Monday, August 31, 2009

Cúc hương ngốc dại - Nguyễn Thiên Ngân

Nhà Tuân khá xa nhà tôi. Có những tối Tuân đi học tiếng Anh về, ghé ngang nhà đưa cho tôi một thỏi chocolate rồi lại tất tả đạp xe đi. Lúc nào cậu ấy cũng vội vã, một cái vẻ vội vã rất buồn cười vì đôi khi chẳng có gì để vội cả. Có lẽ, Tuân không giỏi che giấu xúc cảm, nên cậu ấy thường quay đi khi bị tôi nhìn sâu vào mắt.

Thành phố vào mùa mưa. Những buổi sớm thức dậy nghe mưa rì rầm ngoài cửa sổ, tôi thích thú vô cùng. Không hiểu sao tôi thích màu xám xịt u buồn của bầu trời nặng mây hay mưa giông. “Vì An biết đằng sau nó vẫn luôn có mặt trời”, Tuân từng nói như vậy khi tôi chia sẻ suy nghĩ của mình. Tôi không rõ. Có lẽ Tuân suy nghĩ hơi quá trầm trọng theo chiều hướng trong những cuốn tiểu thuyết cậu ấy hay đọc. Đơn giản chỉ là tôi thích bầu trời màu chì, thế thôi.

Những ngày mưa, tôi ngồi lì bên bancông, nhấm nháp mẩu chocolate Tuân mang đến. Tuân luôn mua loại dark chocolate, bất chấp tôi than van rằng mình chỉ thích loại chocolate sữa hoặc có nhân hạt dẻ. Đó là điều duy nhất Tuân làm trái ý tôi. Riết rồi tôi cũng quen ăn chocolate đắng từ lúc nào không rõ. Và tôi thấy Tuân đúng. Tẻ nhạt biết bao những thỏi chocolate không đắng! Nếu quen thuộc và dễ chịu với cảm giác bình yên một mẩu chocolate sữa mang lại, làm sao bạn có thể nhận ra rằng dư vị của mẩu chocolate đắng trên miệng rất lâu sau đó bao giờ cũng rất ngọt ngào. Ngọt ngào bất ngờ, kỳ lạ.

Thi thoảng Tuân đến, cùng tôi ngồi trên bancông, yên lặng nhìn mưa. Cậu cẩn thận vun lại mấy chậu cúc hương be bé xinh xinh rồi kéo vào sát chân tường. “Thử tưởng tượng cơn mưa nặng trình trịch đó giáng xuống mấy khóm hoa mỏng manh này, thương quá!” - Tuân lúng túng giải thích khi tôi nhìn cậu đầy ngạc nhiên, thích thú. Hai đứa ngồi đong đưa chân, đôi lúc giật bắn mình khi nước mưa lạnh toát nhỏ trúng đỉnh đầu và hít đầy lồng ngực không gian mênh mang mưa pha lẫn mùi cúc hương hăng hắc gần gũi đến tê dại.

***

Hoàng xuất hiện trong cuộc sống của tôi, mang đến một làn gió mới. Tôi quen cậu ta ở lớp nhảy hiện đại, cái lớp mà tôi đã nài ép Tuân đi học chung hàng trăm lần nhưng cậu ấy nhất mực không đồng ý. Không còn những chiều chống cằm mơ màng đọc tiểu thuyết Tuân mang đến, không còn những cuộc nói chuyện lơ mơ chẳng đi về nơi đâu… Tôi cùng Hoàng lang thang những quán cà phê cóc trong thành phố, nghe Hoàng kể về những chuyến đi xa. Đôi lần Hoàng gửi xe Honda đâu đó, xuất hiện trước nhà tôi với chiếc xe đạp thể thao, hăm hở rủ tôi đi dạo buổi chiều. Những vòng xe bất giác nhắc tôi về Tuân, thoáng chút ăn năn. Ghé nhà không gặp tôi, Tuân gửi lại chocolate đắng cho mẹ.

***

Một buổi chiều mưa hiếm hoi gặp nhau, tôi rạng rỡ thông báo với Tuân:
- Mình đã thích một người!
- Thế à?! - Tuân trả lời ra vẻ thờ ơ nhưng tôi cũng không để ý đến.
- Cậu không biết bạn ấy đâu - tôi tiếp tục hồ hởi.
- Vậy ư?
- Cậu còn cú pháp nào thú vị hơn nữa không? Vậy ư? Thế à? Sao nữa? Thật chứ?! - tôi bắt đầu tức giận.
Tuân nhảy phóc xuống bancông nhìn tôi bằng đôi mắt buồn tênh, và giọng nói cũng buồn tênh:
- Mình biết điều đó trước cả khi cậu nói ra.
Rồi đau xót, cậu ta quét mắt sang chậu cúc hương dưới bancông. Tôi hoảng hốt nhìn theo. Chúng đã héo rũ, vàng bợt ra từ lúc nào. Trời thì đầy mưa.

***
Tuân biến mất với những chậu cúc hương héo rũ. Nhiều ngày sau đó cậu ấy không ghé nhà tôi nữa. Tôi nhận ra vì không còn những thỏi chocolate đắng nghét mang dư vị ngọt ngào gửi lại. Hoàng thì vẫn mới mẻ và thú vị như một trang truyện phiêu lưu. Tôi quên dần Tuân, cũng dần bỏ quên cảm giác thèm da diết một thanh chocolate đắng.

***

Cuối mùa mưa đó, Tuân xuất hiện ở nhà tôi như chưa hề biến mất. Tay Tuân cầm một chậu cúc hương be bé xanh non chúm chím những nụ vàng li ti. Tôi ngượng ngùng bối rối.

- Mình không biết chăm sóc, chúng lại chết nữa thôi.

Tuân im lặng đặt nó vào chỗ cũ, nheo mắt nói với tôi:

- An quên chăm sóc, chứ không phải là không biết.

Không hiểu sao tôi muốn khóc. Thế là nước mắt tôi trào ra, rồi tôi khóc rưng rức như bị đòn oan. Tuân bối rối, nhưng cậu ấy không cuống quýt dỗ dành như mọi lần bị tôi mè nheo. Cậu ấy vỗ nhẹ lên vai tôi, nhẹ nhàng:

- Mình đùa thôi, An đừng khóc. Cúc hương là giống thân thảo mong manh, nở hết một mùa hoa, nó sẽ héo, để hạt rơi xuống mọc lên cây khác. Chậu cúc hương này mình gieo từ những hạt mùa cũ đấy. Giá như An thấy chúng từ lúc nảy mầm, dễ thương lắm!

Tôi vẫn khóc nhiều, mãi lâu sau mới bình tĩnh trở lại. Thậm chí bản thân tôi cũng không hiểu vì sao. Tuân cứ bình tĩnh đến lạ lùng. Tôi phá tan bầu không khí ngượng ngùng bằng cách hỏi chỏng Tuân:

- Còn chocolate đắng đâu?

Tuân cười:

- Bấy nay, mình tưởng An đã “cai nghiện” nó rồi?!

Tôi đột nhiên muốn khóc trở lại. Tuân thản nhiên như không biết gì, chậm rãi thông báo - vô tâm hệt như cái ngày tôi nói với Tuân về Hoàng.

- An này, cuối tuần này mình bay. Ba mình sẽ đón mình ở Canberra. Đôi lúc mình cảm thấy lo lắng, không hiểu mình sẽ phải cư xử thế nào với dì và các em con dì. Rồi mình sẽ mất bao lâu để không còn thấy lạc lõng ở nơi xa lạ đó. Thậm chí mình muốn ở lại, muốn tung hê tất cả những gì ba đã chuẩn bị cho mình: những ngày miệt mài học tiếng Anh, giấy tờ thủ tục… Nhưng bây giờ thì mình biết, mình phải đi…

***

Tôi không nhớ mình đã làm gì trong buổi chiều Tuân đi. Tôi chỉ nhớ cảm giác trống trải lạ lùng, và tôi khóc một cách vô ý thức. Bất cứ một điều gì gợi về Tuân cũng khiến tôi thổn thức, dù có khi đó chỉ là một chiếc lá vàng rơi trong khoảng trời im lặng. Những thanh dark chocolate tôi tự mua không còn để lại dư vị ngọt ngào. Cảm giác đắng nghét, đắng khủng khiếp đọng lại mãi mãi trong tôi, tựa như một bản nhạc đang lên đến đỉnh điểm thì bất ngờ bặt câm khiến người ta ngơ ngẩn, hụt hẫng đến vô chừng. Hoàng hỏi vì sao tôi bỗng nhiên buồn bã, nhưng làm sao tôi có thể nói cho Hoàng hiểu được.

Bốn năm đại học trôi qua như chớp mắt, không có quá nhiều sự kiện. Tôi và Hoàng chia tay, kết thúc một mối tình trong sáng nhưng quá nhiều trúc trắc tiềm ẩn mà cả hai tự biết mình không thể nào hóa giải nổi. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn đi chơi cùng nhau như hai người bạn đầy thấu hiểu. Tôi thích như vậy hơn. Một quyển sách phiêu lưu dù thú vị bao nhiêu, thì kết cục cũng đã bị phơi bày khi gấp lại. Có chăng, đó chỉ là một quyển sách hay và đáng nhớ chứ người ta không thể nào đọc mãi.

Tuân không liên lạc từ ngày đó. Tôi đã vượt qua cảm giác trống rỗng từ rất lâu, nhưng mỗi ký ức về Tuân đều làm tôi thấy lòng chùn lại, tựa như một phím đàn hoang phế vụt run rẩy khi một lần được phủi bụi và rung lên sau bao nhiêu mùa quên lãng. Hai mươi mấy tuổi, tôi không còn là một cô bé mười tám khờ khạo không thấy được lòng Tuân, cũng không hiểu rõ lòng mình.

Có thể tôi yêu Tuân mà đến mãi sau này mới nhận ra, cũng có thể tôi chỉ mang một hình bóng trọn vẹn của quá khứ ra để lừa dối những dại khờ trong tình cảm hiện tại của mình. Nhưng có một điều tôi biết, rằng sau tất cả những cuộc nổi loạn, rốt cục cảm giác bình yên của tôi cũng chỉ nằm lại mãi mãi trong những chiều mưa ngồi bên Tuân, đong đưa bàn chân trên bancông, nghe cậu ấy kể những câu chuyện hoang đường nhưng êm đềm và hít đầy mùi hăng hắc mát dịu của khóm cúc hương đẫm mưa…


Thời gian để sống - Nguyễn Thiên Ngân

Một buổi chiều mưa bão nọ, có một người đàn ông chừng ba mươi tuổi xuất hiện ở phòng khám. Anh ta trò chuyện với bác sĩ hơn một tiếng đồng hồ. Khi anh ra lấy toa thuốc, cô liếc thấy trên đó có vài loại mình biết tên, chống đau nửa đầu và chống trầm cảm.

Có lẽ anh không nhớ cô là ai. Nhưng cô biết anh. Trước khi về làm việc cho phòng khám tâm thần kinh này của bác sĩ H., cô từng làm trợ lý cho chương trình y tế của một tổ chức phi chính phủ. Anh làm việc cho một đơn vị phối hợp thực hiện dự án. Nhiều lần anh qua họp với bên cô. Cô ghi nhớ anh bởi dáng vẻ trầm tĩnh luôn đượm chút buồn rầu. Cốt cách của anh toát lên điều gì đó khiến người ta bỗng phải gò mình lại cho điềm tĩnh, lịch lãm khi tiếp xúc, nếu không muốn trở thành một kẻ tương phản dị hợm. Họ không có dịp nói chuyện riêng với nhau cho đến khi cô rời dự án. Không ngờ có ngày cô gặp lại anh.

Hết giờ làm việc, bác sĩ H. thong thả bước ra khỏi phòng bệnh, nhờ cô pha một tách cà phê.

- Bệnh nhân mới đến ban nãy… – cô rụt rè hỏi. Nhưng lập tức cô ngưng bặt. Cô thừa biết quy tắc bảo mật cho bệnh nhân ở những phòng khám tâm lý.
- Ừ – bác sĩ gật đầu, quay sang nhìn cô dò hỏi.
- Em biết anh ta – cô đành nói một câu khá vô nghĩa.
- Bạn bè à?
- Không, biết thôi. Ngày xưa có làm chung một dự án.
- Đó là một ca khó.
- …
- Anh ta muốn tự tử.

Suốt một tuần sau đó, cô chờ đợi lần tái khám của anh. Nhưng đến ngày tái khám, tuyệt nhiên anh ta không xuất hiện. Một, hai ngày sau đó cũng không.

- Anh người quen của cô không thấy đến tái khám – bác sĩ H. đẩy gọng kính lên sống mũi.
- Dạ.
- Tôi cảm thấy không an tâm. Sẽ rất nguy hiểm nếu anh ta bỏ giữa chừng việc điều trị. Ý nghĩ tự tử đã choáng ngợp con người anh ta.
- Thưa… – cô cắn môi, cảm thấy ngượng ngùng khi hỏi điều không được phép – vì sao anh ta muốn chết?

Bác sĩ H. im lặng nhìn cô hồi lâu. Rồi ông nói chậm.

- Vợ chưa cưới của anh ta qua đời vì tai nạn xe một năm trước do chính anh ta cầm lái. Sau một năm cố gắng sống trong giày vò, cảm thấy vẫn không thể tiếp tục được nữa, anh ta tìm đến đây.

Chiều hôm đó, cô lần mò đi tìm nhà người đàn ông trẻ nọ theo địa chỉ lưu trong bệnh án. Khi cô đến tòa chung cư ở ngoại ô ấy, những nhân viên cấp cứu đang đưa anh ta ra xe. Khuôn mặt anh trắng nhợt, đôi mắt nhắm nghiền, cơ thể bất động, mùi thuốc diệt cỏ tỏa ra nồng nặc. “Người nhà anh ta đâu?” – nhân viên y tế quát. Hàng xóm bu xung quanh trả lời nhao nhao: “Không có. Anh ta sống một mình”. Cô thấy mình đột nhiên nhào ra khỏi đám đông, leo lên theo xe cấp cứu. “Tôi là bạn anh ấy!”.

Cửa phòng cấp cứu bật mở. “Đã súc ruột nhưng anh ta sẽ không thể qua khỏi. Chất độc đã thấm qua thành ruột của anh ta, không cách gì cứu được. Cô biết nguyên lý của thuốc diệt cỏ không? Nói nôm na là hóa chất làm cho cỏ không thể hấp thu thức ăn được và chết đi. Với người cũng vậy”. Ông bác sĩ vừa bước ra nói chậm. Cô thấy mình run lập cập: “Còn bao nhiêu ngày, thưa bác sĩ?”. “Chậm nhất là ba”.

Anh ta mở đôi mắt đờ đẫn nhìn cô. Có vẻ anh gắng gượng nói điều gì đó, nhưng rồi tất cả bật ra chỉ là tiếng thều thào.

- Nhìn cô rất quen.
- Em từng là trợ lý dự án X.
- À… Cảm ơn cô! – anh ta gật gật đầu.

Cô liếm môi:

- Anh cho em số điện thoại, em sẽ báo cho gia đình anh.
- Tôi không còn ai thân thích ở đây. Các anh tôi sống ở nước ngoài.
- Để em mua gì cho anh ăn – cô quay mặt đi.
- Cô ơi…
- Dạ.
- Tôi sẽ sống, đúng không? – mắt anh ánh lên tia nhìn van nài.

Cô nhìn anh, lặng lẽ gật đầu.

Anh không thể nào húp được dù chỉ là vài ba muỗng cháo loãng. Cô nhìn anh, tưởng tượng ra một cọng cỏ đang quằn quại héo đi rồi vỡ tung trước mắt mình, hệt như trong mấy mẩu quảng cáo thuốc diệt cỏ trên tivi. Cơn đau làm anh nói năng khó nhọc.

- Khi vừa uống thuốc tự vẫn xong tôi mới thấy thèm sống. Tôi đã cư xử thật hèn nhát.

Cô im lặng để bát cháo loãng xuống bàn, rót cho anh ly nước.

- May mà ông trời cho tôi một cơ hội để làm lại tất cả – anh thều thào, khóe mắt ánh lên niềm vui vô hạn.

Sáng hôm sau, cô tìm cách liên lạc với vài người bạn của anh. Buổi chiều, anh nhờ cô đọc cho anh nghe một vài chương trong tập Thơ Dâng của Tagore. “Phiền cô quá, anh nói, sau này ra viện tôi biết làm sao để trả nợ cô đây?”. Cô gượng cười ngậm ngùi: “Chỉ cần anh đừng chết nữa là được”.

Khi cô đến thăm anh vào ngày sau đó nữa, anh đang ngồi nhìn ra cửa sổ. Tàng me trong sân bệnh viện lích rích tiếng chim chuyền.

- Anh đang nghĩ gì?
- Tôi đang nhớ đến những ngày tươi đẹp – anh mỉm cười.

Cô gật đầu, nhìn anh. Người anh rộc đi, mắt thâm quầng. Anh yếu lắm rồi.

Anh mất trong giấc ngủ buổi chiều ngày hôm đó. Thậm chí anh nghĩ mình chỉ ngủ một giấc thôi và sẽ tỉnh dậy.

Cô y tá kéo tấm khăn trắng phủ mặt anh lại. Cô thờ thẫn bước ra ngoài. Bác sĩ H. đang đứng ở cửa. Cô muốn đổ gục vào vòng tay ông.
* * *
Sau này, thi thoảng cô vẫn thoáng thấy giật mình mỗi khi có ai đó đến khám bệnh vào một buổi chiều mưa bão. Không phải khuôn mặt thất thần của người đàn ông trẻ ấy, mà là ánh mắt vui mừng khi nghĩ mình được sống của anh lúc ở trong bệnh viện đã ám ảnh cô rất nhiều năm sau đó. Cô hiểu rõ mỗi người chỉ có một thời gian để sống.

17

16

15

14

13

12

Sunday, August 30, 2009

Người Ăn Táo - Phan Hồn Nhiên

1. Tịnh không một vệt gió. Ngoài xa, mặt biển tựa tấm kính khổng lồ bị bẻ cong, hắt sắc xanh bất biến lên nền trời trơn nhẵn. Ánh nắng chói chang bọc kín các thanh vịn cầu thang hồ bơi, nung nóng chúng thản nhiên, đến mức sắc trắng kim loại gần như chuyển sang trong suốt, rồi tan chảy vào làn không khí oi ả.

Một phần hồ bơi hình cánh cung cũng rực lên dưới thứ ánh nắng ma quái, nhưng nửa mặt nước còn lại chỉ thuần một màu xám xanh im lìm. Anh bật điện thoại. Nó không làm việc đã năm ngày. Pin còn đầy. Nhiệt độ bên ngoài 34 độ Celcius.

Với tay nhặt chiếc kính râm lẫn trong mấy tờ tạp chí, đeo lên mắt, anh đổi một tư thế thoải mái hơn trên ghế phơi nắng. Gần bên, những chiếc ghế rải rác quanh hồ bơi, mấy đôi khách Bắc Âu tóc vàng nhạt vẫn nằm bất động, mí mắt khép hờ, cơ thể rám nắng của họ mỗi lúc một sẫm đen, tựa các vật thể còn sót lại, treo lơ lửng trong cái khung cảnh đang phai hết màu sắc.

Một bóng đen xuyên qua nắng, đi về phía anh, đặt xuống chiếc bàn nhỏ một cốc nước trắng có mấy lát chanh. Tiếng nói vẳng đến: “Ông có cần đặt trước taxi?”. Anh nhìn lướt màn hình điện thoại, gật đầu: “Cám ơn. Hai tiếng nữa tôi phải có mặt ở sân bay!”.

Người phục vụ của resort vừa quay bước, anh tức khắc nối tiếp dòng suy nghĩ bị đứt đoạn. Hình ảnh Vinh ngồi một mình trong căn phòng mờ tối, bên mặt bàn rộng không để đồ vật, im lặng gọt một quả táo, cắt thành khoanh cẩn thận và ăn chậm rãi lại choán đầy tâm trí anh. Ngay cả giữa các giấc ngủ ngắn, gương mặt nhìn nghiêng của Vinh, đường nét hoàn hảo dù hơi gầy, vẫn cứ hiện ra, rõ ràng, với sự buồn rầu bí hiểm không sao giải thích. Cách đây hai tuần, anh gọi điện thoại cho Vinh.

Như thường lệ, họ nói chuyện lâu. Mẩu chuyện phiếm về một đời máy ảnh mới, vài loại chứng khoán cần mua, và thông báo cho nhau biết mấy dự định công việc sắp tới. Tất cả được họ nói bằng giọng giễu cợt nhẹ nhàng. Trước khi gác máy, Vinh chợt bảo có lẽ anh ta đóng cửa văn phòng một thời gian, vì đến lúc cần nghỉ ngơi.

Điều này đôi khi họ cũng từng đề cập. Mọi thứ chẳng có gì khác thường. Không hiểu sao, ý định tạm ngưng công việc cũng nảy ra trong anh thình lình. Sau khi tìm kiếm trên net vài địa chỉ resort, anh gửi đơn xin nghỉ phép và bay thẳng ra đảo. Một bungalow riêng biệt, mọi cánh cửa hướng ra biển. Trong túi du lịch có vài quyển sách. Anh không đem theo laptop. Không đắn đo, anh tắt luôn di động. Một kỳ nghỉ hoàn hảo, đứt lìa hoàn toàn với thế giới anh vừa rời bỏ.

Tuy nhiên, suốt năm ngày qua, ý nghĩ về Vinh không ngừng lảng vảng, như thể từng phân tử không khí bao quanh anh đều dính chặt một hình ảnh nào đó, bị thu nhỏ, của người bạn thân.

Chuông điện thoại đột ngột đổ chuông. Hoan, cô gái sống cùng anh gần hai năm. Họ vừa đính hôn tháng trước. Có lẽ cô đã kinh hoàng với sự biến mất của anh. Khoảng cách giữa các hồi chuông ngắn hơn, như phát điên. Suốt mấy ngày qua, anh chẳng hề nhớ đến sự tồn tại của cô. Không thể nói gì lúc này, anh bấm nút từ chối trả lời.

Hơi nhỏm dậy đặt điện thoại lên bàn, hình ảnh hồ bơi với hai nửa phân định kỳ dị lại đập vào mắt, khiến anh rùng mình. Tựa một ảo giác đe dọa. Ánh phản quang từ các tay vịn kim loại rất giống lưỡi dao lóe lên trên tay Vinh, khi anh ta chậm rãi gọt vỏ táo trong căn hộ thiếu sáng.

2. Đoạn đường từ resort ra sân bay của đảo gần 10km. Nhiệt độ bên ngoài là 36 độ. Con đường trải nhựa có thể chạy sáu làn xe, sâu hút, không một bóng cây. Ở các khúc quanh, biển hiện ra đôi khi. Người lái xe thi thoảng liếc nhìn hành khách qua kính chiếu hậu. Máy điều hòa phả từng luồng hơi lạnh vào ngực nên anh chỉnh lại khuy áo. Tài xế hơi nghiêng người, vươn tay điều chỉnh máy lạnh. Một cái xe đạp thình lình hiện ra phía trước, băng ngang. Taxi thắng gấp. Hai bánh xe đạp cao lênh khênh đổ vật xuống mặt đường xám trắng, không tiếng động. Anh chúi mạnh vào lưng dựa ghế trước nhưng chống tay kịp. Người tài xế mở cửa bước ra ngoài, đỡ dậy đứa trẻ và chiếc xe. Mọi việc giải quyết chóng vánh.

Xe chạy tiếp. Người tài xế hỏi anh có bị sao không. Anh lắc đầu. “Nếu bắt buộc mọi người trên xe phải đeo dây an toàn thì tốt hơn!” – Tài xế phàn nàn. “Đúng vậy!” – Anh gật đầu, thử nhìn qua kính phía sau. Đứa bé không cưỡi xe đạp nữa mà ngồi trên đụn cát ven đường, lưng còng xuống. Nó nhỏ dần thành cái chấm rồi biến mất. Tái xế nói: “Không sao đâu. Nó chỉ sợ đôi chút!”. “Ừ!” – Một lần nữa anh đồng ý.

Một số người luôn thắt dây an toàn. Nhưng số đông còn lại không thể, hoặc không bao giờ biết đến sự hiện diện của loại dây đó, anh nghĩ. Chiếc taxi như cái hộp kín lao xuyên qua bầu không khí nóng bức. Bên trong, hai con người không có gì để nói, nên im lìm.

Đưa anh đến sát cửa vào ga đi, người lái xe đưa cho anh danh thiếp: “Gọi cho tôi, nếu cần!”. Anh gật đầu. Nhưng anh tin sẽ không lần nào nữa quay trở lại đảo. Sau khi check in, anh ngồi ở băng ghế gỗ, đợi nửa giờ sau lên máy bay.

Cách đây 15 năm, hoặc có thể nhiều hơn, anh thường ngồi ở băng ghế công viên gần nhà. Một thằng bé trạc tuổi đến ngồi bên cạnh. Chúi mũi vào một quyển sách dày, nó đọc say mê đến mức anh tin rằng trong các mặt giấy kia, có gì đó mê hoặc thật sự, hơn hẳn quang cảnh máy bay thử nghiệm đang nhào lộn trên không trung, để lại hai làn khói trắng cắt đôi bầu trời. Khi anh hỏi tên quyển sách, thằng bé thản nhiên đưa ngay nó cho anh. Lướt qua vài dòng, anh cũng bị hút luôn vào bên trong câu chuyện. Kể từ đó, hai thằng bé kết thân.

Vinh sống cách nhà anh hai dãy phố. Họ cùng đi bơi, xem phim cuối tuần, mua chung nhiều đĩa nhạc và có sở thích giống hệt nhau về các quyển sách. Ở người bạn này, có một điều gì đó khiến anh, và những đứa trẻ khác phải ngưỡng mộ. Có thể là trí thông minh đặc biệt, vẻ điềm tĩnh trước tuổi, hoặc bởi thái độ công bằng của Vinh.

Ngay cả khi đã trưởng thành, các phẩm chất ấy nơi Vinh cũng không mất đi. Đơn giản là chúng biểu hiện theo cách khác, kín đáo và khắc kỷ hơn. Đôi khi gần như lạnh lùng. Sự nghiệp của cả hai khá nhanh và đi theo đường thẳng. Anh tin rằng họ chia sẻ với nhau hết thảy mọi thứ mà bọn con trai cùng quan tâm. Phải nhiều năm sau này, anh mới hiểu thực ra chỉ có tác động từ một phía. Anh đã luôn tự nguyện làm theo quyết định của Vinh. Không có chiều ngược lại.

Bí mật ấy được phát hiện vào lần họ thay nhau lái xe đến một thành phố biển.Đó là chiếc xe Vinh mua ngay năm đầu tiên mở văn phòng riêng. Vinh cầm lái, bảo anh mở đĩa Tom Martin. Bản nhạc When I’m 64 chơi trên contrabass đượm vẻ khôi hài u sầu, hòa với động cơ xe rầm rì, thờ ơ. “Tụi mình từng nghe bài này hàng chục lần ở nhà cậu, trong một cái đĩa LP” – Khi ấy anh nói vui vẻ. Vinh lắc đầu: “Nhà tớ không có LP của The Beatles. Chưa bao giờ tớ chịu nổi họ!”. “Nhưng cậu đã ghi lời tiếng Anh. Và tớ còn mượn quyển sổ ấy để chép lại” – Anh ngạc nhiên. Vẫn chăm chú vào tay lái, người bạn bình thản: “Cậu nhớ nhầm rồi!”. Anh đành chấp thuận: “Có thể vậy!”. Trí nhớ mình thật tồi tệ, anh tự nhủ.

Xe chạy qua ngã ba, bên phải xuất hiện con đường mới trải nhựa. Anh nhắc Vinh rẽ. Đường ấy ra biển ngắn hơn một nửa thời gian. Nhưng cậu bạn vẫn cho xe đi thẳng. Vào khoảnh khắc ấy, anh nhận ra vết nứt vỡ, rất mờ, đã xuất hiện trong mối gắn kết chặt chẽ của họ…

Điện thoại lại đổ chuông. Nhưng không phải là Hoan. Một nhân viên làm việc cùng phòng ở công ty cho biết có một bưu phẩm gửi bảo đảm, đề tên anh. “Cậu ký nhận hộ tôi. Cảm ơn!” – Anh yêu cầu. Trước khi tắt máy, anh chợt hỏi thêm: “Ai gửi?”. Người nhân viên mất mấy giây tìm kiếm gì đó, rồi nói: “Một người tên Vinh. Không thấy địa chỉ. Nhưng dấu bưu cục gửi đi cũng trong thành phố”.

Một món quà từ Vinh. Thật kỳ lạ. Họ thân thiết đến mức chưa bao giờ có ý nghĩ phải tặng quà cho nhau, kể cả dịp sinh nhật. Anh gọi cho Vinh. Không có trả lời. Đầu máy bên kia đã bị khóa.

Tiếng loạt roạt vang lên trên loa. Thông báo cho biết máy bay về thành phố trục trặc kỹ thuật. Sẽ có máy bay vào sáng hôm sau. Đành quay lại resort trong đảo. Anh sực nhớ cái danh thiếp. Chiếc taxi hiện ra gần như tức khắc. “Sao anh biết tôi sẽ gọi anh lần nữa?” – Anh hỏi khi ngồi vào xe. Người tài xế nhếch môi cười: “Tự nhiên biết vậy thôi!”.

Anh phóng mắt nhìn ra bên ngoài. Một thế giới trống trải, thừa thãi ánh sáng. Lúc ngang qua mấy đụn cát, anh thoáng giật mình. Đứa trẻ cùng chiếc xe đạp không còn. Dấu hằn của người và vật cũng biến mất. Có lẽ cát khô trượt xuống xóa hết vết tích.

3. Anh nằm trên sofa, trong bungalow ban sáng anh vừa rời đi. Ánh sáng ngoài rèm cửa dịu xuống. Gió chạy trên những đỉnh cây sát mí biển. Gần 6 giờ. Nhiệt độ giảm xuống còn 28 độ. Anh đã ngủ khoảng ba tiếng. Màn hình điện thoại trống không.

Nhấc máy bàn, anh gọi phục vụ mang bữa chiều. Sau đó anh pha trà. Tìm hộp đường nhưng không thấy. Anh mở tủ lạnh. Chỉ có nước đóng hộp và vài quả cây nhiệt đới màu sắc kỳ dị. Có lẽ chúng bị bỏ quên từ rất lâu. Anh vứt chúng vào sọt rác, cầm tách trà ra ngoài hàng hiên, nhìn biển. Chuông điện thoại vang lên. Hoan gọi. Sau giấc ngủ, đầu óc anh mềm lại và tỉnh táo. Giọng Hoan run nhẹ, như vọng đến từ một thế giới khác:

- Khi nào anh về?

- Trưa mai anh có mặt ở thành phố.

- Khi đến nơi, anh gọi ngay cho em!

- Em không cần ra đón. Anh có thể tự bắt taxi về nhà.

- Không phải chuyện ấy. Một việc quan trọng khác em cần nói với anh.

- Sao em không nói luôn lúc này?

- Thôi được – Một thoáng ngần ngừ lướt qua – Vinh chết rồi. Ba hôm trước. Em đã gắng liên lạc với anh, nhưng không thể được.

Mặt biển và khoảng trời trước mặt đột nhiên đỏ sẫm, như nhúng vào thứ nước quả dầm kinh hoàng, điên rồ. Lý do cái chết anh chưa biết. Nhưng anh không thể nói gì hơn. Cổ họng bị nung khô, rát bỏng, như sắp vỡ tung thành từng mảnh nhỏ. Tiếng đập thình thịch cuồng loạn trong lồng ngực. Chưa bao giờ anh thấy sợ hãi ghê khiếp đến thế. Các sự kiện và hình ảnh của ngày hôm nay, và cả các ngày trước đó, dường như đang rơi tự do, lẫn lộn, trước khi tách ra, bắn đi những hướng khác nhau.

Anh ngồi bệt trên sàn gạch, tựa lưng vào bức tường thô rám. Từng mẩu trí nhớ quay trở lại, lộn xộn, ráp nối với nhau thành cuộc trò chuyện cuối cùng giữa họ.

Sáng hôm ấy họ ngồi café dưới chân cao ốc, nơi Vinh có một căn hộ rộng. Trời mát. Đám chuồn chuồn chao đảo trong khoảng không hút gió. Vinh uống hết cốc cà phê, nheo mắt nhìn sự chuyển động hỗn độn của xe cộ và những con chuồn chuồn. Từ lúc nào đó Vinh đang gầy đi, như thể anh ta điều chỉnh, tự cất giấu mình vào khoảng không vô hình.

Họ nói chuyện về cái dự án vừa hoàn tất của Vinh. Anh gợi ý với bạn dùng số tiền vừa kiếm được cho vài cuộc đầu tư có triển vọng. Vinh chợt hỏi: “Vì sao chúng ta làm tất cả các việc này, cậu biết không?”. “Nếu không làm chúng, thì không biết làm gì khác!” – Anh đáp thành thật. Vinh gật nhẹ, cười. Lần đầu tiên anh ta đồng ý với anh dễ dàng. Nhưng, đó cũng là khi anh nhận ra một tia buồn thảm thoáng qua Vinh, rất nhanh.

Chúng ta không đi đến đâu cả. Chúng ta cũng chẳng biết đang tìm kiếm điều gì. Hệt như chúng ta không ngừng chạy trên đại lộ trống trải, bất tận, chẳng hề có một cột mốc nào. Dù họ không nói thêm một điều gì, nhưng anh biết, Vinh đã truyền cho anh ý nghĩ tuyệt vọng sáng rõ ấy, bằng thứ năng lực chỉ riêng anh ta nắm giữ.

Bóng tối len vào khoảng không giữa trời và mặt nước biển, căng phồng lên. Gió mạnh. Vài hạt nước lớn rơi từ mái ngói bungalow xuống tay vịn lan can. Anh loạng choạng đi vào bên trong, cài chặt các cánh cửa.

Trái với dự đoán, anh vẫn ăn hết bữa tối, bật TV xem một bộ phim trên HBO. Nỗi đau đớn và sự sợ hãi không can dự vào các thói quen tầm thường, anh ngạc nhiên nhận ra. Trước khi nhắm mắt ngủ, giữa vô số mảnh ký ức về Vinh, bỗng anh ngồi nhỏm dậy. Vì lẽ gì khi thông báo cho anh cái chết của Vinh, giọng Hoan là của một người hoàn toàn kiệt sức?

4. Người tiếp viên nhắc anh cài dây an toàn. Máy bay đảo và rung. Nhưng điều này khiến ý nghĩ trong anh liên tục, rõ nét hơn. Cơ trưởng thông báo nhiệt độ bên ngoài 32 độ. Điện thoại di động đã tắt. Từ hôm qua, Hoan không gọi lại. Anh bồn chồn co chặt bàn tay. Mối quan hệ giữa cô và Vinh mờ nhạt. Lần đầu khi anh giới thiệu Hoan với bạn thân, cô không ngần ngại phơi bày thái độ dè dặt, ác cảm và giữ khoảng cách.

- Em không cần tỏ ra lạnh nhạt như thế. Vinh gần như ruột thịt, một người anh em của anh, em hiểu không? – Anh nói, khi chỉ còn họ với nhau.

- Em biết. Nhưng không thể không sợ hãi.

- Cậu ấy thông minh, không dễ gần. Nhưng cậu ấy chưa bao giờ làm ai tổn thương.

- Không. Anh ta có gì đó gợi cảm giác đặc biệt nguy hiểm – Hoan nói khẽ, phân vân – Có thể vì vẻ cô độc quá rõ của anh ta…

Sau lần ấy, bằng cách sắp xếp nào đó, họ không bao giờ gặp nhau ba người. Dường như Vinh cũng không mấy bận tâm sự hiện diện của Hoan, ngoại trừ một lần anh nói với Vinh về việc thiết lập một đời sống ổn định sau tuổi 30, có gia đình, yêu thương và có trách nhiệm với một ai đó. “Cậu có tin Hoan mang lại bình yên cho cậu suốt quãng đời còn lại không?” – Vinh nhìn thẳng vào anh.

Anh bật cười: “Có lựa chọn khác nếu không tin điều ấy sao?”. Vinh cười to. Tuy nhiên, anh nhận ra bạn thân chưa bao giờ có người yêu hay tình nhân, dù là mối quan hệ ngắn hạn. Đôi khi Vinh ốm. Anh ghé qua thăm. Mấy lúc như thế Hoan từ chối lên căn hộ của Vinh. Cô ngồi ở café dưới chân cao ốc, kiên nhẫn chờ anh bao lâu cũng được.

Máy bay hạ cánh. Từ đường dẫn, anh đi thẳng ra cổng. Một người ngồi ghé trên hàng rào kim loại, gương mặt nhìn nghiêng cúi xuống, rất giống đứa bé bên đụn cát.

Nhận ra anh, Hoan lảo đảo đứng dậy. Hốc hác, trắng xanh, cô bước đi khó khăn, tựa xuyên qua một làn nước cứng. Anh ôm nhẹ vai cô. Tóc, da, lớp vải áo, tất cả tỏa ra hương vị khô lạnh. Cô lắc đầu khi anh hỏi cô có ốm không.

Họ lên băng sau chiếc taxi vàng. Anh hỏi ngay về Vinh. Anh ta mất vì cancer, metastasis giai đoạn cuối. Ba năm vừa qua rất đau đớn. Nhưng ngày cuối cùng anh ta hoàn toàn bình thản. Hoan trả lời nhát gừng, sử dụng vài từ tiếng Anh, thói quen khi cô lảng tránh sự sợ hãi hoặc cảm xúc khó kiểm soát. Anh khó thở khủng khiếp.

- Anh không biết gì bệnh tật của Vinh! – Anh cất tiếng, sau quãng bất động.

- Anh ấy giấu. Không ai biết. Kể cả gia đình.

- Em biết hết những bí mật của Vinh? Từ lúc nào? – Anh hỏi, lạnh toát.

- Gần hai năm nay. Với em, Vinh không che giấu. Anh ấy và em dựa vào nhau.

- Tại sao anh không biết nó? – Rõ ràng anh đang rơi vào khoảng không tối đen.

- Tại anh không bao giờ muốn biết. Anh luôn lảng tránh hết thảy những gì khiến anh cảm thấy không an toàn… – Hoan thì thầm.

- Em thương yêu anh ta?

- Vâng.

5. Anh đến căn hộ của Vinh từ sáng sớm. Im ắng. Anh kéo rèm, mở các cửa sổ.

Chuồn chuồn bay lượn dày đặc trong khoảng trời xanh lơ. Anh tự hỏi đã bao nhiêu lần Vinh đứng đây, lặng lẽ nhìn các vệt mây trôi dạt, những con chuồn chuồn điên cuồng vì mất phương hướng, các vòm cổ thụ dưới kia như các cụm khói lay động?

Khi quan sát tất cả chuyển động bất tận ấy, Vinh đã nghĩ gì? Những câu hỏi dai dẳng, chẳng chạm vào điều gì rõ ràng nhưng lại khiến anh cay đắng hơn hết. Sau khi Vinh mất, căn hộ đóng kín. Anh mượn chìa khóa người nhà Vinh, đến vào hai ngày cuối tuần. Chẳng ai cản trở. Hình như với tất cả, giai đoạn này không có gì quan trọng nữa.

Anh mang đến gói bưu phẩm Vinh gửi. Phía sau anh, nó nằm im, nguyên vẹn, hắt bóng trên mặt bàn gỗ. Rời cửa sổ, anh bật sáng các ngọn đèn, đến ngồi bên bàn.

Dùng con dao gọt táo, anh cắt đứt các mối dây, tháo nắp hộp. Anh lấy ra từng món. Một quyển sách sờn gáy đầu tiên họ đọc chung ở băng ghế công viên. Những đĩa 33 vòng cũ xưa vẫn giữ được bao giấy ố vàng. Đĩa ‘The Beatles” nằm trên cùng. Đúng như anh nhớ, “When I’m 64″ là bài thứ năm. Dưới đáy hộp còn một phong bì dán kín.

Anh rọc nhẹ nếp gấp. Những bức ảnh chụp Hoan, lơ đãng và thanh mảnh, lang thang trong căn hộ anh đang hiện diện. Ánh sáng rất mạnh. Anh chầm chậm soi chúng lên đèn, từng bức một. Ý định thâm nhập bên dưới bề mặt vật thể và sự kiện trong anh tan biến đột nhiên. Chỉ còn lại cảm giác thất lạc sâu xa. Không một ai trong chúng ta đủ giỏi hay thận trọng để có thể sống mãi, phải không? Không ngẩng lên, anh thì thầm hỏi Vinh.

Anh chạy như điên trên thang bộ, lao ra khỏi tòa cao ốc. Anh gọi điện cho Hoan khi dừng trên vỉa hè. Cô khóc lặng lẽ: “Anh đang ở đâu?”. “Không sao. Gắng chờ anh!” – Anh đáp. Phía trước, một bảng điện chạy chữ cho biết không khí đang 30 độ. Gió thốc mạnh. Anh lại chạy tiếp, rất nhanh, xuyên qua đám đông ngược chiều.

A Singapore Taxi Driver's Diary

Probably the only taxi driver in this world with a PhD from Stanford and a proven track record of scientific accomplishments, I have been forced out of my research job at the height of my scientific career, and unable to find another one, for reasons I can only describe as something "uniquely Singapore". As a result, I am driving taxi to make a living and writing these real life stories just to make the dull job a little more interesting. I hope that these stories are interesting to you too.

http://taxidiary.blogspot.com

Since the takeover of leadership by some western “big shots” a few years ago, the Institute of Molecular and Cell Biology (IMCB) of ASTAR, Singapore, a place I have worked for 16 years as a PI (principal investigator), a place that was once flourishing, promising, and pleasant to work in, has been in a mess. Bestowed with the kind of power they had never seen before, these once reputable scientists turned everything in the institute upside down. The previous democratic and consensus-oriented management system that had worked well for more than a decade in the past was thrown out of window and replaced by one that was marked by domineering, manipulation, and incompetence. What they lacked in experience of management, adequate understanding of the institute, and proper respect for fellow scientists as their colleagues, they made up for in arrogance, prejudice, and naked muscle of political power. Some PIs were sent packing, and some were promoted, all up to the new leadership’s manipulative and twisted standards. Despite my considerable contribution to building up this place into what it is today, I was among the first few PIs to be told to go. My employment contract with IMCB was terminated by May, 2008, without any forms of compensation given.

I was hence forced into a deeply difficult position. Becoming jobless at my age is perhaps the worst nightmare that can happen to any ordinary man, not to mention the loss of life-long career. Ever since I was informed of their decision sometime in 2007, when the economy was still booming, I had been trying hard to find a job. I had submitted countless CV and application letters to various places in Singapore including universities, government agencies, and private companies. Most of them, however, never responded. A couple of replies I did receive never materialized into anything positive. Later, the outburst of financial crisis world wide helped extinguish my last hope of finding a job anytime soon. By November 2008, I finally made a decision to become a taxi driver.

At the time like this, the taxi business is probably the only business in Singapore that still actively recruits people. I signed up for a training course run by a government-linked transport company in November, with a course fee of nearly $280. On paper, the Express Taxi Driver’s Vocational License Course, or TDVL, is supposed to run six days a week, five hours a day. But in reality, the daily course never lasted longer than 3 hours. The whole purpose of the course was to help you pass the test and get the license. It was divided into five sections, Rules and regulations, Routes and landmarks, Names and locations of buildings, Defensive driving, and General paper, which included subjects such as highway codes, vehicle maintenance, healthy living, etc. The instructors were either veteran taxi drivers or representatives from government agencies such as Land Transport Authority (LTA).

My class started on 1st of December, 2008, which consisted of more than 30 people. There were three classes running at the same time and all were about this size. The course was very easy. Every day, the instructors told us what to highlight on the manual and asked us to memorize them because these were the materials that were going to be tested. As long as you did that, it was impossible to fail the test. Even if you fail, you still have one year to take an unrestricted number of retest. With such ease, no wonder there are nearly 100,000 people possessing taxi driver’s license today in Singapore, almost 3 for every 100 Singapore citizens, children and infants included.

By the end of February this year, I finally received my taxi driver’s license, and thus began my new taxi driver’s career. This blog records some of the events that I have experienced as a taxi driver. They are all actual events and are presented as truthfully as possible. Special precautions have been taken to avoid revealing any specific information which may help in any way the identification of the persons described in these events. The purpose of this blog is to provide readers with the first hand accounts of my experience of converting from a veteran scientist to a rookie taxi driver in today’s Singapore. The views and encounters described in this blog may be insignificant, isolated, or biased. Nevertheless, I am sure some readers will find this blog interesting and helpful in widening their general perspectives on Singapore.

Finally, I want to thank my family for their trust and support, and for always being at my side to endure with me the trauma, the distress and the anxiety caused by my job loss. I also want to thank all of my customers, especially the ones who have shown their grace, kindness, and understanding to me when I made mistakes during my work. They are the important factor to encourage me to carry on.

(extracted from his blog)

28/08/2009

(TuanVietNam) - Những hành động… sai chức năng đã góp phần vào danh sách các Phát ngôn & Hành động ấn tượng tuần qua.


Ngành giáo dục chưa thể trả lời về chất lượng giáo dục

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân. (Ảnh: Tiến Dũng)

Tại hội nghị về giáo dục ĐH sáng 25/8, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ: “Có ba câu hỏi ngành giáo dục chưa trả lời được. Đó là chất lượng giáo dục, tình hình chấp hành luật pháp, quy định của các trường và hiệu quả sử dụng ngân sách”. (VnExpress, 26/8)

Lý do khiến chất lượng giáo dục trở thành điều chưa thể “minh định”, được ông Nhân giải thích là do chưa có hệ thống giám sát, các trường cũng không chịu thường xuyên chủ động báo cáo chất lượng. “Hội nghị này được thông báo từ lâu nhưng cuối cũng chỉ 54% số trường gửi báo cáo, 46% số trường không gửi báo cáo” - Bộ trưởng nêu dẫn chứng.

Tình hình quả thật… rất tình hình, khi ngành giáo dục chưa thể trả lời về chất lượng giáo dục. Cũng tương tự như, ví dụ, ngành y tế không nắm được thực trạng ngành y tế, hay ngành ngân hàng không biết ngành mình đang hoạt động ra sao.

Bộ GD&ĐT lâu nay vẫn nêu cao các quyết tâm và khẩu hiệu, chẳng hạn “xây dựng trường ĐH tầm cỡ thế giới”, nhưng đến chất lượng giáo dục hiện giờ thế nào cũng còn chưa trả lời được.

Tất nhiên, có thể ý Bộ trưởng chưa trả lời được nghĩa là chưa thể nói một cách xác đáng, khoa học, không cảm tính, về chất lượng giáo dục, và lý do là tại các trường không chịu thường xuyên gửi báo cáo. Như vậy, vấn đề lại được quy về tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, Bộ nói mà trường không nghe. Thế thì Bộ biết làm thế nào?

Kích cầu ở VN không cào bằng

Chủ tịch UB Giám sát Tài chính Quốc gia Lê Đức Thúy. (Nguồn ảnh: vneconomy.com.vn)

Phản hồi trước các ý kiến cho rằng những giải pháp kích cầu của Chính phủ là cần thiết nhưng cào bằng, Chủ tịch UB Giám sát Tài chính Quốc gia Lê Đức Thúy cho rằng: “Tôi xin lưu ý, nếu so với nhiều nước khác thì Việt Nam còn ít cào bằng hơn”. (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 21/8)

Nhân nói chuyện so sánh, phải thừa nhận một đặc điểm của khá đông quan chức nước ta là khi cần so sánh với thế giới, thì tránh, còn khi không cần so sánh với thế giới, thì lại đem nước khác ra đối chiếu với Việt Nam ngay.

Tỉ dụ như khi nói về chất lượng cuộc sống của người dân, có một thời kỳ phép so sánh thường ít đặt Việt Nam trong quan hệ với khu vực hay quốc tế, để nói rằng so với Nhật Bản, Đức, v.v... thì mức sống dân ta sau chiến tranh bao nhiêu năm vẫn còn thấp quá. Mà lại là so với quá khứ, ngày trước còn nghèo đói, nay thì nhà nhà ở nông thôn đều đã có phích nước chăn bông, mái bằng, cuộc sống đổi khác rồi.

Còn trong trường hợp “kích cầu” này thì phép so sánh của chúng ta lại không phải là giữa các đối tượng được hưởng gói kích cầu với nhau (để xem có thật sự cào bằng không), mà lại là so giữa Việt Nam với các nước khác: So với nước khác thì Việt Nam kích cầu còn ít cào bằng hơn.

Nói chung, sự so sánh bao giờ cũng thật là thiên biến vạn hóa, cho dù nhiều khi các đối tượng đem ra so… không phù hợp và ăn nhập gì cho lắm.

Phản biện để hoàn chỉnh tư duy

Trả lời phỏng vấn của báo Đại Đoàn Kết, ngày 24/8, nhà báo lão thành Hữu Thọ cho rằng “phản biện có tinh thần xây dựng rất cao. Cho nên phản biện rất cần thiết để hoàn chỉnh các chủ trương, chính sách, tránh các sai sót, sơ hở”.

Nhà báo Hữu Thọ. (Ảnh: Hoàng Long)

Chính phủ đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp để chống khủng hoảng kinh tế. Theo ông Hữu Thọ, “không phải tất cả giải pháp đều đã thật sự hoàn chỉnh, nhưng nếu ở thời điểm này mà ta bàn điều này không được, điều kia không được... rồi nói toáng lên khiến xã hội phân tâm, giảm niềm tin thì rất nguy hiểm, vì niềm tin lúc này chiếm đến 80% yếu tố có thể giúp đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng. Tất nhiên, không vì thế mà cho là lúc này không cần, hoặc hạn chế phản biện”.

Những điều nhà báo Hữu Thọ nói thật ra không quá mới mẻ, đó là những ý mà nhiều chuyên gia đã nêu từ lâu, về sự cần thiết của phản biện xã hội. Tuy nhiên, ý kiến xác đáng của nhà báo lão thành cũng đã trực tiếp nhắc tới một vấn đề mà dư luận đang hết sức quan tâm; và hơn thế, còn một lần nữa khẳng định tinh thần xây dựng rất cao của phản biện.

Còn khả năng ai đó phản biện theo kiểu “nói toáng lên khiến xã hội phân tâm, giảm niềm tin” trên thực tế có lẽ ít xảy ra, bởi “nói toáng lên” tới mức làm cả xã hội “phân tâm”, kỳ thực, đâu có dễ. Tuy nhiên, dẫu sao đây cũng là một nhận định thận trọng của nhà báo Hữu Thọ.

Lan man chuyện đặt tên đường phố

Trong việc đặt tên cho các đường phố ở thủ đô, một số ý kiến đề xuất việc lấy tên nhân vật nước ngoài, chẳng hạn, luật sư Loseby (Anh) và anh Morison (Mỹ). Về điểm này, TS Nguyễn Thị Dơn - Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học Đặt, Đổi tên Đường phố Hà Nội – cho biết:

Cá nhân tôi thấy đề xuất lấy danh nhân người nước ngoài đặt tên là rất có ý nghĩa trong thời kỳ hội nhập và giao lưu quốc tế. Trước đây cũng có ý kiến đề nghị đưa tên Alexandre de Rhodes. Ở Hà Nội đã có một số đường phố, vườn hoa mang tên danh nhân chính trị, văn hóa nước ngoài như V.I. Lenin, Indira Gandhi, Alexandre Yersin, v.v...”. (Tiền Phong, 24/8)

Luật sư Lu-dơ-bai, Lô-dơ-bi hay Lu-z-bai? (Nguồn ảnh: blogspot.com)

Bà Dơn cho biết thêm, ngân hàng dữ liệu hiện còn có tên các danh nhân khác như Tôn Trung Sơn, Suphanuvong, Che Guevara, Henri Gourdon, Victor Tardieu, Yuri Gagarin…

Chẳng dám “phản biện” Hội đồng Tư vấn Khoa học về chuyện đặt tên phố xá, tuy vậy, nếu có thể góp một ý kiến gọi là lan man nhân lúc trà dư tửu hậu, thì xin níu áo nhắc Hội đồng: Tên đường phố rất nên ngắn gọn, dễ phát âm (chuẩn) bằng tiếng Việt.

Những tên như Loseby, Henri Gourdon, Victor Tardieu, nếu Việt hóa (ví dụ thành Lu-dơ-bai, Ăng-ri Guốc-đông, Vích-to Tác-đi-ơ) thì cũng ngọng nghịu, không hẳn chuẩn với tiếng gốc, mà không Việt hóa thì khó đọc.

Ngoài ra, nên hiểu thế nào về khái niệm “danh nhân nước ngoài”? Theo cách hiểu thông thường thì danh nhân là người nổi tiếng và có công lao nổi bật đối với xã hội (của họ), hoặc rộng hơn, cho toàn nhân loại. Trường hợp ông Loseby hay anh Morison, phải chăng Hội đồng Tư vấn nên coi là những người có một số đóng góp (trên những địa hạt nhất định) với Việt Nam thì đúng hơn là gọi họ bằng hai từ “danh nhân”?

Mà suy cho cùng, những người bạn của Việt Nam như vậy thì cũng không hiếm, biết chọn tên ai đặt cho phố nào, đường nào để thật xứng đáng đây?

Cách gì để mọi người dân cùng tham gia làm nghệ thuật?

Lại một chuyện của Hà Nội: Dự án “Con đường gốm sứ quanh sông Hồng” đang gây tranh cãi. Sau một sự khởi đầu được báo chí chú ý và khen ngợi, đến nay, dự án nay lại được báo chí phản ánh là thu hút sự… phản đối kịch liệt từ giới mỹ thuật.

"Phe phản đối" trong giới mỹ thuật cho rằng "Con đường gốm sứ" là hình thức quảng cáo trá hình, bôi xấu bộ mặt thủ đô.

Dân thường, người ngoài ngành mỹ thuật, chẳng biết hay dở thế nào, chỉ nghe họa sĩ Bùi Hoài Mai, một trong những người đầu tiên tham gia cố vấn thiết kế cho dự án, nhận định: “Bất cứ ai, bất cứ nhóm người nào, ở một độ tuổi nào cũng có thể tham gia (dự án)”.

Những tác phẩm được tạo dựng trên con đường gốm sứ này là cái gì không quan trọng, điều quan trọng hơn là người dân sẽ đưa ra những ý tưởng, họ sẽ cùng nhau bàn cách giải quyết sao cho tác phẩm chung của họ nói lên được những vấn đề về Hà Nội hôm nay và cả tương lai. Tất nhiên muốn làm được điều này thì cần đến sự giúp đỡ của các nghệ sĩ”. (Tiền Phong, 21/8)

Có lẽ họa sĩ Mai hơi lãng mạn khi nói thế, chứ làm sao mà một dự án nghệ thuật công cộng lại có thể mở rộng cửa cho mọi người ở mọi độ tuổi, mọi trình độ, bất kể văn hóa, khiếu thẩm mỹ, v.v... tham gia?

Nhất là ở Việt Nam, với một công chúng mà mặt bằng thưởng thức văn hóa, cảm thụ nghệ thuật không cao đồng đều, sẽ ra sao nếu một công trình nghệ thuật có tới hàng trăm ý kiến “đóng góp”, trong đó người thích cây chuối, cục đất, kẻ lại mê máy tính, xe hơi?

Mong muốn của họa sĩ – huy động người dân cùng làm nghệ thuật – lãng mạn và rất đẹp, chỉ tiếc nó chưa nên được áp dụng đại trà ở Việt Nam, và kể ra cũng khó khả thi. Người dân sẽ làm gì để tham gia, để “cùng nhau bàn cách giải quyết”, và được các nghệ sĩ giúp đỡ như thế nào?

Còn về con đường gốm sứ, các họa sĩ có thể cho ý kiến đánh giá dựa vào chuyên môn của họ (và ngay trong giới nghệ thuật cũng vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược), chứ người dân biết bình phẩm thế nào. Cùng lắm thì cũng chỉ “à, ừ, xấu thật”, “đẹp thế?”, “duyên nhỉ?”, v.v... một cách đầy cảm tính mà thôi.

Bác sĩ đánh nhau là quá bình thường (!)

Một chuyện “đình đám” của giới y tế tuần qua: Sáng 22/8, phòng mổ của Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, có ba bác sĩ đã “choảng” nhau ngay trong một ca mổ nội soi, khiến một vị bị thương tích.

Bác sĩ Trần Đức Dũng bị đồng nghiệp (bạn thân?) đánh bị thương. (Nguồn ảnh: KH&ĐS)

Sở Y tế Hà Tĩnh đã giao cho Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh thành lập Đoàn Thanh tra vào cuộc điều tra. Tuy thế, theo quan điểm của Giám đốc Sở, bà Phan Thị Ninh, vụ “đánh hội đồng không ảnh hưởng gì lắm, chuyện đánh nhau là quá bình thường, vì hai bác sĩ là bạn bè thân thiết với nhau, hơn nữa cùng làm việc một khoa, một trưởng, một phó hiểu nhau. Nhưng do việc đánh nhau xảy ra trong phòng mổ, vì thế Sở phải chỉ đạo vào cuộc”. (Khoa học và Đời sống, 24/8)

Đã đành các bác sĩ (nam) này cũng là đàn ông, có thể nóng tính, cũng “biết” bức xúc như người thường. Nhưng đánh nhau tại phòng mổ, ngay trong ca mổ, nơi rất cần sự tập trung vào chuyên môn để cứu người, thì e là... sai chức năng của y bác sĩ. Thiên thần “blouise trắng” nào cũng Trương Phi như vậy, phòng mổ liệu có còn an toàn cho bệnh nhân?

Và dẫu là bạn bè thân thiết hay không thì việc dùng bạo lực với nhau cũng là thiếu văn hóa. Nếu áp dụng cách nói như bà Ninh, thì chúng ta hoàn toàn có thể bình phẩm: Hai anh chị kia đánh nhau là quá bình thường, vì họ là… vợ chồng, cùng ở một nhà, hiểu nhau!

Vấn nạn “làm việc” sai chức năng

Tối 24/8, vợ chồng ông C. và bà H. ở Quận 12, TP HCM đang đi trên đường thì bị một thanh niên giật phăng dây chuyền. Kẻ cướp giật bị dân chúng bắt được, và thật lạ, anh ta khai nhận mình là… cảnh sát Phạm Bình Minh, hiện công tác tại Đội cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, công an Quận 12. (VietNamNet, 24/8)

Trong một diễn biến khác, thầy giáo Đoàn Đình Thuấn (Trường THCS Hoàng Văn Thụ, Chương Mỹ), vì góp ý với gia đình một học sinh gần nhà nên bị chính phụ huynh học sinh (trên là Sỹ) và một số người khác hành hung, trong đó có Trưởng Công an xã là ông Nguyễn Thanh Tuấn (em trai ông Sỹ). (VietNamNet, 27/8)

Đồng chí Trưởng Công an xã thừa nhận có tham gia… tát thầy giáo Thuấn. Tuy nhiên, nạn nhân thì khẳng định ông Nguyễn Thanh Tuấn không chỉ đánh vào mặt vào cổ thầy mà còn bắt thầy phải quỳ xuống xin lỗi ông Sỹ, viết bản tường trình về việc vu khống học sinh.

Sự việc xảy ra đã 10 ngày có lẻ, nhưng chính quyền vẫn “án binh bất động”. Phó Công an xã Nguyễn Văn Thu cho biết mình chỉ là cấp phó nên không có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết sự việc liên quan đến cấp trưởng, và đến nay vẫn chưa có ai chỉ đạo điều tra xử lý.

Thế là, bác sĩ đánh nhau trong phòng mổ, một cảnh sát đi giật dây chuyền trên đường phố, một trưởng công an xã hành hung dân, một phó công an xã lúng túng không biết “xử lý” sếp thế nào… Mọi sự âu cũng đều xuất phát từ cái sự làm việc sai chức năng mà ra cả!

Hoàng Thư

21/08/2009

(TuanVietNam) - Ít phát ngôn, hành động ấn tượng mang tính cá nhân, tuần qua, ấn tượng đọng lại nhiều hơn ở những dấu ấn mang tính tập thể. Tiếc là, nỗi buồn có vẻ vẫn nhiều hơn niềm vui...




Xin làm người, chưa mong làm rồng

Thông tấn xã Việt Nam đăng lại lời nhận xét của ông Chris Wolf, đồng quan chức phụ trách đầu tư của Công ty Quản lý Tài sản Cogo Wolf - từ Nhật báo Kinh doanh của Nhà đầu tư (Mỹ) số ra ngày 18/8: “Sau những bước chân của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, Việt Nam có thể sẽ là con hổ tiếp theo của châu Á”.

Nghe lời tiên đoán tương lai hưng thịnh, giàu mạnh của đất nước trong thời gian gần, quả là một điều vui lớn và khiến tất cả chúng ta có lý do chính đáng để lạc quan. Nhưng ngẫm kĩ hơn một chút, căn cứ nào để chúng ta tin vào điều đó: Sự đột phá trong kinh tế? Sự thăng hoa trong giáo dục? Hay những đường hướng chính sách hợp lý khiến văn hóa, xã hội đang thay da đổi thịt từng ngày?

Chính trong bài cũng trích lời của ông Mark Sidel, giáo sư ngành luật thuộc trường Đại học Iowa (Mỹ), người từng giúp Việt Nam trong các chương trình đổi mới pháp luật thông qua sự trợ giúp của Quỹ Ford, nói rằng các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi “lực lượng lao động được đào tạo cao, dân số trẻ, chi phí lao động tương đối thấp và lòng nhiệt tình” của Việt Nam.

Thiết nghĩ, một người có tự trọng khó lòng có thể hân hoan về lời khen ấy. Trong bất cứ thành tích nào, điều cần thiết là không sa đà vào con số, gạt bỏ được những ảo tưởng, hình thức, để đánh giá đúng mức. Nhược bằng, nếu bằng chứng đã không có, mà mải mê theo một vài lời tuyên dương xã giao, làm đẹp lòng nhau - thì chỉ có thể gọi là người lạc quan tếu, "truyền nhân" của AQ.

Nhiều năm trước một chuyên gia kinh tế trong nước từng nói: Với hơn 80 triệu dân Viêt Nam, Việt Nam hoàn toàn đủ sức mạnh và trí tuệ để tăng tốc, sớm rời đường băng cất cánh để hoá rồng trong một tương lai không xa. Nhưng gần đây, phát ngôn này không thuyết phục bằng mong ước chừng mực của một vị tiến sĩ khác: "Một thời háo hức, những mong hóa rồng hóa hổ, sao chúng ta chẳng mong bình dị làm người....".

Bộ Tư pháp không đồng ý với đề xuất của
Bộ GTVT về việc tăng gấp đôi mức xử phạtvi phạm giao thông tại Hà Nội và TP HCM. Ảnh: Hoàng Hà.

Bộ Tư pháp không xuất hiện ở "Gặp nhau cuối năm" 2009

Tuần qua, Bộ Tư pháp có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ phản đối đề xuất của Bộ Giao thông vận tải về việc cho phép Hà Nội và TPHCM được tăng mức xử phạt vi phạm giao thông gấp đôi so với các địa phương khác.

Lý lẽ mà Bộ GTVT đưa ra khi đề xuất việc này là vì tại hai thành phố này, do có mật độ dân cư lớn, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ cao, trong khi kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến tình trạng gia tăng tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

Vì vậy ở hai thành phố này, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cần phải có chế tài xử phạt cao hơn so với mức quy định chung để bảo đảm tính răn đe.

Thẩm định điều này, Bộ Tư pháp nêu rõ: “Điều 52, Hiến pháp quy định, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nguyên tắc bình đẳng này đòi hỏi cơ chế áp dụng luật thống nhất trên toàn quốc, tránh việc cùng một hành vi vi phạm nhưng mỗi nơi lại bị áp dụng quy định xử phạt khác nhau”.

Phản bác này đã khiến Bộ GTVT rút đề xuất này khỏi dự thảo nghị định nhưng vẫn đề nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH) xem xét khi đưa vào mục “vấn đề còn có ý kiến khác nhau”.

Hành động ấn tượng ở đây không còn nằm ở Bộ GTVT mà nằm ở Bộ Tư pháp, khi Bộ này đã phản bác rất đúng chức năng và với lý lẽ hợp lý. Giống như chuyện ở cùng một nơi thì cắt tóc cho Tây hay cắt tóc cho "ta" cũng chỉ nên theo một giá giống nhau, thật thiếu công bằng nếu người sử dụng phương tiện giao thông ở các địa phương khác lại "nhởn nhơ" hơn những người đi lại ở hai thành phố lớn kể trên.

Hành động tích cực của Bộ Tư pháp, khiến Gặp nhau cuối năm 2009 bớt đi một chi tiết hài bi.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội: "Nếu khâu kiểm tra tốt hết thì nó lại là một nhẽ" (Ảnh: CQ)

Kiểm tra chất lượng thực phẩm bằng cách... hỏi!

Trước việc phát hiện hơn 2,5 tạ sữa trân châu đã “hết đát” nhưng vẫn được sử dụng tại các cửa hàng trà sữa, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: “Người tiêu dùng có thể kiểm tra chất lượng trà sữa bằng cách hỏi … chủ cửa hàng xem nguyên liệu trà sữa nhập từ đâu, xuất xứ thế nào”.

Lâu nay mỗi khi rộ lên vụ việc nào liên quan đến chất lượng thực phẩm, cơ quan quản lý nhà nước lại "giục" người tiêu thụ hãy biến thành người tiêu dùng thông minh.

Sau đợt truy quét sữa không nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, không rõ thành phẩm, mới đây loại sữa này lại xuất hiện ồ ạt tại các cửa hiệu của TPHCM. Dư luận không khỏi bàng hoàng và tự hỏi, tại sao sau mỗi lần truy quét, lượng sữa này vẫn tồn tại và có phần “phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã” hơn trước?

Một số DN nhỏ của Việt Nam đi thu mua cá tra, ba sa thải loại từ các NM chế biến, đem về chế biến lại và XK đường hoàng bên cạnh các thương hiệu tên tuổi, ảnh hưởng lớn đến uy tín ngành thủy sản Việt Nam, mà hậu quả đã thấy là Ai Cập từng tẩy chay hàng thủy sản của ta.

Hậu quả của kiểu làm ăn chộp giật đó là, người tiêu dùng hoảng loạn, cơ quan chức năng khuyến cáo, và kẻ “làm ăn bẩn” vô sự! Cái vòng luẩn quẩn đó được người ta giải quyết bằng cách thật là đơn giản: Kêu gọi người tiêu dùng hãy tỏ ra thông thái. Điều này có thể được nghe lại trên diễn đàn Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã khuyến cáo: "Mỗi chúng ta phải trở thành người tiêu dùng thông thái".

Một trong những lý do khiến tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra ở nước ta là do đa phần hàng hoá do các doanh nghiệp tự công bố chất lượng, cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện chức năng hậu kiểm. Giữa rừng hàng hoá, người tiêu dùng phải chấp nhận mua hàng bằng… kinh nghiệm truyền miệng và “niềm tin nội tâm”. Bây giờ, sự thông thái ấy càng được củng cố "nhờ" lời khuyên ngây thơ của vị lãnh đạo Sở Y tế của thủ đô.

Ông Bùi Quang Mai - Phó Chủ tịch
UBND huyện Cẩm Xuyên:
"Công trình không phải
bị xuống cấp mà chỉ hỏng theo
đúng quy luật" Ảnh: Tri Thức.

Đốt 11 triệu/ ngày là bình thường thôi!

Sau hai năm đưa vào sử dụng khu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập ở xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã xuống cấp nghiêm trọng. Toàn bộ hệ thống đèn điện, thậm chí cả hệ thống cấp thoát nước chưa sử dụng lần nào đã hư hại.

Ông Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Bùi Quang Mai giải thích: “Công trình này được đưa vào sử dụng từ năm 2006 đến nay đã hơn 3 năm cho nên không thể nói là nó bị xuống cấp mà nó hỏng theo quy luật bình thường thôi”.

Ông Mai còn giải thích: “Hệ thống điện ngầm bị hỏng, bóng đèn bị vỡ là do các múi nối bị ô xy hóa và thời tiết vùng này quá khắc nghiệt. Còn nhà trưng bày bị thấm nước là do khu nhà này không phải được xây dựng mới mà chỉ cải tạo lại nên nước thấm cũng là điều hết sức bình thường. Hơn nữa, khi các hạng mục bị hư hỏng nhưng cấp dưới không kịp thời báo cáo nên UBND huyện không biết để khắc phục”.

Nói theo lý lẽ của ông Phó chủ tịch huyện này, người ta nên hài lòng với việc bỏ 11 tỷ đồng ra tu bổ một công trình để 3 năm sau "khấu hao" là vừa. Có lẽ, hoạt động mừng sinh nhật một người (Dự án nâng cấp, tu bổ khu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập được khởi công xây dựng từ tháng 11/2005 để chào đón kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông) kéo dài vượt sinh nhật thêm 2 năm là đã quá hoành tráng!

Có người lấy con số chi phí này, chia cho 1000 ngày của 3 năm, đưa ra một ví dụ sửng sốt: Trước kia, người ta mới biết đến chuyện dân chơi thượng thặng đất Hà Thành nhoắng một cái đốt tờ 500 nghìn (giỏi chắc mỗi đêm đốt được 1 tờ), thì ở câu chuyện này, loại ấy không nên nhận mình là dân chơi. Chưa tính thời gian, công sức sắp đặt "tiền" để đốt bằng cách tu bổ, xây dựng khu tưởng niệm, tuyên ngôn của dân chơi bây giờ phải là: "Đốt 11 triệu/ ngày là bình thường!".

Nữ nhà báo viết tiêu cực bị hành hung: "Tôi thấy mình đơn độc"

Một nữ nhà báo nhiều kinh nghiệm của Báo Giao thông Vận tải bị côn đồ hành hung nhiều khả năng là do chị tích cực viết bài tiêu cực. Trả lời phỏng vấn Khoa học đời sống online, chị này nói: "Tôi cảm thấy mình quá đơn độc. Tôi thấy mình là người rất yêu nghề, sống hết lòng vì nghề, nhưng đây là lần đầu tiên trong đời cảm thấy hoảng sợ. Nếu lúc đó, mấy người lạ đó "cho một ca axit" thì bây giờ anh muốn chia sẻ với tôi cũng không còn cơ hội nữa. Trước đây tôi cũng hăng lắm, nhưng có thể mình phải cân nhắc hơn. Biết đâu...".

Nỗi buồn của một người thấy mình đơn độc, bơ vơ khi tác nghiệp báo chí chân chính, đấu tranh chống lại cái xấu, cái sai của xã hội khiến không chỉ đồng nghiệp của chị mà tất cả bạn đọc đều cảm thấy chua xót.

Không biết khi nào ý kiến đề nghị phải làm rõ vụ này của Bộ Thương binh&Xã hội và Hội Nhà báo Việt Nam mới có kết quả, và kết quả rành rọt thế nào, nhưng sự lo lắng cho an nguy của gia đình và bản thân của nạn nhân trên quả thực khó lòng ép chị dám cầm bút tiếp.

Liệu kẻ côn đồ có đang ngồi đâu đó đắc thắng, khi dễ dàng nắm thóp được điểm yếu của những người "nhúng mũi" vào công việc bất chính của họ? Từ vụ việc của chị, những nhà báo khác biết giữ lửa bằng cách nào, trong lúc những kẻ động tới sự an nguy của họ không bị xử lý rốt ráo?

8 tháng nay, 56 hộ dân sống trong
ĐN3-CT1A Định Công phải chịu cảnh
khát cháy họng vì đơn vị cung cấp nước
muốn ... chống thất thoát (Ảnh C.Thanh)

Chống thất thoát nước bằng cách cắt... nước!

Ròng rã 8 tháng, gần 56 hộ dân ở toà nhà CT1A-ĐN3 khu đô thị mới Định Công phải đơn thư khắp nơi để xin được cấp đủ nước sinh hoạt nhưng đến nay lượng nước sạch được cung cấp mỗi ngày cho mỗi hộ dân vẫn chỉ được khoảng 3 - 4 xô nhỏ. Người dân nơi này bức xúc cho biết lượng nước sạch được cung cấp còn không đủ để nấu ăn chứ chẳng nói gì đến giặt giũ và vệ sinh.

Một căn cứ người dân này viện vào là Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Khai thác khu đô thị - Đơn vị được giao trách nhiệm quản lý, vận hành hoạt động của toà nhà CT1A đã thiếu nợ hơn 100 triệu đồng tiền nước của phía Xí nghiệp 3 - đơn vị hiện đang cung cấp nước sạch cho cả khu đô thị mới Định Công.

Lãnh đạo đơn vị cung cấp nước khẳng định: "Nguyên nhân là do hệ thống cấp nước vào toà nhà CT1A-ĐN3 đã xuống cấp gây thất thoát tới gần 50% lượng nước mà xí nghiệp chúng tôi cung cấp cho toà nhà. Chính vì vậy nên chúng tôi buộc phải hạn chế lượng nước cung cấp để tránh lãng phí, thất thoát".

Chưa ai làm rõ trách nhiệm sẽ thuộc về các bên như thế nào, nhưng giải quyết đến 8 tháng bằng cách "cấp ít nước cho đỡ lãng phí" quả thực là một câu chuyện lạ lùng. Có thể hình dung chuyện này tương tự như: Ăn cơm bị rơi vãi nhiều vì bát dùng để ăn bị sứt mẻ, để tiết kiệm, họ lựa chọn cách ăn ít (suy ra rơi vãi ít).

Ngay lập tức thì không nói làm gì, nhưng 8 tháng để thay bát mà không đủ, thì có ông cung cấp hay quản lý nước nào chịu được, mà bắt người dân chịu được đói khát như thế?

Đòi tăng giá, thường xuyên thiếu điện,
lại tăng mức tổn thất điện nặng,
EVN khiến người tiêu dùng ngao ngán
(Nguồn: lenduong.vn)

EVN xin “tăng” mục tiêu tổn thất điện năng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, do thiếu vốn nên không thể thực hiện được mục tiêu giảm tổn thất điện năng đặt ra cuối 2006 xuống 8% vào năm 2010. Tức là: xin tăng lượng điện bị “hao” trong quá trình truyền tải phân phối.

Đề án của EVN đề xuất một lộ trình “dễ thở” hơn là năm 2010 đạt tỷ lệ tổn thất điện năng 9%, năm 2011 là 8,9% và năm 2012 là 8,8%. Năm nay, tỷ lệ này sẽ là 9,21%.

Đặc biệt, nếu tính cả ảnh hưởng của việc tiếp nhận lưới điện nông thôn thì đến năm 2010, tỷ lệ này tăng lên 10,9%, đến 2011 giảm xuống 10,1% và đến 2012 là 9,67%. Trong vòng 3 năm tới, các tỷ lệ tổn thất điện năng mà EVN dự kiến đều cách xa so với yêu cầu của Chính phủ.

EVN e ngại không thể hoàn thành chỉ tiêu giảm tổn thất điện năng của Chính phủ còn bởi, hiện trạng của hạ tầng hệ thống điện còn đang quá kém, tổn thất của thiết bị cũ lớn, trong khi hàng năm, các công ty điện lực chỉ cải tạo chống quá tải hoặc sửa chữa củng cố hư hỏng nhỏ..

Ai cũng biết, giảm được tỷ lệ tổn thất điện năng có ý nghĩa rất quan trọng cả về lợi ích kinh tế và chất lượng cung cấp điện. Song điều kỳ lạ là tỷ lệ tổn thất điện năng gần đây lại không giảm mà đang có xu hướng tăng lên.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, khi đứng trước nguy cơ không thể hoàn thành nhiệm vụ thì việc doanh nghiệp phải “lobby chính sách” như vậy là cách làm thường thấy ở nhiều tập đoàn còn đang độc quyền.

Lẽ dĩ nhiên các cơ quan có thẩm quyền sẽ làm rõ các tính toán trên của EVN liệu có chính xác và phù hợp cũng như đánh giá lại việc EVN đã thực sự nỗ lực đầu tư cải tạo lưới điện trong 3 năm qua hay chưa.

Nhưng dù gì, sau hàng loạt các đề xuất tăng giá, rồi thiếu điện năm qua của EVN, động thái này, thêm 1 lần nữa, gây thất vọng cho những người trực tiếp trả tiền và đóng thuế để Chính phủ nuôi bộ máy làm ăn kém hiệu quả này.

Nguyên Nhung

Cuộc đời bi kịch của Triệu phú xổ số tuổi teen

Callie Rogers, cô gái 22 tuổi người Anh từng trúng xổ số lên tới 1.9 triệu bảng (gần 4 triệu USD) năm 16 tuổi đang phải đối diện với cảnh không xu dính túi và từng trải qua những năm tháng cuộc đời đầy nước mắt.



Callie Rogers năm 16 tuổi khi giành phần thắng lên tới gần 4 triệu USD

Hiện nay, mặc dù Callie Rogers đang sống với mẹ và làm nghề lau dọn, nhưng cô cho rằng cô đang rất hạnh phúc, cô hoàn toàn vui sướng khi được sống trong cảnh nghèo khổ.

Cuộc sống của Rogers đã hoàn toàn thay đổi kể từ ngày cô trở thành một trong những người trẻ tuổi nhất nước Anh trúng xổ số vào tháng 7 năm 2003, và tính đến nay, cô đã tự tử hụt đến 2 lần.

Rogers nói với một người bạn rằng:“Cuộc sống của tôi thật giống như một cái lò mổ, tiền bạc không mang lại cho tôi một chút hạnh phúc nào. Nó chỉ phá hủy cuộc sống của tôi mà thôi”.

“Tôi chỉ muốn làm cho mọi người hạnh phúc bằng cách tiêu tiền cho họ. Nhưng điều đó không làm cho tôi vui chút nào. Nó khiến tôi lo lắng khi mọi người chơi với tôi chỉ vì tiền của tôi”.

Giờ đây “triệu phú xổ số” chỉ lái chiếc xe cũ hiệu VW Golf và đang rao bán căn nhà 180.000 bảng của mình tại Whitehaven, Cumbria.

Rogers cần phải có đủ 3000 bảng tiền mặt để trả cho cố vấn pháp luật nếu không cô sẽ trở nên phá sản hoàn toàn.

Bố mẹ của Rogers là Jeff Rogers và Susan Jenkinson hiện đang sống ly thân tại High Harrington, Cumbria từ chối bình luận về những tuyên bố của cô.

Với số tiền kếch xù may mắn có được, Rogers đã mua tới 4 căn nhà đầy đủ tiện nghi cho mình, cho bố mẹ, ông bà với trị giá 550.000 bảng và dành 200.000 bảng cho những kì nghỉ xa hoa.

265.000 bảng khác được Rogers chi cho chiếc xe hơi đắt tiền, quà tặng và “hào phóng” trả nợ cho các thành viên trong gia đình. Rogers còn vung tay tới hơn 450.000 bảng cho quần áo, tiệc tùng và nâng ngực.

Những chi tiêu khác bao gồm 188.000 bảng tiền quà cho bạn trai, 70.000 bảng tiền phí và một quỹ từ thiện dành cho trẻ bị bệnh sáu ngón.

Dù đã từng có nhiều tiền, nhưng rồi Callie Rogers đã không thể tìm thấy hạnh phúc từ sự giàu có mà cô từng có...

Có tiền trong tay, Callie Rogers bắt đầu lao vào một cuộc tình sóng gió với Nicky Lawson, có hai đứa con (một trai, một gái) nhưng sau đó cô đã tự tử hụt bằng thuốc ngủ khi phát hiện ra anh ta ăn cắp tiền và quan hệ với em gái của mình.

Đến tháng 12 năm ngoái thì người bạn trai thứ hai của Callie bị bắt vì liên quan đến cocaine và bị phạt ngồi tù 2 năm. Callie cũng bị bắt vì nghi ngờ là tòng phạm, nhưng sau đó đã được thả ra. Trước khi bị bắt, Callie còn tự tử bằng cách rạch tay và cũng không thành.

Trải qua 6 năm sống trong tiền bạc và nước mắt, làm bà mẹ đơn thân của hai đứa con khi tuổi đời mới chỉ 22, cuối cùng, Rogers nghiệm ra rằng: “Bạn sẽ không nhận ra được tất cả những áp lực bạn sẽ phải chịu đựng cho đến khi bạn trúng số tiền thưởng lớn như thế. Tôi chỉ ước rằng tôi chưa bao giờ thắng, vì tôi không có khả năng đối đầu với nó”.

Hiền

Theo Daily Mail

Sunday, August 16, 2009

14/08/2009

(TuanVietNam) - Kinh tế và văn hóa là hai lĩnh vực chính mà "Phát ngôn & Hành động ấn tượng" tuần này chọn đề cập. Ở đây, có những "giá trị" kinh tế cần được minh bạch hóa, làm rõ và có những giá trị văn hóa cần khơi dậy khi là vốn quý bị khuất lấp.



"Làm không đúng, phải “thổi còi"

Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là một trong những đối tượng được các nhà kinh tế quan sát, "ngắm nghía" kỹ về hiệu quả hoạt động và luôn đứng trước câu hỏi: chúng nên được phình to thêm hay cần được thu bớt lại?

Đợt "khám sức khỏe" đầu tiên đối với các tập đoàn kinh tế do đoàn giám sát của Quốc hội thực hiện đã cho thấy, việc chuyển từ tổng công ty lên tập đoàn chỉ là thay "vỏ" chứ không thay đổi hay nâng cấp về mô hình quản lý nhà nước cũng như quản trị doanh nghiệp.

Ông Mai Quốc Bình (Ảnh: VNN)

Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty so với các khu vực DN khác còn "thấp, chưa tương xứng với quy mô, vị trí và vai trò trong nền kinh tế".

Báo cáo do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền công bố cho hay, một số tập đoàn, tổng công ty đã không thực hiện được nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu. Có những tổng công ty do mất phần vốn nhà nước ở các đơn vị thành viên nên phần vốn chủ sở hữu toàn công ty bị âm trong 3 năm liên tiếp, "làm thất thoát tài sản mỗi năm một nhiều hơn nhưng vẫn hoạt động".

Chủ nhiệm UB Pháp luật Quốc hội Nguyễn Văn Thuận góp ý: Các Thứ trưởng chỉ nên thực hiện quản lí nhà nước, không cần tham gia HĐQT tại các tập đoàn như hiện nay.

Còn Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc hội Lê Quang Bình băn khoăn: “Thất thoát tài sản và lỗ liên tục như vậy, có ai chịu trách nhiệm hoặc bị cách chức? Nhà nước có cần đến trên 90 tập đoàn, tổng công ty không hay thu gọn lại chỉ giữ những doanh nghiệp làm rường cột quốc gia?”. (VietNamNet, 13/8)

Câu hỏi của ông Bình không rõ sẽ được ai "hóa giải" hay đó sẽ còn tiếp tục là "một câu hỏi lớn không lời đáp"? Chỉ biết rằng, các tập đoàn, tổng công ty đang rục rịch đòi thành lập vẫn tiếp tục được nối dài, trong khi đó, vấn đề hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững của những đứa "con cưng" này còn chưa biết đấy là đâu.

Câu hỏi tương tự như ông Bình đề cập vừa rồi cũng được một vị thính giả nêu ra với một vị giáo sư người Mỹ trong một cuộc hội thảo nhỏ tại một Viện nghiên cứu. Có lẽ đó là câu hỏi khó hoặc không tiện trả lời nên vị giáo sư đó đã... tránh trả lời (với giải thích là không có "thông tin trong suốt" từ đó).

Trong một diễn biến khác, khi đề cập đến sai phạm trong cổ phần hóa của Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Phó Tổng Thanh tra Chính Phủ Mai Quốc Bình nêu rõ quan điểm xử lý: làm không đúng, phải “thổi còi". Lý do là cơ quan chức năng đã phát hiện Vinaconex sai phạm các quy định lên đến hàng trăm tỷ đồng và Thủ tướng đã có chỉ đạo thu hồi ngay trong tháng 8 gần 900 tỷ đồng tiền sai phạm, trong đó, riêng khoản thặng dư bán cổ phần lần đầu khoảng 810 tỷ đồng. (VietNamNet, 13/8)

"Chỉ 30% doanh nghiệp tốt"

Ông Đặng Như Lợi

Đó là hiện trạng của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động hiện nay. "Chỉ khoảng 30% trong tổng số 164 doanh nghiệp được cấp phép", ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết.

Còn theo ông Đặng Như Lợi, phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội: Gần ba mươi năm làm xuất khẩu lao động mà cơ quan quản lý vẫn không có lấy một thước đo về doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Các văn bản, chính sách ở trong tình trạng "cơ bản đầy đủ, nhưng cất tủ là chủ yếu".

Theo ông Lợi, các doanh nghiệp "tốt thực sự" như đánh giá của ông Cục trưởng chỉ căn cứ trên số lượng lao động mà doanh nghiệp đó đưa đi được từ 1.000 lao động/năm, ít để xảy ra tiêu cực, khiếu kiện. Trong khi các điều kiện khác để chăm lo, đảm bảo cho người lao động lại chưa tính đến như năng lực đội ngũ cán bộ, việc mở rộng thị trường mới, có ban quản lý lao động ở nước ngoài, tỷ lệ lao động bỏ trốn thấp...

Một vấn đề khác, chắc chắn được nhiều người lao động quan tâm là tình trạng giá dịch vụ không thống nhất, phí môi giới tràn lan, không kiểm soát được dẫn đến hậu quả: chi phí cho lao động đi thường cao gấp 1,2-2 lần so với quy định, thậm chí có thị trường cao gấp 10 lần. (Tuổi Trẻ, 11/8)

Lập "Văn phòng đồ thất lạc"

Anh Nam đang giao lại đồ thất lạc cho chủ nhân (Ảnh: Thanh Niên)

Hãy làm điều tốt – đó là phương châm của một hoạt động từ thiện có tên "Văn phòng đồ thất lạc" do anh Nguyễn Giang Nam (ở P903, nhà CT3, tòa nhà Vimexco, 218 Trần Duy Hưng, Hà Nội).

Thông qua website vanphongdothatlac.com và hai số điện thoại 0915 070505 và 0906 111113, "Văn phòng đồ thất lạc" làm cầu giữa người nhặt được và người đánh mất, có thể giúp bất cứ ai tránh mất thời gian và các thủ tục rườm rà khi xin cấp lại giấy tờ mà bạn đã mất.

Theo anh Nam, tính đến nay văn phòng đã giúp khoảng 300 người tìm lại đồ vật và giấy tờ thất lạc. Anh Nam đã phải tốn hàng trăm triệu đồng để lập văn phòng và để duy trì hoạt động, hàng tháng phải chi phí 10 triệu đồng. Tuy vậy, tất cả được thực hiện hoàn toàn miễn phí.

Anh Nam lập ra văn phòng vào năm 2008 là sau khi chính anh nếm trải nỗi khổ của người mất những giấy tờ quan trọng. Anh nói: Kinh phí hoạt động tôi lấy từ hoạt động kinh doanh của gia đình. Tôi tin ở đời có Nhân - Quả, khi mình làm được việc tốt cho xã hội, mình sẽ được nhận lại nhiều hơn từ cuộc sống". (Thanh Niên, 11/8)

Văn hóa dân tộc thua ngay trên sân nhà?

Bà Trịnh Thanh Nhã

Phim ảnh đang tác động hàng ngày, hàng giờ lên đời sống người dân Việt Nam. Thế nhưng, cả trên màn ảnh của truyền hình quốc gia thì người ta cũng ồ ạt "quảng bá" (mà người được "quảng bá" thì cũng được... trả phí) cho văn hóa ngoại lai. Cũng tốt, để mọi tầng lớp dân cư có thể dễ dàng mở rộng tầm nhìn, đa dạng tri thức văn hóa. Điều ấy "cần", nhưng nếu không chăm chút cho văn hóa Việt ngay trên màn ảnh Việt thì như thế là chưa "đủ".

Loạt bài "Phim Việt - đói văn hóa Việt" trên Sài Gòn Tiếp Thị tuần qua đề cập đến khía cạnh này, chủ yếu xét đến phim truyền hình. Hãy bật tivi lên sẽ thấy ngay hiện tượng "sính ngoại" trong cả các bộ phim Việt Nam do Nhà nước đầu tư thể hiện thế nào. Hiện tượng ồ ạt mua kịch bản phim nước ngoài dựng lại, có nói là được "Việt hóa", nhưng nhiều series phim dài tập trong số này rất xa lạ với đời sống người Việt.

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã nhìn hai chiều về vấn đề này. Trước hết là sự thừa nhận (có phần là "đổ thừa" cho Tây) rằng "lối nói năng, ứng xử rất "tây", rất vắn tắt, giật cục đến mức hỗn hào của giới trẻ được coi là thời thượng!" và "đó là hiện thực đáng buồn về lòng tự tôn dân tộc trong những người xem trẻ".

"Nhưng chẳng có gì để đối chứng, để bảo rằng thuần phong mỹ tục của dân tộc mới là nên theo", đó là một chiều khác của vấn đề, để cái nhìn trở nên cân đối, dễ đồng cảm hơn. "Thỉnh thoảng có vài hình ảnh liên quan đến chủ đề này thì lại được làm một cách vô thức, khiến nó giống như một background lẩm cẩm hơn là một nền thẩm mỹ buộc người ta phải chiêm ngưỡng".

Những bộ phim làm với mục tiêu được hô hào là mang "bản sắc văn hóa dân tộc", tuy nhiên, dễ thấy khi chúng chưa thành công, chưa tạo nên sức hút thì đó mới chỉ là phần "vỏ" mà phần "nhân" chưa được chăm chút.

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã nói: "Đã đành rằng dấu ấn văn hóa dân tộc không chỉ cứ phim lịch sử mới thể hiện được. Từ cách ứng xử, trong trang phục, trong cách nói năng... và đặc biệt trong bối cảnh, nếu thực lòng muốn tạo dựng hình ảnh dân tộc thì không phải là không làm được. Nhưng chắc chắn nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, tâm huyết, và không thể không nói đến tiền bạc. Vậy là văn hóa dân tộc đang có nguy cơ thua ngay trên sân nhà. Đã có lời phàn nàn rằng giới trẻ VN đang vong quốc ngay trên quê hương mình. Lỗi do ai?".

Đây sẽ là một chủ đề quá cũ nếu không tìm ra hướng giải quyết mới. Ở đây phim Việt cũng như hàng Việt. Với hàng hóa Việt, Bộ Chính trị vừa có văn bản thông báo kết luận về tổ chức cuộc vận động "Người VN ưu tiên dùng hàng VN" nên rồi đây có thể là sẽ có phong trào "người Việt hướng tới phim Việt".

Tuy nhiên, để thuyết phục người tiêu dùng hay khán giả quan tâm đến sản phẩm nội thì không chỉ cần có thôi thúc, hô hào. Phải có hàng Việt vì người Việt và có nhà làm phim, nhà đầu tư quan tâm đến chất lượng và giá trị của phim chứ không chỉ tập trung vào số lượng của các spot quảng cáo.

Bây giờ phải bắt đầu thế nào? Theo nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã là "có lẽ lại phải bắt đầu từ cấp vĩ mô thôi, tức là cấp đã tuyên bố cái chiến lược ngoại giao/ nội giao văn hóa ấy".

"Tư duy thằng Bờm"

Ông Nguyễn Văn Mỹ

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt đưa ra một số phản biện trong ngành du lịch. Ông nói: Kiểm kê tài sản du lịch VN, kể cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể thì không ai bằng VN. Nhưng quản lý, khai thác những tài sản này thì chúng ta dở cũng không ai bằng. Tại sao? Chúng ta cứ an phận là một nước đứng đầu... tốp dưới của Đông Nam Á.

"Theo chủ quan của tôi, có lẽ do bị ăn "bánh vẽ" nhiều quá nên người Việt chúng ta đang trở nên thực dụng một cách thô thiển. Người ta sẵn sàng bỏ con tép để bắt con tôm, còn mình lại bỏ ton tôm, bắt con tép. Tầm nhìn chỉ một khúc thôi.

Trong du lịch cũng vậy, thường thì thấy cái gì "ăn" được là ăn ngay, sợ để lại người khác ăn mất. Đó là tư duy "thằng Bờm". Nếu không dám thay đổi thì suốt đời chúng ta cứ bạc nhược mãi thôi. Nên bỏ cái mặt nạ tự huyễn hoặc mình lại. Tôi nói chuyện này hơi gay gắt, nhưng nếu không dám đối mặt với nó thì xin lỗi, muôn đời...". ((Thanh Niên, 9/8)

Tâm linh đại khái?

KTS Phó Đức Tùng

Trong một bài viết rất hay có tên "Bản sắc dân tộc thời mở cửa: Tâm linh đại khái?" trên Thể thao & Văn hóa Cuối tuần (7/8), kiến trúc sư Phó Đức Tùng đã gợi mở nhiều kiến giải lý thú và đáng suy ngẫm về cách ứng xử và lối hành động của con người hôm nay với các yếu tố tâm linh và và bản sắc dân tộc.

Anh chỉ ra một số hiện tượng và lý giải, nhận định: "Đối với tín đồ thực sự, thánh địa tôn giáo là nơi giúp họ tiếp cận dễ dàng hơn và củng cố niềm tin, còn đối với người mê tín thì sự cúng tế là một thủ tục để có thể yên tâm làm những việc bon chen hàng ngày mà không cần phải tự vấn lương tâm. Vì thế trong một xã hội mà tín ngưỡng gốc không được vun đắp thì càng nhiều đền chùa mới càng suy đồi tâm linh. Hiện nay ở VN, tín ngưỡng đang có nguy cơ trở thành ngành kinh doanh dịch vụ đơn thuần.

Để tiện cho người Nam thì làm thêm Đền Hùng trong Nam. Cứ theo logic này có ngày các vua Hùng phải về phục vụ từng tỉnh, từng huyện. Để đỡ vất vả thì làm cáp treo lên Yên Tử, chùa Hương. Nhiều dự án kinh doanh bất động sản tư nhân cũng có thể xây chùa, phủ, miếu để câu khách. Đền chùa nào cũng cố khoe nào chuông nặng nhất nước, nào là tháp cao nhất, cột to nhất, rồi nhiều phòng nhất, nhiều cửa nhất... Tất cả đều giống như quảng cáo dân dụng chứ chẳng liên quan gì đến lĩnh vực tâm linh".

Và anh kết luận, bản sắc dân tộc hay văn hóa tâm linh cần được trả về đúng với giá trị thiêng liêng, trên cơ sở có sự hiểu biết sâu sắc về cội nguồn gốc rễ, vì ý nghĩa đích thực của nó:

"Chúng ta có quyền tự hào về cội nguồn dân tộc nhưng việc liên tiếp làm những đền đài mới để biểu dương nguồn gốc, tốn kém và không hiệu quả bằng việc nghĩ xem từ những câu chuyện đó rút ra được bài học gì giúp chúng ta đứng vững trong tương lai. Và chính ý tưởng tương lai này sẽ là thông điệp, là định hướng cho một đền đài thực thụ.
Tương tự như vậy, thông điệp của Phật Giáo, Nho Giáo, Lão Giáo, Thiên Chúa Giáo mới là linh hồn của đền chùa, nhà thờ chứ không phải bài vị và tượng Phật hay Không Tử và bố mẹ của họ".

Danh Anh