Tuesday, December 30, 2008

Chuyện của bong bóng - Khiết Lam


Truyện ngắn: Chuyện của bong bóng
Tác giả: Khiết Lam
Nguồn: Báo Sinh Viên 2!
Người gõ: Trâu nhà.

Cái phút giây Luân thấy Khuê tay trong tay với một người con trai khác làm Luân nhớ đến lần Luân 7 tuổi, ba mua cho Luân một quả bóng bay màu xanh da trời. Quả bóng tuột tay bay khỏi Luân một lúc lâu rồi, mà Luân còn ngẩn người ra nhìn, quên mất cả việc lẽ ra nên tiếc nuối. Quả bóng của Luân như một giọt nước xanh bé nhỏ rơi thõm và hoà tan hoàn toàn vào đại dương xanh mênh mang là bầu trời trên kia.

Lúc này cũng vậy, Luân ngạc nhiên thấy mình bình tĩnh đến lạ lùng. Anh sững người ra, ngơ ngác thì đúng hơn, như vừa bị đánh thức bởi một giấc mơ nào thật lắm. Ánh mắt Khuê trìu mến lướt trên gương mặt người con trai với Luân mới gần gũi, quen thuộc làm sao. Cả cái cách cô đưa tay âu yếm sửa lại cổ áo cho người đó, Luân chỉ cần nhắm mắt cũng nói được dáng bàn tay Khuê nghiêng ra sao, môi Khuê hơi mím lại chăm chú ra sao. Định thần một lúc, Luân chậm dãi bước đến chỗ 2 người đang đứng, ánh mắt Luân nhìn Khuê thẳng và sáng, anh chỉ nói một câu duy nhất:

- Thật à Khuê?

Khuê thoáng giật mình trước sự có mặt không mong đợi của Luân. Nhìn sang người bên cạnh, cô hơi bối dối. Không biết nói gì trong hoàn cảnh này, cô hơi gật đầu, nửa thừa nhận, nửa ngại ngùng. Đó là lần cuối cùng Luân cười với Khuê. Một nụ cười rất buồn, nhưng cũng rất đẹp, đẹp nhất từ Luân mà Khuê từng bắt gặp. Khuê có cảm giác như tất cả tình yêu trong 3 năm trời Luân trút ra hết trong nụ cười này. Tự nhiên cô muốn khóc, rồi kìm lại, thấy thật vô duyên khi người tạo ra sự đổ vỡ là mình lại đi rơi nước mắt, còn nạn nhân là Luân thì lại cười. Nhìn nét mặt Luân khi cười điềm đạm và tĩnh lặng như mặt nước, Khuê biết, cô mất Luân thật rồi. Mất vĩnh viễn. Không cách chi lấy lại được.
Luân quay lưng di một lúc rồi mà Khuê còn đứng im nhìn theo, tiếc quay quắt cái dáng đi cho một tay vào túi quần rất từ tốn của anh.

Luân đứng tựa lưng vào cột đèn đường, mắt mơ màng nhìn lên trời. Luân cứ nhìn như thế, không rời mắt khỏi những ngôi sao nhấp nháy sáng trên kia như bị thôi miên. Một cơn gió lạnh thổi qua làm anh rùng mình. Hít một hơi thật dài, Luân kéo cao cổ áo, khẽ lẩm bẩm:
- Mình đang nhìn thấy ánh sáng từ những ngôi sao đã chết.
Mỉm cười yếu ớt với chính mình, anh đi bộ về nhà.
Bạn bè vừa thương, vừa bực tức, vừa không thể hiểu nổi phản ứng của Luân. Tường nói với giọng run rẩy vì giận:
- Mày đưa tao số điện thoại của Khuê, để tao hẹn nó ra gặp mặt, nói cho ra lẽ. Sao lại có cái trò tiểu nhân như thế? Mà mày nữa, hèn vừa thôi chứ, là tao thì thằng kia đã nhận vài cú đấm ra trò rồi.
Luân đặt tay lên vai bạn, nhẹ nhàng:
- Thôi mày ạ. Tao không trách hay giận gì Khuê cả. Lúc ấy Khuê đã xác nhận với tao, thế là đủ rồi.
Tường nhìn bạn, không đồng tình và pha lẫn xót xa. Luân nhìn thẳng vào mặt Tường, ánh nhìn xanh trong như bầu trời mùa hạ không gợn một chút mây, khẽ lắc đầu. Tường thở hắt ra:
- Ừ thôi thì tuỳ mày.
Luân thương bạn đến mức muốn ôm nó một cái, nhưng nghĩ việc 2 thằng con trai ôm nhau thì lại thấy buồn cười, thành ra anh chỉ nói đơn giản “Tao biết mày sẽ nói vậy mà”.

Thụy thì lại có kiểu an ủi nữ tính và đằm thắm hơn. Cô tặng Luân một cái khăn choàng cổ do chính tay mình đan, kèm theo một tấm thiếp với những lời nửa như an ủi, nửa như áy náy với sự việc xảy ra. Dù gì, Thụy cũng là bạn thân của Khuê. Luân đón nhận tất cả sự động viên, an ủi, những lời rủ đi chơi bời, ăn uống từ bạn bè bằng một thái độ chân thành, thân thiết, nhưng phản ứng của anh đối với việc Khuê quen người khác mờ nhạt đến mức mọi người bỗng cảm thấy hành động của mình trở lên thừa thãi. Những người bạn tốt, họ tự nghĩ trong đầu: “Thằng Luân trước giờ vẫn đi mây về gió như người mộng du ấy, chắc việc lần này đầu óc nó cũng chẳng rơi xuống đất là mấy”. Rồi họ thở phào, kết luận: “Vậy còn may. Nó không phải buồn hay suy nghĩ nhiều”.

Chỉ riêng Khiết là biết Luân buồn. Nhưng Khiết lại không biết Luân là ai.
Nhà cô ở đầu phố, nhà Luân ở cuối. Tối nào, Luân cũng gửi xe ở khu giữ xe ngoài đường chính rồi đi bộ về nhà. Con phố nhỏ càng khuya càng sực nức mùi hoa nhài. Nhà Khiết gần ngay cột đèn, tối tối, Khiết ngồi trên ban công, nhìn bóng người con trai đứng đổ dài dưới ánh vàng vọt của ngọn đèn đường, khói thuốc lá tỏa thành từng vệt dài trắng nhạt trên nền không gian đen sẫm, thấy anh bé nhỏ và cô độc lạ lùng.

Luân thường đứng im lặng ở đó chừng nửa tiếng đồng hồ, ngước mắt lên nhìn trời, rồi dụi tắt thuốc, đi tiếp về nhà. Khiết tự hỏi chàng trai đứng đó làm gì mà đều đặn và kiên nhẫn như thế, dù tiết trời bây giờ là đầu đông. “Hay anh ta…định quan sát địa hình vùng này để ăn trộm?” Khiết phì cười trước giả thiết của mình, nhưng vẫn không thôi thắc mắc. Sâu trong lòng, cô thấy có một sự thương hại khó giải thích mỗi lần cô nghĩ đến người con trai lạ kia. “Có lẽ anh ta nhìn lẻ loi quá”. Chàng trai đứng xoay lưng lại, và chỉ xuất hiện vào buổi chớm khuya, nên Khiết chưa một lần nhìn rõ mặt anh. Sự việc lặp đi lặp lại gần 1 tháng, nỗi tò mò ngày càng dâng cao, Khiết chợt nảy ra một ý nghĩ tinh nghịch.

Tối hôm ấy, cũng như mọi ngày, đang thong dong đi bộ về, Luân huýt sáo khe khẽ vì hương hoa nhài nồng nàn và khí trời tinh khiết làm anh khoan khoái. Anh yêu những buổi tối đi bộ một mình dưới con phố nhỏ yên tĩnh này, vả chăng, vào giờ này, mọi người đều quây quần trong nhà để tránh cái rét mướt đầu đông, càng làm khoảng không gian trở lên riêng tư một cách dễ chịu. Chợt anh dừng lại, ở phía cột đèn quen thuộc, có một vật thể lạ đang cử động, cụ thể là nó đang… bay phấp phới trong gió. Bước lại gần hơn, Luân phát hiện hóa ra “vật thể lạ” là một quả bóng bay màu xanh da trời được buộc vào cột đèn. “Hôm nay có phải ngày lễ gì đâu mà treo bong bóng, mà ai lại treo ở lưng chừng như thế”, Luân nghĩ thầm. Dù gì, cái màu xanh nao lòng của quả bóng làm anh nhớ đến sự cố với Khuê và lòng se sẽ chùng xuống. Tò mò, anh bước ngay đến để quan sát cho kĩ hơn. Luân suýt ồ lên một tiếng khi thấy buộc kèm với quả bóng là một mảnh giấy nhỏ màu xanh gấp vuông vắn. Luân rút mảng giấy ra, hứng nó dưới ánh đèn để đọc cho rõ. Nét chữ mềm mại chỉ viết một câu duy nhất: “Này anh, trên trời có gì hay lắm à?”

Luân khẽ bật cười. Anh nhìn khắp chung quanh, thấy nhà ai cũng đóng cửa, chỉ có ánh đèn hắt ra từ cửa sổ và tiếng tivi vọng ra nho nhỏ từ mấy căn hộ phía xa. Không nhìn ra là ai đã gửi mảnh giấy cho mình, Luân đoán chừng chắc người đó phải là một cô gái (vì nét chữ rất mềm mại) và trẻ (vì gọi mình là anh) ở nhà quanh đây (thế nên mới thấy Luân đứng nhìn trời, và có đủ thời gian buộc bong bóng vào cột đèn vào khoảng trời tối để mọi người khó phát hiện). Thú vị trước sự bất ngờ xinh xắn này, Luân rút bút trong túi đeo bên người ra, hí hoáy viết trả lời vào mặt sau của tờ giấy cũng chỉ một câu vỏn vẹn: “Anh nhìn ánh sáng từ những ngôi sao đã chết, cô bé ạ”. Cẩn thận buộc chặt tờ giấy vào quả bong bóng, Luân nhìn lên trời. Những ngôi sao hôm nay cũng có vẻ lấp lánh và tươi vui hơn mọi ngày. Dù gì, anh cũng đang có một quả bóng bay làm bạn ngắm sao, Luân thấy lòng nhẹ nhõm.

Tối hôm qua, Luân nhận được thư trả lời của Khiết cũng ở một quả bóng bay màu xanh khác thay cho quả cũ chắc đã hết hơi. Lần này, Khiết có tiến bộ hơn khi viết được… 2 câu: “Sao lại là những ngôi sao đã chết hả anh? Nhìn anh có vẻ buồn”.
Luân chạnh lòng. Câu đầu tiên gợi anh nhớ đến một kỉ niệm ngọt ngào với Khuê trong những tháng ngày cũ, trong khi câu thứ hai đã lâu lắm rồi chưa có ai nói với anh như thế, các bạn mặc nhiên nghĩ rằng Luân đã quên Khuê như quên một quả bóng bị vụt tay bay vào bầu trời xa tít. “Ánh sáng của một ngôi sao thuộc dải ngân hà rộng lớn trên kia phải mất hàng ngàn năm để đi từ nơi ấy đến địa cầu, và khi đến nơi rồi, thì ở xa xôi trên kia, sau khoảng thời gian dài như thế, ngôi sao ấy có lẽ đã không còn tồn tại nữa. Anh gọi đó là những ngôi sao đã chết. Và anh buồn vì điều đó, cô bé ạ”.

Khiết thở dài. Một nỗi buồn rất nhẹ lan tỏa trên gương mặt trong như nước của cô. Đây là một chàng trai rất nhiều tâm sự. Hẳn nhiên rồi, có lẽ anh ấy đang tiếc nhớ một điều tươi đẹp nào đó trong quá khứ. Chàng trai này còn làm cho thiên văn học trở lên thơ mộng và huyền ảo bằng kiểu suy tư rất ngộ nghĩnh của anh ta.
“Em không đồng ý đâu. Có những ngôi sao có tuổi thọ rất cao, có những ngôi sao lại có khoảng cách rất gần. Không phải tất cả những ngôi sao anh nhìn thấy đều đã chết. Em chỉ ngắm sao vì em yêu ánh sáng chúng mang lại thôi. Ah, mùa đông ngày càng lạnh, sao anh ăn mặc phong phanh vậy?”

Luân thấy mắt mình hơi nhòe khi đọc những dòng chữ này. 2 năm trước, khi đi cùng Khuê trên con phố nhỏ dẫn về nhà, chỉ có mặt trăng vằng vặc trên cao, yên ả đến mức nghe được tiếng thở nhẹ của Khuê thoảng qua, Luân kéo Khuê sát vào người, chỉ tay lên bầu trời sáng như dát bạc, thì thầm: “Anh yêu những ngôi sao vì ánh sáng của chúng, như anh yêu em vậy”. Gương mặt Khuê gần, thật gần, và cũng lung linh như một vì sao. Một vì sao đẹp nhất. “Ừ, em nói đúng. Đã lâu lắm rồi anh quên mất là anh yêu những ngôi sao vì ánh sáng của chúng. Anh cứ mãi suy nghĩ về việc chúng còn hay đã chết. Này em, em có nghĩ những ngôi sao khi chết rồi cũng có linh hồn không?”

Họ trò chuyện với nhau mỗi tối, và chủ đề không chỉ còn xoay quanh những ngôi sao và bầu trời nữa, mà đã có hình dáng của những quyển sách họ đọc, những điều họ thấy khi sống rất trọn, và cả những dòng cảm nhận vu vơ về một điều gì đó chưa thành hình nữa. Luân đã chú ý mặc áo ấm hơn, anh vẫn ngắm sao mỗi ngày, nhưng không hút thuốc nữa, vì Khiết bảo: “Khói thuốc của anh sẽ làm quả bóng bay của em ho sặc sụa”. anh cũng chưa từng nghĩ đến việc sẽ đi về sớm hơn, lấp vào 1 chỗ đâu đó để tìm ra cô bé thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong giấc mơ anh hằng đêm với gương mặt mờ ảo như khói. Bí mật làm cuộc sống thú vị hơn, và anh tôn trọng ý muốn của cô gái. Khiết thấy mình cười nhiều hơn, yêu thương cuộc sống nhiều hơn và phát hiện ra những điều mới mẻ trong những thứ tưởng như rất gần gũi, quen thuộc mà cô hay lơ đãng bỏ qua khi đi rất vội qua đời. “Em này, một ngày anh chợt nhận ra, khi ta bình thản nhìn vào quá khứ, không có nghĩa là ta hoàn toàn chấp nhận nó. Và buổi sáng anh thức dậy, thấy tên một người cũ gợi lên một niềm trìu mến đã cũ nhưng cũng xa xôi không kém, anh biết mình đã bước qua nỗi buồn rồi”.
“Chỉ có những người yêu thương nhiều mới buồn nhiều thôi anh ạ. Cho đi càng nhiều thì khoảng trống khi mất đi càng lớn. Nhưng em biết, anh chưa bao giờ thật sự mất một điều gì, vì anh có một kí ức tốt và biết chọn lọc, đúng không? Hãy chỉ ghi nhớ những điều tốt đẹp thôi anh nhé. Để rồi khi anh nhìn lên bầu trời, anh sẽ cảm ơn những ngôi sao, còn tồn tại hay đã chết, vì đã lung linh sáng…”


Đêm thanh vắng và thanh như tiếng thở dài rất khẽ của gió, Khiết ngạc nhiên không thấy Luân viết gì trong giấy như thường lệ. Rõ ràng hôm nay anh vẫn đứng đó mà. “Hay là anh ấy có chuyện buồn? Hay anh ấy đã chán nói chuyện với một cô gái xa lạ chưa từng gặp mặt bằng những dòng chữ vu vơ?” Vai Khiết run khe khẽ vì lạnh, từ nhà bước mấy bước ra đường, cô chỉ khoác một cái áo khoác mỏng ngoài bộ pijama mặc ở nhà. Như mọi khi cô chỉ cần lấy giấy và bóng ra là đã vào nhà lại. Nhìn quanh quất, ánh mắt Khiết bắt gặp một hộp quà xinh xắn màu xanh da trời nằm nép dưới chân cột đèn. Lòng ngân lên một thanh âm rất dịu, cô run run mở lớp giấy gói. Đáy chiếc hộp lấp lánh sáng những ngôi sao dạ quang xanh biếc, ở giữa là một quả bóng bay xanh da trời bé xíu nằm gọn trong chai thủy tinh. Giọng một người con trai nửa như cười, nửa như tiếng gió thoảng rất nhẹ phía sau lưng:
“Em đang lạnh kìa, cô bé”.
Đó là lần đầu tiên họ gặp nhau.

Monday, December 29, 2008

Hẹn em ngày đó - Guillaume Musso

Tên truyện: HẸN EM NGÀY ĐÓ
Nguyên tác: Seras-Tu lar?
Tác giả: Guillaume Musso
Dịch giả: Hương Lan
Số trang: 384

Quá khứ – hiện tại – tương lai tất cả đều phải tuân theo cái được gọi là định mệnh và liệu chúng ta có thể thay đổi được nó? Câu trả lời là có thể với duy nhất một điều kiện là chúng ta có thể quay ngược trở lại quá khứ.

Elliott đã phải dằn vặt và chưa bao giờ nguôi ngoai trong suốt ba mươi năm vì sự ra đi của Ilena, người mà ông hết lòng yêu thương. Để rồi khi có cơ hội quay trở lại quá khứ, ông đã cố gắng thay đổi cả định mệnh tưởng như đã vĩnh viễn định đoạt số phận của một con người.

Cậu sẵn sàng đến mức nào để cứu được Ilena?
Phải, tới đâu tôi cũng chịu, Elliott đáp không chừng chừ
Cậu sẽ chấp nhận từ bỏ những gì?
Tất cả.

Nếu chúng ta cứu được Ilena, cậu sẽ phải chia tay với cô ấy…
Tôi chia tay với cô ấy? Elliott hỏi, càng lúc càng không thể hiểu ra.
Cậu chia tay với cô ấy và không bao giờ được gặp lại cô ấy nữa. Cô ấy sống, nhưng trong quãng đời còn lại của mình, cậu sẽ phải coi như cô ấy đã chết.

Ilena bước lại gần Elliott, vòng tay quanh cổ anh, song cô lập tức nhận ra có điều gì đó không ổn:
Chuyện gì vậy anh?
Chúng ta phải nói chuyện thôi. Anh không thể tiếp tục diễn trò được nữa.
Trò gì cơ?
Hai chúng ta…
Anh…anh đang nói gì thế?
Anh đã gặp một người phụ nữ khác.

Cô nhìn thẳng vào anh bằng ánh mắt khiến anh thấy toàn thân như bị xé nát. Mặc dù cảm thấy mình chẳng còn nói thêm được gì nữa, anh vẫn cứ mở miệng và rốt cuộc cũng thốt lên câu này
Em không hiểu rồi: anh không còn yêu em nữa, Illena ạ.

Elliott là người đầu tiên phá tan sự yên lặng và bật khóc nức nở:
Cô ấy là tất cả cuộc sống của tôi…
Tôi biết lắm chứ…Chính vì vậy mà cậu đã cứu cô ấy.
Bản sao của anh đặt một tay lên vai anh, và như để tìm cách an ủi, nhắc cho anh nhớ:
Nếu không có cậu, cô ấy đã chết.

Elliott dừng khựng lại, nấp sau một cây cù tùng đã sống sót qua cuộc tàn phá rừng từ cách đó một thế kỷ. Ông khum tay cho khỏi chói và nheo mắt lại.
Một người phụ nữ ngồi dưới máy hiên của căn nhà, đối diện với những dãy núi phủ đầy tuyết.
Buổi chiều hôm đó, Elliot chỉ nhìn thấy bà từ sau lưng, song không một giây nào ông không biết đó chắc chắn là bà.
Họ đã bị chia cắt trong ba mươi năm. Giờ thì họ chỉ còn ở cách nhau có ba mươi mét.
Trong một khoảnh khoắc ngắn ngủi, ông tưởng như mình sẽ băng qua khoảng cách đó, kể tất cả cho bà nghe rồi siết chặt bà trong vòng tay và để ông có thể ngửi mùi thơm trên mái tóc bà thêm một lần nữa.
Nhưng đã quá muộn. Những chuyến vượt thời gian cuối cùng đã làm ông yếu đi rất nhiều. Hơn bao giờ hết, ông biết rằng cuộc sống giờ đã ở phía sau lưng ông và ông đã thua trận trong cuộc chiến chống lại căn bệnh đang gặm nhắm cơ thể ông.
Vì thế, ông ngồi dựa vào gốc cây ngàn năm tuổi đó và cam lòng ngắm nhìn bà.
Không khí thật êm dịu và trong khung cảnh cô đơn và bình yên ấy, ông cảm thấy mình được giải thoát mọi gánh nặng của thời gian và phiền muộn.
Rồi lần đầu tiên trong đời, ông được hưởng sự thanh thản.

May mắn có được những viên thuốc màu nhiệm để ngược thời gian trở về quá khứ trong 9 khoảnh khắc ngắn ngủi, gặp gỡ với bản sao của chính mình vào 30 năm trước, Elliot đã có dịp chạm đến những nỗi ân hận day dứt nằm ẩn khuất bao năm về sự ra đi đột ngột của Ilena. Chấp nhận đánh đổi tất cả: hạnh phúc, tình bạn thậm chí cả sinh mạng của bản thân để giành lại cuộc sống cho người mình yêu được dẫn dắt trong mô típ quen thuộc của tình yêu bất tử, vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian, Hẹn Em Ngày Đó đã thật sự lôi cuốn bởi vẻ đẹp lãng mạn, giản dị vả cảm xúc; đồng thời vọng hồi chuông vào mỗi tâm hồn chúng ta, về tình yêu và tình bạn, về những mất mát và sự cô đơn, giữa sự sống và cái chết.

…phía trước, chỉ còn có cái chết và sự sợ hãi đang đón chờ ông. Nỗi sợ khi thấy cơ thể mình suy yếu dần. Nỗi sợ phải chịu đau đớn và đánh mất khả năng tự chủ. Nỗi sợ sẽ chết cô độc trong một căn phòng lạnh lẽo của bệnh viện. Nỗi sợ phải bỏ lại đứa con gái của mình trên cái thế giới đầy bất ổn này. Nỗi sợ rằng suy cho cùng, cuộc đời của ông đã chẳng có chút ý nghĩa nào. Và nỗi sợ điều sẽ chờ ông sau đó. Một khi ông đã từ bỏ linh hồn và dấn sâu vào thế giới bên kia

Để rồi mong ước của Elliot, và của mỗi người…

…tới giờ phút thiên định ấy, ông sẽ ra đi, tâm hồn thanh thản, vì ông biết rằng vẫn còn một phần nào đó của ông còn lưu lại ở bên kia cõi vĩnh hằng

Guillaume Musso, một Marc Levy rất khác…một hành trình giữa hư và thực đang chờ bạn khám phá.

Đời là một thời để đi

(travelblog.com)

Tôi chẳng đi đâu quá phạm vi Hà Nội này cho tới khi dứt được mối tình đầu đằng đẵng năm năm trời. Trước đây, tôi đứng ở Hồ Gươm hỏi đường ra Lương Văn Can, không thể tự mình đi xa nhà quá mười kilômét, thậm chí lái xe còn loạng quạng.

Bởi vì hồi đó, đi đâu cũng có người chở, mở miệng hỏi là có người trả lời. Tôi có một "quyển từ điển sống" bên cạnh, thế nên tôi ung dung và yên tâm là mình ko cần phải biết thêm gì nữa. Tôi ngớ ngẩn của một thời đã tự sống khép mình, ngờ nghệch với xung quanh và trở nên nhàm chán.

Như một bước ngoặt để khai phá chính mình và thế giới xung quanh, mở ra những chân trời hoàn toàn khác lạ và mới mẻ. Cơ hội này nối tiếp các cơ hội khác, những mối quan hệ cũng vì thế mà ngày càng nhiều và đa dạng. Tôi có những người bạn mới và giờ một số trong rất nhiều đó đã trở thành một nhóm thân thiết của tôi

Những chặng đường tôi đi - dù gần hay xa, dù bằng cách này hay cách khác, dù là ảo hay thật... đã đem đến cho tôi thật nhiều điều: những con người với lối sống và hoàn cảnh khác nhau, những mảnh đất xa xôi kì thú, những văn hoá lạ lẫm… và quan trọng hơn hết thảy là sự tự tin và hào hứng cho bản thân.

Đi để cảm nhận, đi để thấy đời không hề tẻ nhạt, để thấy tuổi trẻ không lãng phí, cuộc sống còn nhiều mảng cần khám phá...

"Cuộc đời mộng mị này chỉ xuất hiện một lần duy nhất rồi sẽ biến mất như sương mai buổi sớm, như bóng nước trời mưa, như quáng nắng trên đồng hoang. Hãy coi mình như một chuyến tàu đang lao về ga cuối, những cuộc gặp gỡ tuyệt vời của ngày hôm nay không chừng chỉ là lần này, có khi suốt cả đời không còn gặp lại!!!"

"Hãy luôn nghĩ rằng sẽ không còn gặp lại nhau lần nào nữa hết để mà đối xử với nhau bằng cả tấm lòng, và cho dù có gặp lại đi nữa thì cuộc gặp đó vẫn khác trạng thái, khác mối quan hệ, khác tâm cảnh mất rồi!!!"

"Tu mười năm mới đi chung thuyền. Tu một trăm năm mới chung chăn gối…" Cái duyên làm bạn bè chỉ có thể có một lần duy nhất ở kiếp này thôi, cho dẫu chúng ta còn mãi trầm luân trong luân hồi sáu nẻo thì ở một kiếp khác đã là một thân tâm khác!!!"

Tôi thích những lời lẽ này và nhất định sẽ sống như thế.

"Con người ta đáng lẽ phải hạnh phúc hơn" – Câu này thật đúng. Thay vì giam hãm trong phạm vi buồn chán và vô vị của thường ngày, tại sao ko đi để tìm điều tươi mới? Thay vì có thể hưởng thụ nhiều điều thú vị khi còn tuổi trẻ, tại sao lại ngại lên đường và cảm nhận?

Cảm ơn những chuyến đi ảo đã cho tôi những người bạn thật và rồi là những chuyến đi thật. Mỗi lần đi là mỗi lần thực sự sống đủ, sống vui, sống tràn trề. Mỗi lần trở về là mỗi lần hừng hực sức trẻ để chuẩn bị cho những chuyến đi tiếp theo, có lẽ là chuyến đi thật dài của cuộc đời...

Thùy Linh

Sunday, December 28, 2008

Việt Nam Vô Địch

(vnexpress.net)

Việt Nam Vô Địch! Việt Nam Vô Địch! Việt Nam Vô Địch! Tôi mơ được nghe câu này đã 10 năm từ khi cái lưng đáng ghét của tên Sasi Kumar “chân gỗ” đã phá tan giấc mộng đẹp của đội tuyển chúng ta. Cảm giác bất lực từ phút 71 ấy đã xâm chiếm hàng triệu triệu trái tim người hâm mộ cho tới ngày hôm nay và chỉ có thời khắc vừa rồi khi trái bóng lọt tỏm vào mành lưới của người Thái ở phút bù giờ thứ 3, bọn chúng đã bị tống cố bởi một hương vị ngây ngất, ngọt ngào và hưng phấn.

Tôi cũng không ngờ có một ngày chốn cũ ấy (NVH Thanh Niên) lại được các tuyển thủ chúng ta vẽ lên một khung cảnh quá đỗi khác biệt sau 10 năm, cờ rũ ngày nào thay bằng cờ hoa phấp phới, không khí ảm đạm, những khuôn mặt trẻ buồn tẻ thay bằng không khí hò hét, trai, gái, già, trẻ, ai ai cũng nhảy cẫng lên như những đứa trẻ khi có niềm vui…

Đã hơn hai giờ trôi qua mà âm thanh reo hò, còi xe inh ỏi, tiếng trống đùng đùng và tiếng cờ phấp phới vẫn vọng vào tai tôi để hòa cũng cảm giác đang lâng lâng làm nên cái gì rất lạ bên trong. Không biết có phải là sự hỗn tạp của nhiều cảm xúc trào dâng hay không, nhưng tôi chắc là khoảnh khắc 10 phút ngắn ngủi sau bàn thắng đưa đội chúng ta đến ngôi vô địch, tôi sẽ không bao giờ tìm lại được nó (có lẽ vì khó vô địch lần nữa :-) hay tôi không có dịp trong không khí như vậy lần thứ hai).

6.25 tối. Ngồi bệt tại sân nhà văn hóa thanh niên bên cạnh những người bạn công ty cũ, cảm giác chờ đợi ngột ngạt.

6.50. Người người đổ vào ngồi chật kín sân, khó thở, hơi người nồng nặc, khó chịu vì có lẽ lâu rồi tôi không phải như thế.

7.00. Trận đấu khai mạc. Dẫu rằng lịch sử gần đây luôn nghiêng về người Thái, nhưng từ khi tôi theo dõi lúc chúng ta đá văng Malaysia, rồi sau đến Singapore, tôi luôn nghĩ Việt Nam lần này sẽ vô địch. Tôi hay nói với bạn bè xung quanh, kì này chúng ta có dáng dấp của nhà vô địch, vì càng đá càng hay, càng đá càng may mắn khi vào vòng trong. Nhà vô địch là vậy, muôn thuở của bóng đá.

7.05. Việt Nam nhập cuộc với lối đá cẩn trọng, chắc chắn, giữ bóng khi cần thiết và áp sát không cho tiền vệ Thái có khoảng trống và tôi hài lòng khi ra sân với chiến thuật như thế. Ngồi chờ chiến thắng, không ngoa.

7.22. Những gì lo sợ cho các tình huống cố định đã đến, Hồng Sơn ra bắt bóng không chuẩn, hai trung vệ không kiềm cặp tốt. Tỉ số 1-0 cho người Thái.

Những phút sau đó…đến hết hiệp 1. Có lẽ Calisto đã chuẩn bị tinh thần cho các cầu thủ từ trước, họ tuân thủ đúng đấu pháp và chơi bình tĩnh dù bị dẫn bàn. Áp đặt lối chơi, dồn dập tấn công để gỡ hòa.

Hiệp 2. Với những gì người Thái đã trả giá cho lượt đi, họ đã thành công trong việc áp chế những bài của đội tuyển chúng ta. Cảm giác lo lắng đã đến khi dường như chúng ta đang rơi vào bẫy, càng đá chúng ta sẽ càng tiêu phí thể lực và những đường phản công của người Thái sẽ kết liễu chúng ta bất cứ lúc nào…nhưng bóng đá là thế…được ăn cả ngã về không…không còn lối thoát nào cho chúng ta…

Phút 90+3. Cơ hội cuối cùng của đội tuyển khi Công Vinh bị đốn ngã ở cánh trái. Minh Phương lật bóng, Công Vinh đội đầu ghi lại lịch sử. Việt Nam lần đầu tiên vô địch Đông Nam Á.

Trong 10 phút sau đó…nước văng tung tóe, tiếng reo hò dậy sóng ầm ầm vào tai, những bài ca bất hủ vang lên, tôi, bạn bè và người người nhảy nhót. Giây phút vinh quang trong niềm hân hoan tột bậc, tôi chưa bao giờ có cảm giác mình tự hào dân tộc đến vậy. Ở những giây phút ngắn ngủi này, tôi may mắn có được những khoảng lặng, lặng nhìn người bạn của tôi ngây ngô vui vẻ thật đẹp, lặng nhìn cờ Việt Nam tung bay trong sân hào hùng và lặng nhìn thấy một đôi trai gái ôm nhau thật hạnh phúc, trong màu áo đỏ của lá cờ tổ quốc. Và tôi cũng kịp mơ ước rằng một ngày nào đó, đất nước ta sẽ có những dịp mà các đôi trai gái, các cặp vợ chồng dù trẻ hay già, có thể ôm nhau hạnh phúc đến thế.

Đến lúc này, hơn ba giờ trôi qua, tôi vẫn còn nghe tiếng đua xe, tiếng hò hét vang dội ngoài đường và tôi thật sự không thích như vậy. Tôi chỉ thích ngắm nhìn mọi người đổ xuống đường ăn mừng và những cặp ôm nhau đằm thắm vì 1 niềm vui chung, 1 tiếng gọi, quê hương.

Phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi. Tôi luôn nghĩ câu này đúng và vì vậy tôi thật lòng không có lòng tin là bóng đá Việt Nam sẽ tiến lên ngự trị ngôi vua tại Đông Nam Á này ngay sau chiến thắng hôm nay. Nhưng, điều đó không có nghĩa là tôi không tin bóng đá Việt Nam không thể làm được ở tương lai, khi có hàng triệu trái tim luôn hướng về như thế. Cần 1 chữ tầm cho các vị lãnh đạo biết bao!

Dẫu biết rằng bóng đá chỉ là một trò chơi nhưng lần này nó đã cho chúng ta thấy một sức mạnh dân tộc thật sự đã ẩn khuất bên trong mỗi người, sức mạnh cho ước mơ một ngày, vị thế của Việt Nam trên toàn cầu sẽ được khẳng định, được tiếp nối lịch sử vẻ vang của hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Sức mạnh mãnh liệt ấy đã bất chấp sự khác biệt, cùng hô vang Việt Nam Vô Địch!

Dẫu biết rằng thành công trong bóng đá hôm nay không thể mang lại ngay vị thế của Việt Nam ngày mai, nhưng nó chứng tỏ quyền tự do dân chủ trong bóng đá, quyền được bày tỏ những khát khao với mong muốn giúp ích cho đất nước, đã đem lại những giá trị nhất định. Người ta đã phê bình, chỉ trích Calisto bằng nhiều lời lẽ khác nhau để rồi khi kết quả tốt đẹp đến, người ta sẵn sàng xin lỗi. Thiết nghĩ, liệu những chỉ trích ấy có đã làm ông Calisto mạnh mẽ hơn, nhiệt huyết và tràn trề quyết tâm hơn? Đối với một nhà cầm quân tài ba, đó luôn là những áp lực cần thiết để giúp họ có thể chiến thắng vang dội như hôm nay. Và tiếng vang của Việt Nam trên trường quốc tế ở tương lai chỉ có thể được mang lại bởi sự tự do dân chủ như vậy.

Tự do là quyền tự nhiên của mọi người, nhưng nó không tự nhiên mà có! Có đi rồi chúng ta nhất định sẽ đến, tôi tin hàng triệu người dân Việt Nam rồi mai đây cũng đạt được một xã hội dân chủ văn minh thật sự, như chiếc cúp vô địch Đông Nam Á sau 50 năm chờ đợi.

12.31 tối.

Tuyết - Maxence Fermine


Tên truyện: TUYẾT
Nguyên tác: Neige
Tác giả: Maxence Fermine
Dịch giả: Minh Phương
Số trang: 124

- Màu sắc không ở bên ngoài. Màu sắc ở bên trong chúng ta. Chỉ có ánh sáng mới ở ngoài mà thôi, ông nói. Con thấy gì?
- Không gì cả. Nhắm mắt thế này, con chỉ thấy một màu đen. Thầy không vậy sao?
- Không. Soseki trả lời. Ta vẫn thấy màu xanh lam của những con ếch và màu vàng của bầu trời. Nói xem, ai trong hai chúng ta mù hơn đây?

Đôi khi con người loay hoay kiếm tìm màu sắc cho cuộc sống của mình mà vô tình không nhận ra màu sắc ấy luôn ở trong tâm, tựa như hạnh phúc khi chúng ta đeo đuổi và rồi không ngờ rằng nó đang ở xung quanh, ở ngay cả trong tâm thức của mỗi người. Như với ông lão Soseki, hạnh phúc chỉ là những gì còn lại thuộc về ký ức mênh mông tựa tuyết trắng về người vợ quá cố, tưởng nhớ và rồi sau cùng ông cũng tìm được hạnh phúc vĩnh cữu

Soseki không trở xuống núi nữa. Ông nằm lại trên băng, cùng tình yêu của mình và nhắm mắt.
Yuko định ngăn cản hành động điên rồ đó nhưng thầy thanh thản đáp:
- Hãy để ta yên nghỉ. Ta đã tìm thấy chỗ cho mình. Mãi mãi.
Rồi ông thiếp đi, bên cạnh cơ thể nguyên vẹn của người con gái.
Khi ông qua đời, ông đã để cho màu trắng bao la bao phủ.
Ông hạnh phúc. Bằng cả trái tim

Thật bất ngờ khi một nhà văn Pháp lại chuyển tải bằng một giọng văn rất Nhật giúp cho không gian rộng mở, thanh thoát và tinh khiết như màu trắng của tuyết kết hợp với nhịp văn lắng động, trôi qua nhẹ nhàng và thanh thản.

Hai ước vọng khác nhau của người thầy và chàng trai trẻ trong quá trình đi tìm màu sắc cho thơ là mạch chính của Tuyết và thỉnh thoảng sự tinh tế được đưa vào dòng suy nghĩ để người đọc phải dừng chân suy ngẫm

Trên đời có hai loại người.
Những người sống, chơi đùa rồi chết
Và những người không bao giờ làm gì khác ngoài việc giữ mình thăng bằng trên sợi dây cuộc đời.

Không quá đỗi triết lý và ẩn bên trong điều gì to tát, đó là ưu điểm của Tuyết nhưng đó cũng chính là khuyết điểm, khi tính cách nhân vật nhiều đoạn hời hợt, dòng thơ haiku* càng nhạt về sau cũng như tình tiết dễ làm cho người đọc “vội vã” mất đi nhịp điệu cảm xúc.

Tuy nhiên, dịch giả Minh Phương đã thật sự lột tả được vẻ thanh tao khi chuyển sang Việt ngữ và Tuyết đáng cho một cuộc du ngoạn vào thế giới ngôn ngữ mềm mại và huyền ảo.

(*) Haiku: một thể loại văn học Nhật Bản. Đó là một thể thơ ngắn gồm ba câu với mười bảy âm tiết. Không hơn.

Tuesday, December 23, 2008

Future

Release

19/12/08

"Công văn" của ông Cường và thư phúc đáp gửi ông Quốc
Đọc hết bài, bạn đọc sẽ hiểu rõ vì sao "Phát ngôn & Hành động ấn tượng" tuần này đưa ra nội dung của một cái công văn và một bức thư phúc đáp.



“Để mất lòng tin thì không nên giữ ghế”

Ông Vũ Đức Tân, đại biểu HĐND, người thường tạo ra các “điểm nóng” ở nghị trường Hà Nội, nói như vậy sau khi kỳ họp của HĐND TP vừa kết thúc.

Đại biểu Vũ Đức Tân

Về nhiều “sự cố” đã xảy ra như trận lụt tại HN chưa được quy trách nhiệm, chuyện vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm bê bối, những phát ngôn vô cảm đến giật mình… đã được ông Tân đề cập đến cùng với những lời hứa “rất tiếc đã không được thực hiện nghiêm túc”.

“Không dám hứa đôi khi là tốt. Vì như thế họ chỉ dám hứa những điều họ làm được. Và như vậy sẽ giảm đi kiểu hứa xong rồI để đó.

Không phải pháp lý hóa là để kỷ luật mà là để ràng buộc trách nhiệm. Lời hứa của chính khách là khế ước trước lòng tin của công chúng, nếu anh hứa mà không làm được thì mất lòng tin, mất lòng tin thì anh không nên giữ ghế nữa”.
(Pháp luật TP HCM, 15/12)

Người Việt đầu tiên vào Hạ viện Mỹ

Tân Nghị sĩ Joseph Cao và gia đình (Ảnh: Calitoday)

Giành được 50% số phiếu bầu tại bang Louisiana, luật sư Joseph Cao (hay Cao Quang Ánh), 41 tuổi đã trở thành ngườI Mỹ gốc Việt đầu tiên bước chân vào Hạ viện Mỹ.

Ông Cao thắng cử vì trong chương trình hành động của mình đã chú trọng đến việc phục hồi và tái thiết các trường học, bệnh viện, hệ thống giao thông bị tàn phá từ vụ thiên tai từ cơn bão Katrina năm 2005 gây ra và ủng hộ qua điểm cắt tiền hưu với các viên chức bị kết án tham nhũng, chống nạo phá thai, bảo đảm cho trẻ em đến trường và ủng hộ Chính phủ hỗ trợ các gia đình chọn trường tư cho con em mình.

“Tiếng nói của ông Cao sẽ là tiếng nói của đại đa số ngườI VN chân chính đang sống và làm việc tại Mỹ, chứ không phải của đảng phái nào”,
tờ Nhịp cầu Đầu tư (15/12) dẫn lời một người Mỹ gốc Việt.

Obama - "Nhân vật của năm 2008"

Ông Obama trên Time

Cuộc bình chọn Nhân vật của năm trong năm nay của Tạp chí Time mất tính bất ngờ ngay từ khi công bố 25 ứng viên nặng ký nhất. Đa số đều tin Barack Obama - người vừa được chính thức công bố sẽ nhận chức Tổng thống Mỹ từ tháng 01/2009 tới đây sẽ "đăng quang" sau chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử gây ấn tượng mạnh vừa qua.

Time giải thích: Obama trở thành "Nhân vật của năm" do "có sự tự tin trong việc phác thảo một tương lai đầy tham vọng trong một thời khắc ảm đạm, và vì đã cho thấy năng lực khiến người Mỹ hy vọng rằng ông có thể làm cho tương lai đó thành hiện thực".

Xếp sau Obama lần lượt là Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson, Tổng thống Pháp Sakorzy, cựu ứng viên của đảng Cộng hòa và là thống đốc bang Alaska Sarah Palin, đạo diễn Trương Nghệ Mưu - người đã đạo diễn chương trình lễ khai mạc và bế mạc Olympic Bắc Kinh 2008.

“Nếu các bạn muốn biết thêm thông tin thì đó là... đôi giày số 10!”

Cú ném của Muntadar al –Zaidi

Lâu lắm rồi mới thấy Tổng thống Mỹ George Bush hóm hỉnh đến thế.

BBC dẫn ra câu nói đó của ông trong tình huống cũng… hóm hỉnh không kém. Đó là vụ 2 chiếc giày của một phóng viên vun vút lao về ông Bush trong buổi họp báo tại Baghdad, khi nhà lãnh đạo Mỹ đang bắt tay với Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki.

Anh phóng viên truyền hình có tên Muntadar al –Zaidi đang ngồi hàng thứ ba, đã đứng bật dậy và la lớn: “Nụ hôn tạm biệt từ người dân Iraq đây”, đồng thời cho liên tiếp hai chiếc giày đi tìm Tổng thống Bush.

Rất may, ông chủ Nhà trắng đã nhanh chóng né được chiếc đầu tiên, trong khi chiếc thứ hai thì bay lướt qua đầu ông và dội vào tường.

Phóng viên al-Zaidi đã nhanh chóng bị lực lượng an ninh Iraq và mật vụ Mỹ xông vào đè cổ xuống nền nhà và lôi ra ngoài. Sau vụ “ném giày”, video clip tường thuật lan truyền khắp không gian mạng, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại Iraq với thông điệp chống Tổng thống Bush và kêu gọi trả tự do cho phóng viên al-Zaidi, người bỗng dưng lên chức... "người hùng".

“Nạn thất nghiệp có thể diễn ra vào đầu 2009”

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa

"Tại thời điểm này, mức độ thất nghiệp của ta chưa phải trầm trọng. Thất nghiệp ở Việt Nam không diễn ra ồ ạt như các nước mà trễ hơn một chút, khoảng đầu năm sau", Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa trao đổi với báo chí. (VnExpress, 15/12)

Khi thực trạng lao động mất việc hàng loạt đang diễn ra tại nhiều doanh nghiệp hiện nay, vừa qua đã có Nghị định 127 (ban hành ngày 12/12/2008) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, người lao động được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức lương bình quân khi mất việc. (Thanh Niên, 17/12)

“Đừng nghỉ Tết, tất cả hãy ra ngoài giành hợp đồng về”

Phó TT Hoàng Trung Hải (Ảnh: Tuổi Trẻ)

“Giờ này các năm trước, doanh nghiệp đã có hợp đồng sản xuất đến hết quý I, hết 6 tháng đầu, nhưng năm nay đến giờ này vẫn chưa có. Các bộ, hiệp hội cùng tập đoàn, Tổng Công ty phải hỗ trợ để doanh nghiệp có hợp đồng. Đừng nghỉ Tết, tất cả hãy ra ngoài giành hợp đồng về, công nhân đang chờ đợi”.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kêu gọi khi làm việc với lãnh đạo 104 tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty Nhà nước hôm 16/12 để triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hộI năm 2009.

Còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: “Bằng mọi nỗ lực phải ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5%, khó đến đâu cũng phải giữ mức 6% thì mới đảm bảo công ăn việc làm cho 43 triệu lao động. Nếu giảm thấp hơn nữa, sẽ không đảm bảo an sinh xã hội”.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng có một phát biểu đáng nhớ: “Chúng ta đã và sẽ tiếp tục xóa cho bằng được sự kỳ thị vớI doanh nghiệp tư nhân để phát huy thành phần kinh tế này”. (Tiền Phong – 15/12, Thể Thao & Văn hóa - 17/12)

Cần nói thêm, đây cũng là dịp để nhiều tập đoàn, tổng cty có mặt tranh thủ “PR” cho mình, đồng thời thời ngóng chờ khoản tiền “kích cầu” nằm trong gói tài chính giải cứu nền kinh tế có thể lên tới 6 tỷ USD của Chính phủ.

Hơn 1 vạn hộ dân sẽ di dời

ThS. Vũ Hồng Châu (Ảnh: VNN)

Theo phương án mới nhất vừa được “gút” lại giữa Viện Quy hoạch Thủy lợi và TP Hà Nội, sẽ có khoảng 10.548 hộ dân nằm trong chỉ giới hành lang thoát lũ sông Hồng phải di dời. Ngay cả những hộ dân tưởng chừng đã “an toàn” vì nằm phía ngoài chỉ giới thoát lũ cũng có thể phải di dời.

“Con số chính xác về số dân bờ hữu (phía nội đô) phải di dời hiện nay là 8.331 hộ/tổng số 29.767 hộ đang sinh sống; phía tả phải di dời 2.217 hộ/tổng số 11.721 hộ. Đây là con số cuối cùng, không chỉnh sửa, thay đổi gì nữa”, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Vũ Hồng Châu khẳng định như đinh đóng cột. (Gia đình & Xã hội, 17/12)

"Phải biết dọn rác kiến trúc, chứ không được bày thêm rác!"

KTS Trần Thanh Vân

Kiến trúc sư Đoàn Đức Thành lên tiếng về hiện trạng kiến trúc ở Hà Nội nhân vụ Hà Nội phê duyệt, triển khai dự án xây dựng Trung tâm thương mại tại chợ 19/12 mà theo ông là bất hợp lý về nhiều mặt. KTS nói, công trình kiến trúc này chẳng khác nào chẳng khác dự án xây tòa tháp bên Hồ Gươm mà EVN đòi dựng lúc trước.

KTS Trần Thanh Vân cũng lên tiếng phản đối và gọi dự án liên quan đến chợ 19/12 là một kiểu "người ta tự nghĩ ra đủ cách để “cấy” và ra sức giành giật từng khoảng trống còn lại của khu nội thành cũ".

“Cùng với xóa bỏ cơi nới, Hà Nội không chấp nhận, và cần đoạn tuyệt với bệnh xen cấy như hiện nay. Bây giờ là lúc không nên xen cấy nữa, và đến một lúc nào đó, cần nhổ hẳn những công trình xen cấy không đúng chỗ, để thành phố không còn pha tạp nữa”, bà Vân nói (Thể thao & Văn hóa - 17/12, Tiền Phong chủ nhật - 14/12)

Chủ đầu tư 19-12 đòi chỉ đạo báo chí ngừng "xuyên tạc"

Ông Nguyễn Anh Cường (Ảnh: Tiền Phong)

"Chúng tôi rất không đồng tình trước những thông tin chưa được xác định, chưa được kiểm chứng, không có nguồn gốc rõ ràng và trích dẫn những ý kiến phản hồi của một số người không có tên và địa chỉ rõ ràng, mà ngôn từ không đàng hoàng, lời nói thiếu suy nghĩ đã gây hiểu lầm trong dư luận bạn đọc, bôi nhọ doanh nghiệp chúng tôi, gây thiệt hại uy tín của doanh nghiệp nói riêng và gây nên sự phẫn nộ cho các hộ dân kinh doanh tại chợ 19/12 cũ nói chung", ông Nguyễn Anh Cường, Giám đốc Công ty TNHH Thủ đô II, gửi công văn "khiếu nại" gửi đến các cơ quan quản lý báo chí vệ "vụ chợ 19/12".

Mục đích của công văn này là chủ dự án "kính đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông và Cục báo chí: kiểm tra, xem xét và chỉ đạo dừng ngay nội dung xuyên tạc sai sự thật mà các báo đã đăng" "Chúng tôi có đầy đủ tài liệu hợp pháp và sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan báo chí đến tìm hiểu, làm việc nghiêm túc với Công ty".

“Tiến về phía trước, dù điều gì xảy ra!”

HHTG Kseniya Sukhinova (Ảnh: freshnews.in)

Đó là quan điểm sống của tân Hoa hậu Thế giớI 2008 người Nga Kseniya Sukhinova, vừa đăng quang tại Johanesburg (Nam Phi).

Trong phần thi ứng xử, Kseniya nhận được câu hỏi: "Vì sao mà bạn có thể trở thành người chiến thắng trong đêm nay?". Cô đã trả lời: "Tôi nghĩ, tôi có thể giúp đỡ mọi người và tôi muốn được giúp đỡ mọi người. Đêm nay, nếu tôi trở thành chủ nhân của chiếc vương miện, tôi sẽ thực hiện ngay điều đó".

Đó chưa phải câu trả lời xuất sắc, nhưng nó gần gũi và có tính thực tế và không thua các gương mặt thuộc “top 5” khác. Thực tế, cô Hoa hậu Nga này đã được đánh giá cao ngay từ ban đầu và đã đoạt giải Top Model (Trình diễn đẹp nhất) trong cuộc thi và về thứ 3 trong phần thi áo tắm.

Còn Thiên Lý, đại của VN không lọt "top 15", vì một số trục trặc đã được nhận giải Hoa hậu được yêu thích nhất do khán giả bình chọn qua mạng khi... cuộc thi đã kết thúc! Có ý kiến cho là cô bị BTC xử ép, nhưng cũng có nhiều ý kiến “không muốn nhắc đến giải thưởng bầu chọn này” khi dường như nó sinh ra là để dành cho…VN trong rất nhiều cuộc thi nhan sắc với bên ngoài!

"Tôi sai lầm là do tôi chủ quan..."

Đăng Khôi

Ca sĩ Đăng Khôi đã nhận lỗi khi vơ vào mình danh xưng “Sứ giả thiện chí du lịch Đài Loan” trong cuộc họp báo về việc mình sẽ có những show diễn ở xứ Đài và hát cho các cô dâu Việt nơi đây nghe.

Ngay sau khi bị "hớ", Đăng Khôi đã chọn cách "giải quyết khủng hoảng" bằng việc viết một bức thư gửi báo chí; trước hết để trần tình về việc mình đã "sai lầm" ra sao khi dùng danh xưng chưa đúng và "phản pháo" lại việc phía ông bầu Hoàng Tuấn của ca sĩ Đan Trường đã "bắt lỗi" anh như thế nào, khi chính Đan Trường cũng không phải là "Sứ giả thiện chí" hay "Đại sứ thiện chí" như phía ca sĩ này khẳng định lâu nay.

Bây giờ Đăng Khôi được mời thế chân Đan Trường sang Đài Loan và vai trò của cả hai ca sĩ từng có một thời "chung một mái nhà" trong thực tế là chẳng khác gì nhau!

Cả hai đều đã "tự phong" (Đan Trường "tự phong" trước mấy năm) và việc làm của Đăng Khôi theo cách nói của ca sĩ này là "bước tiếp theo bước sai của người đi trước để lại".

Giải thích trắng - đen mọi chuyện và nhận lỗi đã vấp phải vết xe đổ, Đăng Khôi viết: "Tôi xin nhận là mình sai trong lỗi này... Bây giờ tôi không sử dụng cái tên xưng đó nữa và xin đính chính lại là tôi chỉ là “Đăng Khôi - Người quảng bá du lịch Đài Loan - Việt Nam 2009”. (VietNamNet, VTC News, 18/12)

05/12/08

"Tự hào" và "hổ thẹn"
Làm sao để tự hào là rất khó, làm sao đủ dũng khí để thấy hổ thẹn cũng không dễ chút nào. Đó là câu chuyện mà "Phát ngôn & Hành động ấn tượng" mang đến tuần này.



Việc thăm dò dầu khí trên biển Đông và phản ứng của VN


Bình luận về thông tin Tập đoàn dầu khí Trung Quốc công bố dự án thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng nước sâu ở Biển Đông trị giá gần 30 tỷ USD vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng nói rõ:

Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng bên cột mốc biên giới 144 hoàn thành tại Lào Cai (Ảnh: VNN)

"Hiện nay, tôi không biết rằng công ty Nhà nước của Trung Quốc đó sẽ đầu tư vào đâu. Họ tuyên bố một chương trình, bằng ấy tiền, đi thăm dò như thế, ở Biển Đông. Biển Đông cũng có phần của Trung Quốc nhưng nếu như hoạt động trên thềm lục địa của VN thì dứt khoát không thể chấp nhận được".
(VietNamNet, 2/12)

Có thể coi đó là phát biểu góp phần bớt đi không khí trầm lắng trước đó về tình hình ở biển Đông, giúp dư luận trong nước và báo chí có hướng nhìn và cách ứng xử “phải phép” hơn.

Thứ trưởng Vũ Dũng cũng đã nhắc đến những nước có liên quan đến vấn đề về biển Đông trong khu vực, qua đó có thể thấy rằng tiếng nói của họ cũng sẽ góp phần quan trọng tìm ra giải pháp tốt. Riêng VN, Thứ trưởng cho biết, “chủ trương của ta là kiên trì đàm phán hòa bình, từng bước thu hẹp bất đồng”.

Nhật Bản tạm dừng một phần ODA cho VN?

Đại sứ Mitsuo Sakaba (Ảnh: Tuổi Trẻ)

“Sẽ rất khó để lấy lại sự ủng hộ từ công chúng Nhật Bản thúc đẩy viện trợ thêm cho VN và chúng tôi không thể hứa những khoản viện trợ mới cho đến khi ủy ban hỗn hợp giữa hai nước thực hiện các giải pháp chống tham nhũng ý nghĩa và hiệu quả.

Thật đáng khích lệ khi chứng kiến lãnh đạo chính phủ VN tái thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc chống lại tham nhũng và Nhật Bản mong muốn thúc giục chính phủ VN tiếp tục thực hiện các nỗ lực để ngăn ngừa sự tham nhũng tái diễn"
, Đại sứ Nhật Bản tại VN Mitsuo Sakaba phát biểu bên thềm Hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho VN (CG) khai mạc sáng 4/12.

Phát biểu trên thật đáng suy nghĩ, nhất là khi được đặt ra trong Hội nghị CG thường niên và “vụ PCI” đang chờ đưa ra ánh sáng. Ông Sakaba cũng nói: "Cuộc điều tra tại Nhật Bản vẫn đang tiếp diễn và đang có thêm những bằng chứng mới".

Một số nước và tổ chức như Anh, Pháp, ADB... tiếp tục cam kết sẽ dành khoản viện trợ không hoàn lại trong năm 2009 như cũ cho VN. Ví dụ, Anh đã sớm đưa ra con số ODA cho VN là 50 triệu bảng Anh...

Khi phát biểu tại CG, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định VN trân trọng từng đồng vốn ODA và bảo đảm thực hiện các cam kết với trách nhiệm cao với các nhà tài trợ. Còn Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình cho rằng, vụ việc cụ thể này sẽ không cản trở ODA mà Nhật dành cho Việt Nam, hoặc nếu có, cũng chỉ là nhất thời. (VietNamNet, 4/12)

“Cơ quan quản lý báo chí nhiều khi phản ứng chậm…”


Ông Nguyễn Minh Thuyết (Ảnh: Tuổi Trẻ)

"Điều đáng lưu ý là cơ quan quản lý báo chí nhiều khi phản ứng chậm trước những vụ việc nhạy cảm, để báo chí nước ngoài chủ động đưa tin, hướng dẫn dư luận trong nước”
- ông Nguyễn Minh Thuyết - phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, nhận định khi đề cập tới một trong những vụ việc được nhắc đến nhiều trong thời gian qua như "vụ PCI".

Đại biểu QH Nguyễn Minh Thuyết cũng đề cập: “Có một số sự kiện chậm được định hướng, để báo chí đưa tin rồi mới “thổi còi”, đột ngột dừng thông tin mà không có lời giải thích, gây dư luận không tốt trong nhân dân. Hơn nữa, đến nay mới chỉ có cơ quan báo chí và nhà báo vi phạm Luật báo chí bị xử phạt, còn tổ chức, cá nhân khác vi phạm luật này chưa được các cơ quan có thẩm quyền xử lý đúng mức”. (Tuổi Trẻ, 01/12)

Từ chức và… từ chức

Vì không ngăn được một loạt vụ tấn công bằng súng máy và lựu đạn vào khách sạn, ga xe lửa và bệnh viện ở thành phố Mumbai, trung tâm của Ấn Độ hôm 26/11, nên Bộ trưởng nội vụ Shivraj Patil cùng cố vấn an ninh quốc gia MK Narayanan đã liên tiếp bị báo chí chỉ trích và phải đệ đơn xin từ chức.

Bộ trưởng nội vụ Ấn Độ Shivraj Patil (Ảnh: inewsindia.com)

Phe đối lập cũng tăng cường sức ép đòi Chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh từ chức khi các cuộc tấn công khủng bố ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây.

Các quan chức Ấn Độ đã thừa nhận hậu quả của vụ khủng bố tại Mumbai (tên cũ của Bombay) là rất trầm trọng khi những tay súng định sát hại khoảng 5.000 người trong một loạt vụ tấn công.

Chính phủ Pakistan tuyên bố sẽ hợp tác toàn diện với chính quyền Ấn Độ trong cuộc tìm kiếm những kẻ khủng bố, cho dù quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan đã có những căng thẳng nhất định sau khi tay súng bị bắt được xác định là người Pakistan.

Thủ tướng Thái Lan Somchai Wongsawat (Ảnh: enews.mcot.net)
Cũng liên quan đến từ chức là chuyện buộc phải ra đi của Thủ tướng Thái Lan Somchai Wongsawat, sau khi Tòa án hiến pháp Thái Lan phán quyết giải thể đảng của ông vì gian lận trong cuộc bầu cử vừa qua.

Sau tuyên bố của ông Somchai, các đoàn biểu tình của lực lượng Liên minh nhân dân vì dân chủ (PAD) cũng tuyên bố “thắng lợi” và chấm dứt các cuộc biểu tình ở nhiều địa điểm – hành động gây sóng gió và thiệt hại về nhiều mặt tại Thái Lan suốt nhiều ngày qua.

Tờ Telegraph (Anh) đã liệt Thái Lan vào danh sách các điểm đến nguy hiểm nhất hành tinh. Người VN ở Thái Lan vừa qua đã phải chịu một phen sóng gió khi đáp máy bay về nước, trong khi phía VN không kịp thời có những khuyến cáo cụ thể về tình hình Thái Lan (ít nhất hành động ấy sẽ có lợi đáng kể cho du lịch trong nước)

“Chiến thắng” của PAD - đại diện của lớp người giàu trong xã hội Thái - đồng nghĩa với việc chính phủ do tầng lớp dân nghèo bầu lên một lần nữa phải giải tán. Vì thế, nói đến sự yên bình với đất nước Thái Lan trong lúc này là quá sớm. Nội chiến khó có thể xảy ra nhưng sự chia rẽ là có thật. Điều quan trọng lúc này, với Thái Lan có lẽ là vấn đề lợi ích quốc gia phải được đặt lên trên hết.

“Chúng tôi rất hổ thẹn!”

Ông Đỗ Phi Hùng (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Cuộc điều tra về chỉ số hài lòng của người dân về dịch vụ công năm 2008 tại TPHCM đã cho kết quả 7/7 loại hình dịch vụ công đều bị giảm sút nghiêm trọng về chỉ số hài lòng. Điều “thú vị” không kém là sau khi kết quả điều tra được công bố, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM Đỗ Phi Hùng bộc bạch: “Chúng tôi rất hổ thẹn!”.

“Những ngày qua, qua thông tin trên báo đài về chỉ số hài lòng của dịch vụ cấp giấy chủ quyền nhà, đất giảm sút đến 20,1% ý kiến hài lòng (giảm từ 59,3% năm 2006 xuống còn 39,2% năm 2008). Kết quả này khiến ngành chúng tôi rất lấy làm hổ thẹn!”, ông Hùng nói.

Sau khi chỉ ra những “nguyên nhân chủ quan” (chứ không đổ tạI khách quan) khiến ngườI dân không hài lòng, ông Hùng đã kê ra 10 đầu việc để khắc phục.

Còn Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Văn Châu cũng có một phát biểu “đi vào lòng người”: “Không phải bây giờ mà trước đây ngành chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra về mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ ngành tế, nhưng do mình làm cho mình nên kết quả không khách quan. Vì vậy, đối với chúng tôi, kết quả khảo sát này rất có ý nghĩa. Chúng tôi đã phân tích nguyên nhân khiến người dân không hài lòng với dịch vụ này…”

Phó Giám đốc Sở GTVT Dương Hồng Thanh cũng “hứa”: “Sang năm, kết quả sẽ tốt hơn!” khi tỷ lệ hài lòng với dịch vụ hành khách công cộng cũng giảm tới gần 30% so với năm ngoái.

“Tôi thấy lãnh đạo các sở – ngành đã phát biểu với thái độ cầu thị, chấp nhận hết các ý kiến của khách hàng phản ánh đã làm cho đại biểu HĐND (những người đại diện nhân dân) cảm thấy hài lòng. Chính cách tự nhìn nhận mình chưa phục vụ tốt cho khách hàng nên các sở ngành sẽ tiếp tục hoàn thiện mình hơn bằng các giải pháp đưa ra cho trước mắt và lâu dài”
– đó là “bình luận” của bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND TPHCM. (Sài Gòn Giải Phóng, 29/11)

“VN đã sử dụng hết phần thuận lợi trong quá trình trở thành một phần của nền kinh tế toàn cầu”

GS M. Porter (Ảnh: Thinkers500.com)

GS Micheal Porter của trường Kinh doanh Harvard, người vừa có chuyến thăm và làm việc tại VN, nhắc lại câu ông từng nói với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.

“Bây giờ, VN cần đối phó với những thách thức khó khăn hơn, chẳng hạn như cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh và cải cách giáo dục.

Lâu nay, Chính phủ VN thường có khuynh hướng đưa ra các cải cách có tính chất ứng biến tức thời, phản ứng nhanh với các vấn đề mới phát sinh. Trong khi đó, để tiến nhanh hơn, cần phải có cách tiếp cận chiến lược hơn”.


Ông Porter khuyên Chính phủ VN cần chú trọng nhiều hơn đến các “lợi thế cạnh tranh dài hạn”“các hoạt động ngắn hạn sẽ trở nên hữu hiệu nhất nếu đó là một phần của chiến lược dài hạn”. Tóm lại, tình trạng khủng hoảng chung hiện nay cũng là cơ hội đổi mới, cải cách, tái cấu trúc và giải quyết các điểm yếu trong cạnh tranh của mình. (Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 27/11)

“Anh xin lỗi đã để em chờ lâu…”

Công Vinh và gia đình Hồng Quân (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Cầu thủ Công Vinh đã nói vậy khi bất ngờ đến nhà thăm bệnh nhi ung thư Trần Hồng Quân và nhận cậu bé làm em nuôi. “Có anh làm tinh thần em vui lắm. Nhất định phải khỏi bệnh để đi đá banh”, Trần Hồng Quân nói.

Việc làm của Công Vinh diễn ra vào tối ngày 01/12 trớc giờ có mặt tại sân Long Thành để sáng 2/12 lên đường sang Phuket (địa điểm thi đấu mới, vì phải tránh bất ổn ở Thái Lan) để dự tranh tại bảng B Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AF Suzuki Cup 2008) từ 4/12. .

Câu chuyện kể trên đã được lên báo, dù Công Vinh làm khá “lặng lẽ”, nên có thể sẽ có người nói cầu thủ này biết cách “PR” bản thân (việc mà nhiều người nổi tiếng, nhất là danh thủ VN không quan tâm, chú trọng).

Và cũng có thể còn lý do khác, như báo Tuổi Trẻ (3/12) nhận định: “Các tuyển thủ đã cho thấy họ không còn chỉ biết mỗi chuyện đá bóng, không chỉ biết mỗi chuyện kiếm tiền, không chỉ biết những chuyện ăn chơi… Chẳng qua, lâu nay lòng nhân trong họ chưa được khơi thông mà thôi. Vì vậy, sau buổi gặp gỡ các bệnh nhi, tất cả đều nói: “Trước giờ đã có ai tạo điều kiện cho chúng tôi biết những chuyện như thế này đâu”.

Cũng về thể thao, một gương mặt danh thủ của thế giới đáng nhắc đến trong tuần này là Cristiano Ronaldo vừa đoạt Quả bóng vàng châu Âu 2008 do tạp chí France Football bình chọn. CR được 446 điểm, hơn người thứ hai là Messi 165 điểm từ bình chọn của 96 nhà báo trên thế giới. Dù đã đoạt giải thưởng mơ ước nhưng CR vẫn bị “phê” ít nhiều về lối hành xử trong và ngoài sân cỏ trong thời gian qua.

“Hãy để cho người trẻ có tiếng nói…”

Đạo diễn Lê Hoàng (Ảnh: VNN)

“Trong bất cứ ngành nào của đất nước, chứ chẳng riêng ngành văn hóa, càng không riêng gì ngành sân khấu, lớp trẻ chắc chắn phải là lớp quyết định, lớp tiên phong, do đó là lớp cần lắng nghe và cần có tiếng nói…”

Đạo diễn Lê Hoàng đã viết bức “tâm thư” gửi một người “Thầy” trong BGK trong Liên hoan Sân khấu thể nghiệm toàn quốc 2008.

Vẫn giọng văn sắc sảo, khéo léo, nhưng vì đây là viết cho Thầy nên vẫn cần sự kín kẽ, dung hòa cần có. Đạo diễn của “Lưỡi dao”, “Ai xuôi vạn lý”… và hàng loạt vở kịch ăn khách ở TPHCM gần đây, viết tiếp:

“Cả em và Thầy đều có thời yêu sân khấu, yêu nền điện ảnh Xô Viết. Có một bộ phim Xô Viết mang tựa đề “ Chỉ có những ông già đi chiến đấu.” Ngày xưa, em và Thầy đều thấy rất hay, nhưng đó là phim hài, chắc thầy vẫn nhớ.

Nhưng liên hoan sân khấu thể nghiệm toàn quốc, được khai mạc giữa thủ đô Hà Nội, được cấp ngân sách hàng tỷ đồng bằng tiền nhà nước, số tiền đó có phần đóng thuế tuy ít ỏi của nhiều nghệ sĩ trẻ, chắc chắn không phải là liên hoan hài. Đấy là một nơi nghiêm túc. Nghiêm túc vô cùng. Hãy để cho người Trẻ có tiếng nói trong việc thẩm định…” (VietNamNet, 2/12)

Chưa đọc bức thư đó, nhưng NSƯT Lê Chức, Phó Chủ tịch Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, (tất nhiên không phải người “Thầy” mà đạo diễn Lê Hoàng nhắc đến trong thư), “phản biện” ngay: “Sân khấu thể nghiệm không dành cho những người trẻ, sân khấu thể nghiệm dành cho những suy nghĩ trẻ” “Đạo diễn Lê hoàng dạy đời nhiều quá đấy!”. Đúng kiểu hai người “đanh đá” đối thoại với nhau!

“VN không cần lấy những vấn đề của quốc tế làm hình mẫu cho nghệ thuật đương đại của mình”

Nghệ sĩ Wessel Huisman (Ảnh: TT&VH)

Đến từ Hà Lan, Wessel Huisman là một nghệ sĩ thị giác và nhiếp ảnh. Hiện ông đang có triển lãm cá nhân “Điêu khắc đô thị và nhịp điệu con người”. Ông được cho là có sự am hiểu về nghệ thuật thị giác của cả phương Đông và phương Tây.

Ông nói: “Tôi rất sợ những tác phẩm chỉ là những minh họa cho ý tưởng hay bắt chước các tác phẩm đã có vì như thế sẽ mất đi tính cá nhân.

Khi tôi đến các bảo tàng ở HN, tôi được xem những tác phẩm hội họa từ thế kỷ 18 của của VN và cả những tác phẩm gốm với những màu sắc rất đẹp.

Ra phố, tôi nhìn thấy những người phụ nữ gánh hàng rong, lại phát hiện ra cái màu sắc trên trang phục của họ rất gần với màu sắc của những bình gốm đó. Từ đó tôi liên tưởng là sẽ tạo ra một bộ sưu tập thời trang khi liên kết những hình ảnh này.

Văn hóa VN hết sức giàu có, do vậy các bạn không cần phải lấy những vấn đề của quốc tế làm hình mẫu cho nghệ thuật đương đại của mình”.
(Thể thao & Văn hóa, 1/12)

12/12/08

Phát biểu "thiếu trách nhiệm, thiếu suy nghĩ" tuần này là...
Tuần này, có không ít cái tốt, cái hay bên cạnh những... cái dở đến từ những con người cụ thể. Mời bạn kéo thanh cuốn xuống bên dưới để tiếp tục xem những hay, dở mà "Phát ngôn & Hành động ấn tượng" chọn ra là gì...



Thống đốc rao bán cả ghế thượng nghị sĩ

Ông Rod Blagojevich, Thống đốc bang Illinois, âm mưu bán chiếc ghế thượng nghị sĩ của bang, hiện bỏ trống sau khi ông Obama đắc cử tổng thống. Hành động "hi hữu" đó đã đưa ngài Thống đốc... vào nhà giam vào hôm 9/11.

Thống đốc bang Illinois Rod Blagojevic (Ảnh: AFP)

Qua cuộc điện thoại bị phanh phui, Blagojevich không ngần ngại khi nói về chuyện sử dụng quyền được chỉ định nhân vật nào đó vào ghế thượng nghị sĩ để đối lấy việc bản thân có việc làm trong một tổ chức phi lợi nhuận. Blagojevich cũng đưa ra mức lương 250.000 - 300.000 USD/năm cho công việc mới hoặc sẽ thu được tối thiểu 1 triệu USD tiền quỹ vận động tranh cử.

Cùng bị bắt với Blagojevich còn có Chánh văn phòng bang, ông John Harris, người được cho là "cùng hội cùng thuyền" với Thống đốc trong vụ "mua quan bán tước" này.

"Những hành động phạm tội ấy khiến cố Tổng thống Lincoln cũng phải đội mồ sống dậy", tổng chưởng lý Patrick Fitzgerald bình luận về vụ bê bối hay có báo gọi là "tham nhũng chính trị". Còn khi hay tin câu chuyện diễn ra ngay trên quê nhà mình, Tổng thống sắp tới của Mỹ - Barack Obama, người từng ủng hộ Blagojevich, cho biết ông rất buồn về việc này.

Vị thống đốc 52 tuổi còn là đảng viên Dân chủ Blagojevich cũng bị cáo buộc đe dọa không sử dụng quyền hạn của mình hỗ trợ tờ Chicago Trubune, một công ty con thuộc tập đoàn báo chí Tribune Co., khi báo này gặp khó khăn. Đến nay thì một trong những hãng truyền thông hàng đầu tại Mỹ này đã đệ đơn xin phá sản, trở thành sự kiện gây ra chấn động trong giới báo chí. (VietNamNet, 9 - 10/12)

Với vụ bán "ghế" ở Mỹ, nhiều người sẽ quay lại nhìn ta để ngẫm đến người - rằng chuyện "mua quan bán chức" đâu chỉ là vấn đề nhức nhối ở VN; và tất nhiên, cùng với đó là trông người để ngẫm đến ta - rằng vụ scandal chính trị đó đã bị làm rùm beng lên thế nào, thay vì để "chìm xuồng", người liên quan đến nó đã kêu gọi "đương sự" nên từ chức như một sự "hổ thẹn" đến mức nào.

"Khi nào phía bạn đưa ra chứng cứ thì sẽ cho tiến hành xử lý..."

Ông Nguyễn Thành Tài (Ảnh: Phạm Cường)

Chắc sẽ có một số độc giả đọc câu trên thấy nó "thường" quá, có gì đâu mà "ấn tượng"?!. Nhưng nếu biết thêm rằng, "phía bạn" ở đây là Nhật Bản, "chứng cứ" ở đây là "vụ PCI" và "cho tiến hành xử lý" là thái độ, cách hành xử, phản ứng của ta với vụ tố cáo tham nhũng, hối lộ động trời kia thì rất có thể bạn sẽ rơi vào một trạng thái khác!

Và đó là phát ngôn vào ngày 5/12 của ông Phó Chủ tịch thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài.

Ông Nguyễn Thành Tài cho biết mình là người được phân công trực tiếp xử lý về vụ PCI. Đích thân ông đã có nhiều lần làm việc với đối tác và cũng đã khẳng định quan điểm của Việt Nam luôn nhất quán và kiên quyết chống tiêu cực và tham nhũng.

Ông nói: “Chỉ cần khi nào phía bạn đưa ra chứng cứ thì sẽ cho tiến hành xử lý. Còn nếu cần hỗ trợ, các cơ quan chức năng tại thành phố sẵn sàng hợp tác tốt nhất cho phía bạn tìm chứng cứ. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thấy phản hồi gì từ phía bạn”. (Dân Trí, 6/12)

3 thông tin gây chấn động của ngài Đại sứ

Đại sứ Nguyễn Quang Khai và Tổng thống Arafat (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Tại cuộc gặp giữa các quan chức ngoại giao VN về nước công tác với một số doanh nghiệp (DN) phía bắc tối 9/12 ở Hà Nội, Đại sứ VN tại Các Tiểu vương quốc Arập Nguyễn Quang Khai đã đưa ra 3 thông tin gây chấn động:

Thứ nhất, nước này muốn đầu tư vào Phú Yên và muốn biến nơi đây thành một "tiểu Dubai" - trạm trung chuyển hàng hoá, trung tâm tài chính, thương mại quốc tế; thứ hai, Các Tiểu vương quốc Arập cũng đang muốn lập một "làng Châu Á", trong đó cần đưa nửa triệu lao động VN sang cư trú lâu dài; thứ ba, sắp tới một số DN nước này sẽ đưa 3.000 con cừu bằng máy bay sang Ninh Thuận nuôi thử, sau sẽ nhân rộng ra các tỉnh khác và tìm kiếm một mảnh đất 10.000ha tại VN để hợp tác trồng lúa.

Theo Đại sứ Khai, những dự án này rất khả thi. Còn theo Lao Động (11/12) "những "hạt vàng cám" nói trên không nhiều lắm, chưa nói đến những "viên ngọc, viên kim cương"- những thông tin đặc biệt giá trị - xưa nay luôn hiếm.

Như giám đốc một DN nhỏ ở một tỉnh miền núi tâm sự rất hình ảnh nhưng cũng rất chân thành rằng, anh không đủ tiền đi nước ngoài nên rất khát khao những cuộc gặp các đại sứ, tham tán từ nước ngoài về như con khát sữa muốn gặp mẹ. Và qua nhiều cuộc gặp gỡ, anh cũng cố gạn lọc, tìm kiếm và cuối cùng cũng "đãi được một ít vàng cám" - những thông tin ít nhiều có giá.

"Người tiêu dùng có thể được hưởng lợi hơn nếu đẩy nhanh tiến độ tự do hóa..."

TS. Nguyễn Minh Phong

Về việc giá dầu thế giới đã thụt quá mạnh (quanh mức 40 USD/ thùng) trong khi giá xăng trong nước vẫn giảm quá nhẹ (đến 10/12 giảm thêm 1.000 đồng/ lít, còn 11.000/lít với xăng A92; và kèm với đó là tăng thuế nhập khẩu một số mặt hàng xăng dầu lên 5%), TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, nói:

"Lẽ ra phải cho tự do hóa cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu rồi mới để doanh nghiệp quyết định giá nhưng chúng ta làm ngược quy trình. Người tiêu dùng có thể được hưởng lợi hơn nếu chúng ta đẩy nhanh tiến độ tự do hóa trong kinh doanh xăng dầu".

Với giá dầu trên thị trường thế giới hiện nay thì các chuyên gia kinh tế cho rằng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước đang lãi từ 2.000 đến 3.000 đồng/lít.

Vậy mà ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Petrolimex đã phát biểu: "Quan điểm của chúng tôi là bám sát giá xăng dầu thế giới để vận hành giá trong nước sát với thế giới chứ không chờ đợi bước nhảy của thị trường.

Vì quyền lợi người tiêu dùng và kiếm chế lạm phát, doanh nghiệp luôn chủ động vận hành theo cơ chế thị trường, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp". (Người lao động, 10/12)

"Thất bại lớn nhất trong suốt 2 nhiệm kỳ tôi làm bộ trưởng là..."

Nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển

"... Không xây dựng và phát triển được hệ thống phân phối nội địa", nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển thừa nhận như vậy, khi đến nay thời điểm mở cửa thị trường trong nước theo cam kết gia nhập WTO sắp tới.

Thị trường bán lẻ trong nước đang đứng trước thách thức cạnh tranh rất lớn. Trước sự tấn công ồ ạt của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang và sẽ diễn ra, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng, nếu không liên kết mà cứ hoạt động riêng lẻ thì sẽ không thể chống chọi được.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng: "Đã là quá muộn trong việc xây dựng đề án phát triển ngành thương mại nội địa. Nhưng muộn còn hơn không! Kinh nghiệm cho thấy, nếu không có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ của nhiều bộ ngành chức năng thì đề án sẽ khó thành hiện thực". (Sài Gòn Giải Phóng, 11/12)

"Một dân tộc như VN rất tiện cho cải cách"

TS. Phạm Duy Nghĩa (Ảnh: Tuổi Trẻ)

"Một dân tộc thông minh và hiếu học như dân tộc Việt rất tiện cho cải cách. Nếu có thông tin và những chính sách sát thực tế và kiên quyết thì cải cách giáo dục ở VN không quá khó như mọi người nghĩ vì người học muốn học, cha mẹ sẵn sàng muốn chi, các ông thầy cơ bản có liêm sỉ và các nhà trường muốn có uy tín.

Chỉ có tắc nghẽn đâu đó ở chính sách giáo dục nối giữa các yếu tố đó, chứ năng lượng thì đầy rẫy", TS Phạm Duy Nghĩa trò chuyện trước thời điểm VN sẽ mở cửa giáo dục đại học theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). (Sinh viên VN, 10/12)

Bà thạc sĩ chưa tốt nghiệp cấp 3

Trưởng Ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Thị Thanh Hương có hành vi khai gian dối văn bằng chứng chỉ: Qua thanh tra, cơ quan chức năng phát hiện bà Hương học đại học văn hóa nhưng chưa tốt nghiệp trung cấp múa và chưa có bằng tốt nghiệp THPT như đã khai.

Sau khi tốt nghiệp đại học, bà Hương tiếp tục học cao học và tốt nghiệp thạc sĩ văn hóa. Trước đó, bà Hương đã bị cảnh cáo về mặt đảng. Đến lần này, bà Hương đã bị HĐND tỉnh Cà Mau ra quyết định kỷ luật cảnh cáo.

Ngoài bà Hương, không biết còn nhân vật nào khác "thoát" và không những thế, còn được trải thảm đỏ trên đường thăng tiến?

Theo Ban kiểm tra văn bằng chứng chỉ tỉnh Cà Mau, tại HĐND và Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Cà Mau có nhiều cán bộ lãnh đạo sử dụng bằng cấp bất hợp pháp nhưng được bổ nhiệm chức vụ quan trọng trong tỉnh. (VNE, Tuổi Trẻ - 9/12)

Mang thai vẫn xả thân cứu người

Chị Hồ Thị Trang (Ảnh: Pháp luật TPHCM)

Hôm đó, chị Hồ Thị Trang cùng ba đứa bé ở cùng xóm tắm sông, trong đó có bé Thanh mới bốn tuổi bơi bằng phao nổi. Không may bé Thanh bị trôi dần về họng nước máy bơm gần 10 mã lực cho ao nuôi cá tra.

Đang đùa giỡn thì nghe Thanh kêu cứu, chị Trang lập tức phóng sang nhưng bé thanh đã quá gần họng nước xoáy nên chị chỉ kịp đẩy được cái phao và Thanh dạt ra ngoài, còn chị thì mất đà bị ống hút thẳng vào máy. Dùng hết sức bám chặt vô thành ống nhưng chân phải của chị Trang bị chân vịt quạt nát đầu gối, bay luôn xương bánh chè.

Hành động dũng cảm ấy của chị Trang - người phụ nữ đang mang thai 4 tháng - không phải là lần đầu tiên. Trước đó, vào mùa nước năm 2006, lúc 18 tuổi, khi ngồi dưới bến sông rửa cá, thấy bé Nguyên gần nhà mới hai tuổi đang đi với chị thì bị lọt cầu khỉ xuống sông, bất chấp nước lớn Trang lao ra mò lặn và vớt được bé Nguyên.

Bây giờ, vừa nằm viện vừa mang theo nỗi lo có bán nhà cũng không đủ tiền chữa trị, chị Trang tâm sự: "Nếu không còn đi lại được thì khi phát hiện người ngã sông, em sẽ la lớn lên cầu cứu. Còn sau này may mắn chân em đi lại được bình thường thì nhất định em sẽ cứu". Chỉ biết rằng bài báo nêu gương chị Trang trên Pháp luật TPHCM (6/12) không cho độc giả biết thông tin về chồng chị, ngoài những người thân có mặt bên chị là ông Lái, bà Sang - cha mẹ chị Trang.

"Nên chuyển phố 19-12 thành một vườn hoa"

Ông Nguyễn Vinh Phúc (Ảnh: Lao Động)

Đó là đề xuất của Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc khi hay tin Hà Nội đã giải tỏa chợ tạm và sẽ cho xây dựng tòa cao ốc làm văn phòng giao dịch, buôn bán tại chợ 1-/12 - nguyên là phố 19-12.

Lý do ông Nguyễn Vĩnh Phúc đưa ra dựa trên vị trí lịch sử cũng như vị trí kiến trúc của nơi đang bị nhăm nhe biến thành cao ốc này.

"Chúng ta nên lo cho con cháu mai sau, đỡ cho chúng khỏi phải sửa chữa nhiều cho quá khứ", Nhà Hà Nội học nói. (Tiền Phong, 11/12)

"Cơ chế là làm thế nào để con người làm một việc mà kiếm được nhiều tiền hơn"

ĐĐ Đỗ Thanh Hải

Vừa bước vào công việc của nhà quản lý, trở thành quyền giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình VN (VFC), sau khi đạo diễn Khải Hưng nghỉ hưu, "nhân tố trẻ" Đỗ Thanh Hải muốn thay đổi điều gì?

"Tôi đặt ra một vấn đề là làm thế nào để đội ngũ sáng tác yêu nghề hơn. Cơ chế nghĩa là gì, nghĩa là làm thế nào để họ có thể làm một việc mà kiếm được nhiều tiền hơn.

Nhưng đó chỉ là một phần. Cái quan trọng là tình yêu nghề nghiệp và dám đương đầu với thách thức để khẳng định thương hiệu của cá nhân họ. Khi họ say mê thì có những cái không như ý, họ vấn vượt qua", đạo diễn Thanh Hải nói. (An ninh thế giới giữa tháng, 12/2008)

"Bài toán" trên được đặt ra trong bối cảnh VFC đang phải cạnh tranh hàng chục hãng phim tư nhân khác hiện đang có nhiều lợi thế để làm mưa làm gió trên sóng truyền hình. Có lẽ với Đỗ Thanh Hải, đó là cách để một hãng phim nhà nước như VFC có thể tiếp tục đứng vững.

Và nghĩ rộng ra, nếu không cân bằng được hai yếu tố là "có thực mới vực được đạo""phép thắng lợi tinh thần" thì còn lâu mới có sự chuyên nghiệp, còn lâu mới giữ chân được đội ngũ làm nghề giỏi và còn lâu mới dựng được lên thương hiệu lớn, có ngày vươn ra thế giới.