăn cướp”

TS. Nguyễn Ngọc Điện

“Người thực hiện một quyền không phải của mình bị xã hội coi là người xấu. Về mặt pháp lý, vượt ngã tư khi đèn đỏ không chỉ được xác định là hành vi không tôn trọng luật lệ giao thông; đó còn là hành vi chiếm đoạt trái phép quyền sử dụng đèn xanh của người khác.

Về mặt đạo đức, hành vi này được phân tích thành một vụ ăn cắp (quyền của người sử dụng đèn xanh”; nếu đã vượt đèn đỏ mà còn sừng sộ, chửi bới, hành hung những người phản đối, thì thành ăn cướp”.


TS. Nguyễn Ngọc Điện (Khoa Kinh tế - Luật, ĐH QG TPHCM) đưa ra một ví dụ về cách ứng xử với tự do, quyền hạn và quy ước xã hội. (Sinh Viên VN, 5/11)

“Hợp tử là gì hả bố?...”

HS cấp 2 với hình ảnh của... người lớn

Anh Thuận có con trai học lớp 5 tại trường Lê Văn Sĩ TP HCM cho biết, vì không có nhiều thời gian để ý đến tất cả các môn học, khi nghe con hỏi anh "tá hỏa": "Làm sao tinh trùng lại chui được vào trứng? Mà hợp tử là gì hả bố?..."

Hóa ra, những cụm từ đó nằm ngay trong những bài đầu tiên sách Khoa học, như bài: "Sinh sản", Phân biệt giới tính "nam hay nữ" hay "Cơ thể chúng ta hình thành như thế nào?". Hơn thế, trong bài 4 sách này còn ghi: "Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là sự thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử".

Kèm theo những bài học này là hình ảnh minh họa quá trình thụ tinh. Trang kế bên còn có hình ảnh các bào thai và câu hỏi yêu cầu các em phân biệt đâu là bào thai 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng. (VnExpress, 5/11)

Có lẽ, Bộ GD&ĐT cần lập tổng đài “nóng” để trả lời những câu hỏi “cắc cớ” kể trên, thay vì các cháu học sinh đem về “làm khó” bố mẹ.

Tư cách người thường và tư cách nghệ sĩ

Ca sĩ Madonna (Ảnh: People)

Christopher Ciccone là em trai ca sĩ Madonna - người vừa có cuộc ly hôn đắt giá nhất trong lịch sử nước Anh với người chồng Guy Ritchie sau 7 năm chung sống. Anh từng là trợ lý, cố vấn nghệ thuật của chị gái, nay đã bị nữ danh ca “từ mặt” vì dám cho phát hành cuốn tự truyện mà Madonna cho là bất lợi với mình.

Ciccone nói về sự khác biệt lớn nhất giữa Madonna – ngôi sao và Madonna – người chị gái tuổi 50 luôn nổi loạn và phá cách, có cuộc sống luôn ở trạng thái đa cực thăng – giáng:

“Chị gái là một con người. Với tất cả những thói quen, trạng thái và những gam màu trung dung. Ngôi sao Madonna thì chỉ biết hai màu đen – trắng. Dẫu đó là Yoga, Kabbala, một album mới hay trên sân khấu…

Với tư cách nghệ sĩ, điều đó đã làm cho Madonna trở nên vĩ đại. Với tư cách con người thì nó đã làm thay đổi chị ấy. Chị không có khả năng thực hiện một quan hệ bình thường, một cuộc sống bình thường”
. (Thể thao & Văn hóa Cuối tuần 31/10)

Friday, November 7, 2008

Hất nó xuống và bước lên trên

Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: Có một người nông dân nọ có một con lừa già. Một hôm, con lừa bị rơi xuống cái giếng khô cạn và đau đớn kêu la thảm thiết. Sau khi bình tĩnh đánh giá tính hình, vì thương cho con lừa, người nông dân đã quyết định nên nhanh chóng giúp nó kết thúc sự đau đớn. Anh gọi thêm mấy người hàng xóm để cùng lấp đất chôn con lừa tội nghiệp. Lúc đầu, con lừa thêm phần kinh hoàng vì những gì người ta đang làm đối với nó. Nhưng khi từng tảng đất được hất xuống giếng liên tiếp theo nhau ập trên vai nó, một ý nghĩ chợt lóe lên: Cứ mỗi lần một tảng đất rơi đè lên vai, nó lại lắc mình cho đất rơi xuống và ngoi lên trên ! Và nó đã làm như vậy, từng chút từng chút một, với một lời thần tự nhủ và tự cổ vũ: “ Nào mình hãy hất nó xuống và bước lên trên, hất nó xuống và bước lên trên...” Mặc cho sự đau đớn ê ẩm phải chịu sau mỗi tảng đất ập xuống, mặc cho sự bi đát cùng cực của tình huống đang gánh chịu, con lừa tiếp tục chiến đấu chống lại sự hoang mang, hoảng sợ, tiếp tục theo đúng phương châm “hất nó xuống và bước lên trên”. Và không bao lâu sau, cuối cùng dù bị bầm dập và kiệt sức, con lừa già đã vui mừng đắc thắng bước lên khỏi miệng giếng. Những gì như sẽ đè bẹp và chôn sống nó, trên thực tế đã cứu sống nó. Tất cả đều nhờ vào cái cách mà con lừa đã can đảm đối diện với nghịch cảnh của mình.

Cuộc sống là như vậy đó. Nếu Ta đối mặt với các vấn đề của mình một cách tích cực và quả cảm, khước từ sự hoảng loạn, sự cay đắng và sự tự thương hại, thì những nghịch cảnh tưởng chừng có thể chôn vùi chúng ta, lại sẽ tiềm ẩn trong chính nó những phần thưởng không ngờ tới. Hất nó xuống và bước lên trên, hãy can đảm bước từng chút một ra khỏi cái giếng mà chúng ta đang gặp phải.

Wednesday, November 5, 2008

Bí thư Hà Nội: "Thiên tai thì không tính trước được"

"Kinh nghiệm tốt nhất vẫn là huy động chính sức dân và huy động tại chỗ. Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm"- Từ Mỹ Đức - Hà Nội, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị trao đổi với VietNamNet qua điện thoại chiều 2/11.

Lo cho dân không bị đói, rét

Xe từ các tỉnh về Bến xe Giáp Bát do ngập lụt nên đổ hết khách xuống đầu đường Giải Phóng. Hành khách buộc phải đi thuyền, xe kéo, xe ngựa, xe tải hoặc đi bộ... lũ lượt kéo nhau lội qua đoạn đường ngập lụt. Ảnh chụp lúc 9h sáng ngày 2/11.

Trận mưa lớn đã kéo dài từ rạng sáng 31/10 đến chiều nay. Vậy, Lãnh đạo Thành phố đã có đánh giá sơ bộ gì về thiệt hại chưa?

- Đợt mưa năm nay có lượng nước và cường độ lớn chưa từng có, lớn hơn rất nhiều so với tất cả các trận mưa trong vòng 30 năm đến 40 năm trở lại đây. Nhiều người so với trận mưa năm 1971 nhưng tôi thấy mực nước năm đó còn thấp hơn nhiều so với trận này.

Chưa kể diện mưa úng ngập rộng lớn khắp phạm vi miền Bắc chứ không chỉ riêng Hà Nội và các vùng lân cận nên khả năng nước rút sẽ rất chậm.

Về thiệt hại, tính đến hôm qua, số người chết là 17, với nhiều lý do, bị nước cuốn, bị sét đánh, điện giật...

Thiệt hại về vật chất rất lớn, bây giờ mới ước tính ở mức tương đối, có thể lên đến hàng nghìn tỷ. Nhất là với bà con khu vực nông nghiệp, nông thôn. Diện tích cây trồng gần như toàn bộ mất trắng, biến thành biển nước mênh mông hết.

Đối với bà con ở trong nội thành có nhiều thay đổi nghiêm trọng như đảo lộn sinh hoạt, ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến công việc, thiệt hại tài sản.

Dự kiến mưa lớn còn tiếp diễn trong nhiều ngày tới, thành phố đã lên những phương án gì để đối phó tiếp theo?

- Chúng tôi huy động tất cả nhân lực, các phương tiện và lực lượng. Lãnh đạo thành phố hầu như đã xuống cơ sở đi ứng cứu tại chỗ, triển khai các biện pháp phòng chống ngập lụt. Cố gắng lớn nhất là không để phát sinh tai họa từ ngập lụt.

Chẳng hạn nhiệm vụ khó khăn là cố giữ cho đê điều không bị vỡ. Sức chịu đựng của đê có hạn. Bây giờ phải dầm trong mưa suốt cả tuần, diện lại rộng.

Ngoài ra, phải phối hợp với các địa phương lân cận để tạo mối liên kết, liên hoàn cho nước tiêu thoát nhanh. Chứ nếu riêng Hà Nội thì không biết thoát nước đi đâu? Xung quanh, bốn bề nước sông đã cao hơn nước đồng, còn bơm nước đi đâu được? Phải phối hợp cùng Hà Nam, Nam Định cùng với Bộ NN&PTNT để lo điều tiết cho nước thoát thì rút mới tương đối nhanh.

Điều quan trọng là làm sao lo cho dân trong những ngày này không bị đói, bị thiếu, bị rét, bị bệnh dịch. Nếu nơi nào khó khăn phải báo cáo kịp thời và thành phố sẽ kiểm tra cụ thể. Cần lương thực thì hỗ trợ lương thực, cần thuốc men sẽ hỗ trợ thuốc men...

Đặc biệt phải chuẩn bị kế hoạch chu đáo để sau khi nước rút giúp dân khôi phục sản xuất, có lương thực, thực phẩm và đi làm trở lại.

Trong công tác quy hoạch thoát nước, trong dự báo thiên tai, thành phố đã lường hết những khó khăn này chưa?

- Đây là trận mưa không chỉ lớn mà còn rộng. Chứ nếu diện của nó hẹp thì ứng cứu còn dễ. Ở đây lại rất rộng nên không có chỗ thoát từ nơi này sang nơi kia.

Thiên tai thì không tính trước được. Chỉ dự phòng được với tần suất trung bình thôi còn với lũ đỉnh cao thế này thì không dự phòng trước được.

Anh Hùng (Thanh Trì) làm phu khuân vác, tranh thủ mấy ngày mưa lớn kéo xe ngựa chở khách, mỗi lượt cả người và xe 80.000 đồng.

"Đúng là hôm qua chưa kịp làm"

Nhưng ít nhất các phương tiện truyền thông hoặc loa đài cũng phải thông báo cho người dân diễn biến thời tiết những ngày tiếp theo hoặc thông báo cho dân biết những tuyến đường nào có thể đi lại, những tuyến nào ngập lụt để người dân có thể chủ động. Theo dõi bản tin thời tiết trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội trưa hôm qua vẫn chỉ có mấy dòng thông báo nhiệt độ từ 23 - 26 độ C, ngoài ra không có thêm thông báo gì khác?

- Sáng nay tôi đã nói với Phó Chủ tịch phụ trách giao thông là cho thông báo trên báo đài đoạn nào ngập lụt và đoạn nào còn đi được để dân biết mà tránh ra. Còn ngày hôm qua (1/11) thì đúng là chưa kịp làm.

Người dân cho rằng phản ứng của lãnh đạo thành phố còn chậm trễ, vì đã có những cái chết thương tâm xảy ra như có một em bé chết trên đường đi đến trường. Ông giải thích sao với người dân?

- Lãnh đạo đều đi chỉ đạo hết. Không ai nghỉ ngơi. Việc gì cũng phải tính đến hoàn cảnh thực tế. Có cái chậm một chút nhưng khả năng ứng phó cũng có lý do khách quan.

Bây giờ là vấn đề thiên tai, phải cùng cố gắng khắc phục. Nếu tại người thì còn phê bình kỷ luật người này người nọ, chứ còn do thiên tai thì chịu....

Sáng hôm qua (1/11), thành phố họp tổng kết vấn đề tôn giáo, chiều tôi đi ô tô kiểm tra các điểm ngập lụt trong nội thành, hôm nay đi ra ngoại thành. Từ chiều qua lãnh đạo thành phố đều đi kiểm tra hết.

Có những cái chết bất ngờ không ai lường trước. Có người do điện ẩm ướt chạm vào, có học sinh, sinh viên đi ứng cứu đồ đạc cho dân thì bản thân lại bị cuốn trôi. Đó là những sự cố rất đau lòng và đáng tiếc.

Mất điện kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và việc làm của người dân. Lãnh đạo TP có biết điều này?

- Bất khả kháng thôi. Do trạm biến thế ngập nước, đành phải khắc phục bằng cách câu nối từ khu vực khác, có nơi kéo được, nơi không. Nhưng thiên tai bắt nguồn từ chỗ lượng mưa năm nay lớn bất thường, hạ tầng đầu tư dù cố gắng nhưng chưa phải đủ khả năng đối phó với thiên tai lớn.

Dân còn ỷ lại Nhà nước

Sau thiệt hại từ trận mưa lũ này, thành phố đã rút ra những kinh nghiệm gì?

- Trận mưa lũ này là thông số để chúng tôi có căn cứ dự phòng cho các cảnh báo thiên tai trong tương lai. Lấy mốc giới này để tính các chỉ tiêu như xử lý nước, lụt, đê điều....

Kinh nghiệm tốt nhất vẫn là huy động chính sức dân và huy động tại chỗ. Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm.

Dân cũng đang tự lo tích trữ lương thực, thực phẩm, thưa ông. Nhưng thực tế là do ngập lụt nên chợ không hoạt động và các siêu thị hiện nay đã hết sạch hàng khiến những người nội trợ rất lo lắng. Liệu tình hình này có kéo dài? Thành phố giải quyết thế nào?

- Lương thực thì không đáng ngại. Chuyện mọi người đổ xô đi mua là do tâm lý đề phòng mưa kéo dài nên tạo ra lượng cầu quá lớn. Hơn nữa có lý do khách quan là rau hỏng hết, không có hàng cung cấp. Giải pháp khắc phục là phải đưa từ nơi này qua nơi kia. Nhưng vấn đề khan hiếm lương thực, thực phẩm không lớn, nhất thời chỉ mấy ngày thôi.

Trong khi chưa dự tính hết những vấn đề về thoát nước cho nội thành để đối phó với trận mưa cường độ lớn, thì diện tích Hà Nội sau sáp nhập với địa bàn rộng hơn có gây thêm khó khăn gì cho thành phố trong đối phó thiên tai không, thưa ông?

- Không khó hơn. Nguồn lực mở rộng thì khả năng hỗ trợ cho nhau còn tốt hơn. Trên thực tế là xã nào, nhà nào vẫn phải tự chủ. Thành phố mở rộng rồi thì khả năng chi viện còn lớn hơn chứ.

  • Bài và ảnh: Lê Nhung

Nữ tiến sĩ 27 tuổi muốn thay đổi kinh tế thế giới

Tiến sỹ Lê Võ Phương Mai.

Và với ý tưởng táo bạo ấy, cô đã được Bộ Giáo dục Anh cấp học bổng trị giá gần 200.000 bảng Anh (tương đương gần 6 tỷ VND) cho chương trình nghiên cứu sau tiến sỹ về các mô hình kinh tế vĩ mô.

Đó là tiến sỹ Lê Võ Phương Mai - cán bộ của trường đại học nổi tiếng Cardiff (Anh) - thành viên tổ chức nghiên cứu kinh tế của Liverpool.

Tác động lớn tới người làm chính sách

Để nghiên cứu được các mô hình kinh tế vĩ mô phải là những chuyên gia kinh tế giỏi và có nhiều năm kinh nhiệm. Với Mai thì ít nhất một trong hai yếu tố đó (ví như tuổi tác) còn thiếu. Mai đã đối mặt với trở ngại ấy như thế nào?

Nghiên cứu của tôi là dùng một thuật toán để kiểm tra các mô hình kinh tế. Nhờ đó, tôi đã chỉ ra mô hình kinh tế vĩ mô đang được áp dụng phổ biến có những điểm chưa chuẩn xác và không thể dùng riêng mô hình này để chẩn đoán nền kinh tế, cần phải có một sự thay đổi.

Tôi cũng đã chứng minh rằng nền kinh tế Mỹ không thể dùng riêng mô hình này mà phải thêm những mô phỏng khác thì mới chuẩn xác hơn.

Để có thể thực hiện được đề tài nghiên cứu này, tôi may mắn đã nhận được sự giúp đỡ lớn lao của người thầy và cũng là chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Anh.

Ông là Giáo sư, tiến sỹ Patrick Minford - người đã từng nhiều năm làm cố vấn kinh tế cho nguyên Thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher. Trong thời gian làm nghiên cứu tiến sỹ và sau đó, ông đã hỗ trợ tôi rất nhiều, nhất là những kiến thức liên quan đến thực tế.

Một mô hình kinh tế vĩ mô mới? Hình hài nó như thế nào vậy?

Tôi xây dựng mô hình mới dựa trên thuyết mô hình kinh tế hiện nay có tên là New Keynesian Model với một thuyết cũ hơn là New Classical. Thông qua các dữ liệu sẵn có, tôi đã chứng minh rằng, nền kinh tế được mô phỏng theo hai thuyết này gặp nhau sẽ thấy đúng hơn.

Khi đọc các luận thuyết của bạn, các chuyên gia kinh tế Anh chắc khó đồng tình?

Trước khi tôi làm nghiên cứu này, đã có nhiều người không đồng tình với mô hình hiện nay nhưng do họ không tìm được mô hình nào phản bác lại nên khi tôi làm thì họ cũng đồng tình. Tuy nhiên, cũng có nhiều người không đồng ý với cách lập luận của tôi.

Chuyện này cũng là bình thường vì trong kinh tế vĩ mô có rất nhiều trường phái. Song điều quan trọng là nghiên cứu của tôi có tính thực thi nên đã tác động lớn tới suy nghĩ của những người làm chính sách, nghĩa là họ đã phải nghĩ đến các mô hình khác chứ không chỉ dùng mô hình như bây giờ.

Trường hợp đầu tiên được đặc cách lên tiến sỹ

Những người trẻ tuổi thường mơ mộng mà kinh tế thuộc lĩnh vực khô khan. Con đường bạn đến với ngành này như thế nào?

Tôi yêu khoa học tự nhiên từ nhỏ. Năm 12 tuổi, tôi cùng gia đình sang Nga và học trường phổ thông chuyên lý tại đây. Tốt nghiệp phổ thông, tôi sang Anh học dự bị đại học tại trường Bellebys ở Brighton và học đại học ở trường Cardiff.

Hồi năm thứ nhất học đại học, tôi chọn ngành Tài chính - Ngân hàng, nhưng đến năm thứ hai, nhận thấy tôi có năng khiếu về kinh tế, các thầy đã khuyên tôi chuyển sang học ngành kinh tế và đó chính là dấu mốc gắn tôi với con đường nghiên cứu sau này.

Nghe nói, Mai là người đầu tiên của trường Cardiff được đặc cách học tiến sĩ?

Năm 2003, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã xin được học bổng cao học ở nhiều nơi như tại trường ĐH Oxfoxd, ĐH Cambridge, ĐH Kinh tế chính trị London… nhưng rồi tôi lại quyết định học tiếp ở trường Cardiff, nơi có người thầy đã dìu dắt tôi trong suốt những năm học đại học.

Phương Mai cùng các GS của ĐH Cardiff.

Do có kết quả học tập xuất sắc, tôi đã trở thành sinh viên đầu tiên của trường Cardiff được đặc cách học luôn tiến sĩ (vì theo quy định bắt buộc phải học qua thạc sỹ mới được làm tiến sỹ - PV). Đề tài nghiên cứu sau tiến sỹ mà tôi được nhận học bổng gần 200.000 bảng Anh cũng bắt đầu nhen nhóm trong quá trình tôi làm tiến sỹ tại trường.

Học bổng gần 200.000 bảng Anh không chỉ lớn đối với người Việt Nam mà tại Anh cũng vậy. Mai có cảm thấy vinh dự vì điều đó không?

Đây là suất học bổng do Bộ Giáo dục Anh cấp rất có uy tín, mỗi năm chương trình này chỉ cấp tối đa là 15 suất dành cho lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, do điều kiện lựa chọn rất khắt khe, nếu người xin cấp học bổng không đưa ra được chủ đề làm nghiên cứu có sức thuyết phục thì sẽ không thể xin được.

Chính vì thế, có nhiều năm số người nhận được học bổng này rất ít. Về trường hợp của tôi, theo đánh giá của cơ quan xét cấp học bổng thì chủ đề nghiên cứu này có tác động lớn tới nền kinh tế.

Hơn nữa do nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế lại bao gồm nhiều kiến thức về toán học nên tôi đựơc nhận học bổng kéo dài tới 2 năm (2008 - 2010) và số tiền đó lên đến gần 200.000 bảng Anh.

Trót mê nghiên cứu rồi

Mai có dự định gì cho công việc sắp tới của mình?

Cái mô hình mới của tôi đang làm rất khả thi và hiện tại tôi đang thực hiện đề tài mới về Bong bóng giá cả đối với các thị trường như: vàng, bất động sản, chứng khoán, vật liệu… và cách xử lý của nhà nước.

Việc nghiên cứu đề tài tiếp theo cũng là cách củng cố cho mô hình mới mà tôi đưa ra. Chẳng hạn như sự nổ bong bóng về giá nhà đất vừa qua tại Mỹ, nhiều người nói là phải ngăn chặn bong bóng này từ đầu nhưng Chính phủ Mỹ không làm được điều đó.

Và để có bài học, chúng ta cần phải chứng minh bằng mô hình vĩ mô, tôi sẽ thể hiện điều đó trong nghiên cứu của tôi.

Hiện tượng "bong bóng nổ" cũng đã từng xảy ra với nhiều thị trường hiện nay, nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nguy cơ này. Với kiến thức của mình, Mai có sự liên tưởng nào tới nền kinh tế trong nước hiện nay?

Tôi có được thông tin về nền kinh tế Việt Nam qua sách báo và internet. Theo tôi, lạm phát cao như thời gian vừa qua là do mình mở cửa quá nhanh các thị trường như chứng khoán, nhà đất… và không quản lý được.

Chính sách tiền tệ và chính sách quản lý ở Việt Nam vẫn còn có những bất cập. Để có thể giải quyết được tận gốc vấn đề, nhà nước cần quan tâm đến các chính sách luật pháp, tiếp đến là bộ máy quản lý và ngân hàng.

Một vấn đề nữa, hiện nay Việt Nam đang là một nước nhập siêu, trong khi đó một nền kinh tế bền vững cần phải phát triển nội tại, từ "trong nhà". Như nền kinh tế Trung Quốc, họ đẩy mạnh tiêu thụ và sản xuất trong nước, đó là chính sách tốt. Vì nếu nhập siêu hay xuất siêu khi ở bên ngoài có vấn đề thì sẽ bị tác động mạnh.

Đã bao giờ Mai nghĩ đến việc sẽ trở về Việt Nam đóng góp cho đất nước?

Trong thời gian tới, ít nhất là cho đến khi hoàn thành chương trình nghiên cứu, tôi sẽ vẫn vừa giảng dạy và nghiên cứu tại Cardiff. Ngoài ra, tôi cũng dành thời gian đi thuyết trình và viết bài.

Tôi cũng tranh thủ về nước hàng năm để giúp các học sinh giỏi của Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các trường học tốt của Anh, trước mắt là Cardiff và Bellerbys, nơi tôi từng học, đồng thời thực hiện kết nối hợp tác đào tạo giữa các trường ở Việt Nam và Vương quốc Anh. Nếu có cơ hội, tôi rất muốn sau này được về Việt Nam đóng góp cho đất nước.

Nhưng lĩnh vực nghiên cứu mà Mai đang theo đuổi e khó có thể tìm được một công việc phù hợp ở Việt Nam hoặc phải chấp nhận thay đổi công việc khác?

Đúng là ngành của tôi hiện giờ khó xin việc ở Việt Nam vì nó chỉ phù hợp với công việc của những người làm chính sách, còn làm ở công ty thì kiến thức của tôi sẽ không có điều kiện vận dụng.

Nhưng tôi nghĩ trong tương lai, Việt Nam cần phải có chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô và lúc đó, kiến thức của tôi có thể vận dụng đựơc. Còn phải thay đổi công việc ư? Tôi nghĩ là khó vì tôi đã trót mê nghiên cứu mất rồi.

Xin cám ơn bạn vì buổi trò chuyện này!

Lan Hương