Saturday, January 31, 2009

14 điều răn của nhà Phật

1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình

2. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại

3. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá

4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị

5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình

6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu

7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti

8. Đáng khâm phục nhất của đời người là vươn lên sau khi vấp ngã

9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng

10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ

11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm

12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung

13. Khuyết điểm lớn nhất của đời người là kém hiểu biết

14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.

Trích lời Kinh Phật, Hoà thượng Kim Cương Tử (1914 - 2001)

Xã hội phát triển đến mức nào đi nữa thì những giá trị truyền thống phương Đông, tức là cội nguồn văn hóa của mỗi dân tộc Châu Á vẫn cần phải được bảo tồn và trân trọng. Tuy là vốn cổ, nhưng nếu xét về nhân sinh quan đối với con người hiện đại thì dường như không cổ chút nào hay nói đúng hơn là câu chữ cũ, còn ý nghĩa thực tế vẫn hoàn toàn mới mẻ.

Đây chính là điều đáng bàn luận và suy ngẫm, vì như sách "Minh tâm bảo giám" nhận xét: "Người xưa tuy hình dáng như thú, nhưng lòng như có đại thánh ở trong. Người nay tuy hình dáng người nhưng lòng lại thú, biết đâu mà lường. Có lòng không có tướng, tướng sẽ tự lòng mà sinh ra. Có tướng mà không có lòng, tướng sẽ theo lòng mà mất đi”. Phải chăng, vì lẽ ấy mà vô số điều khuyên răn của các bậc tiền bối vô cùng hữu ích cho cách đối nhân xử thế của những người chịu ảnh hưởng giáo dục của Nho giáo, Phật giáo. Tựu trung lại, đó chính là những tâm bệnh như sau:

1

Không có kẻ thù nào to lớn và nguy hiểm bằng chính bản thân ta. Tà ý xấu xa vốn là kẻ thù tiềm ẩn lớn nhất của đời người mà tự ta khó vượt qua nổi. Thật là nghịch lý khi bao khó khăn, thử thách, gian nan do khách quan mà nhờ tinh thần, ý chí quyết tâm ta đều vượt qua. Nhưng, khi trong tâm có bệnh thì lại chịu thua, như dao sắc không gọt được chuôi vậy. Đúng như nhận định trong thế giới có bốn điều tự hủy hoại là: Cây nhiều hoa, quả nặng quá, sẽ gãy cành, rắn độc mang nọc độc nhưng lại bị giết để lấy nọc, kẻ làm việc nước không hiền tài, thì sẽ hại dân hại nước, kẻ làm điều bất thiện sẽ bị quả báo, cho nên sách Kinh dạy rằng: "Sự độc ác do tâm sinh ra, sẽ quay lại tự hại bản thân mình, cũng như sắt tạo ra chất gỉ rồi chất han gỉ ấy sẽ tiêu hủy dần thân hình của sắt". Suy nghĩ xa hơn và kỹ hơn về giáo lý ấy thì càng rõ, nếu ta không vượt qua được chính bản năng của mình thì lương tâm và trí tuệ, lương tâm và trí tuệ của ta cũng sẽ bị xói mòn mục ruỗng, chẳng mấy chốc mà thành phế nhân. Ngạn ngữ vẫn cho rằng: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nội dung bên trong hoặc phần tinh thần không nhìn thấy được ấy mới quyết định bản chất của một chính nhân thực thụ, bởi đơn giản là: "Con người biểu lộ tính ưu việt của mình ở bên trong, chỉ có con vật mới lộ ra bên ngoài thôi".

2

Những thất bại lớn nhất của con người đều do tính tự cao tự đại sinh ra. Sách Cảnh hành lục cho rằng: "Sự tự mãn (tự cho mình đầy đủ) làm cho mình hư. Sự kiêu căng (tự cho mình giỏi) làm mình trở thành ngu. Chuyện kể rằng: Có đứa con nhà giàu không coi ai ra gì, thích đứng trên cây tè xuống đầu người đi đường, ai cũng ngại nhà ấy mạnh tiền của chẳng dám nói gì. Một hôm có đoàn quan binh đi qua dưới gốc cây, tay kia tè ngay vào viên quan văn đi đầu, viên quan này gật gù khen giỏi, rồi đi tiếp. Lúc sau viên quan võ đi qua, tay kia vẫn tiếp tục tái diễn trò ấy, nhưng không ngờ viên quan võ nóng tính bèn rút kiếm ra chém phăng đầu đứa xấu chơi. Người đời thường cười tên ngu dốt và thán phục mưu sâu của viên quan văn, nhưng cái chết thì vẫn dành cho kẻ cao ngạo. Chẳng thế những nước nông nghiệp vùng Đông Nam Á thường dùng biểu tượng cây lúa để đề cao tính khiêm nhường: khi cây mọc càng cao, càng trổ bông trĩu hạt chín vàng thì cây càng cúi thấp để tránh gió đồng ập đến. Lã Khôn thì rút ra bài học: "Khí kiêng nhất là hung hăng, Tâm kiêng nhất là hẹp hòi, Tài kiêng nhất là tự cao", nếu không hiểu được những điều này thì sống trên đời chẳng mấy chốc sẽ thất bại.

3

Ngu dốt lớn nhất của con người là sự dối trá. Kinh Phật cũng liệt kê điều này vào trong 7 tội lỗi lớn nhất mà người muốn đắc đạo không được mắc phải. Tục ngữ cũng nhận định rằng: Đường đi hay tối, nói dối hay cùng. Trên phương diện y học thì nói dối hại tim, suy yếu phổi vì luôn ở tâm trạng đối phó bất ổn. Xét về khía cạnh tâm sinh lý, thì nói dối bao giờ cũng tạo ra những phản ứng trái ngược trong cùng một chủ thể, khiến con người luôn bí bức vì không thể sáng tạo mãi ra những điều không có thật. Đành rằng, cuộc đời là một sân khấu lớn, nhưng không phải tất cả những nhân vật biểu diễn trong vở kịch đều là nghệ sĩ vĩ đại, thế nên mới nói đổi vai diễn thì dễ còn nhập vai chính hoặc phụ đạt yêu cầu là cả một khoảng cách. Sở dĩ phải phân tích điều này vì lắm kẻ vẫn huênh hoang và tự hào về khả năng diễn vở trắng - đen mà không biết đang tự mua dây trói mình. Châm ngôn Trung Quốc nói: Nếu có lương tâm trong sáng cả đời bạn sẽ không phải sợ tiếng gõ cửa lúc nửa đêm. Còn Trình Di lại đúc kết rằng: Lấy lòng chân thật cảm động người ta, thì người ta cũng lấy chân thật mà đãi lại, Lấy cách trí thuật cài đạp người ta, thì người ta cũng lấy trí thuật mà xử lại. Nếu cứ lẩn quẩn mãi như thế, cuộc đời liệu có yên ổn và an nhàn không?

Dối trá với cuộc đời thì chẳng hay ho gì, bởi gieo hạt nào thì gặt quả nấy. Sách Minh tâm dạy rằng: Độ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch càng to lớn bấy nhiêu, Mưu sâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu. Nhưng khi đã tự lừa dối cả bản thân mình, thì quá tội lỗi. Nhẹ nhất là tự huyễn hoặc khả năng, bản chất của cá nhân để yên lòng tồn tại. Nặng hơn tự cho mình là thiên tài, luôn cao giọng răn dạy cuộc đời. Nghiêm trọng nhất là tự cho mình cái quyền quyết định, hay phán xử tất cả mọi sự việc, mức độ này thường dẫn đến hành động oai hùng thái quá gây tổn hại đến tinh thần và tính mạng người khác. Thường thì người ta hay tự an ủi bằng những lý do không đúng sự thật về những điều xấu mình đã gây ra, cốt để yên tâm tạm thời còn phần lớn thời gian luôn cảm thấy bất an, nơm nớp. Nên Kinh thư mới nhắc: Làm điều thành thật thì bụng yên ổn và mỗi ngày một hay. Làm điều gian dối thì bụng băn khoăn và mỗi ngày một dở. Không tự lừa dối mình và mọi người cũng có nghĩa là phải chứng minh sự thật bằng mọi giá. Chuyện cổ kể rằng, có người thợ đào được hòn đá bên trong có ngọc đem dâng vua, vua không tin, kết tội nói dối nên chặt chân trái. Vua sau lên ngôi, người này cũng đem ngọc đến dâng và vua cũng bảo gian dối, chặt nết chân phải. Đời vua sau nữa lên ngôi, người thợ đến chân núi khóc suốt 3 ngày đêm đến chảy cả máu mắt. Vua đến hỏi thì người thợ nói, khóc vì ngọc mà nhầm là đá - thật mà cho là dối! Vua bèn sai đập hòn đá ra, thì quả có hòn ngọc bên trong.

4

Nỗi bi ai lớn nhất của con người chính là lòng đố kị. Tính ganh ghét và đố kị như mốt ngọn lứa nhỏ leo lét trong tâm mỗi người. Với những ai điều chỉnh được bản thân hướng thiện thì sẽ chế ngự được ngọn lửa ấy và hóa nó thành khát vọng tốt đẹp ham muốn vươn lên, với những kẻ bản năng tầm thường thì ngọn lửa này sẽ thỏa sức cháy, thiêu rụi hết những gì gọi là nhân đức - giáo dục - văn hóa biến người ta thành một con thú hoang lồng lộn cắn xé giành giật miếng mồi và kết cục lại bị chính ngọn lửa tham này đốt cháy thành tro bụi. Đúng là: Lòng tham thì hại mình, Sướng miệng thì tổn thân! Bệnh ghen tị luôn khiến nội tâm con người bức xúc, hậm hực khó mà khuyên giải được nếu như không được thỏa mãn một tý chút gọi là. Thế mới biết, sự đời đâu phải chỉ con gà tức nhau tiếng gáy, mà con ngựa ghen nhau tiếng hí, con chó ganh nhau tiếng sủa, con chim đua nhau tiếng hót, còn con người thường ghen tị mà hãm hại lẫn nhau. Có lẽ nên tra lại Minh tâm bảo giám để ghi nhớ thêm một câu: Miếng ăn sướng miệng, sẽ sinh ra bệnh tật, việc làm thỏa chí, sẽ đưa tới tai vạ. tranh hơn chạy tắt hay thành ác, nói lỡ lời đâm ra tiếng đồn đại. Cho nên, để bệnh rồi uống thuốc sao bằng tự ngừa trước bệnh tật?

Nho giáo là một đạo học về cuộc sống có nội dung giản đơn chủ yếu thuận theo lẽ sống tự nhiên của khuôn khổ xã hội nhất định. Người có học Nho bao giờ cũng có chất nền nếp, giữ phép tắc, có lòng nhân đạo bác ái. Tuy nhiên, Nho giáo nhiều khi khó hiểu, rườm rà khiến cho người học khó theo kịp và không thể lấy mức nào để làm chuẩn mực. Chỉ có những tính chất trí tuệ và triết lý của Nho học là mang tính giáo dục lưu truyền phổ thông với tác dụng thực tiễn cao nhất, đặc biệt là về bản chất và phong cách sống của con người - đây là lĩnh vực mà cổ nhân đưa ra nhiều triết lý vô cùng sâu sắc:

5

Sai lầm lớn nhất của con người là tự đánh mất mình. Ta chỉ là một cá thể nhỏ, một hạt cát trong vũ trụ bao la và trên hành tinh có 7 tỷ cá nhân khác nhưng điểm khác biệt duy nhất khiến ta làm chủ được cuộc sống riêng không phải là cái tên khai sinh mà chính là sự khẳng định khác biệt với những người khác trong cá tính nhân cách, năng lực và tư duy phát triển vươn lên đa dạng. Ai cũng muốn tự khẳng định mình và càng muốn những người khác công nhận mình trong một hoặc nhiều lĩnh vực trong cuộc sống theo phương châm hiện đại: giỏi một - biết nhiều. Nhưng cũng nhiều người đã không tự chứng minh được mình mà còn đánh mất luôn cả bản thân vì những tác động khách quan bất ngờ và chủ quan không may mắn! Thường thì khách quan bị cột vào việc mất phẩm chất hoặc danh dự như vì nghèo quá hóa liều. Nhưng Lã Khôn cho rằng: Nghèo không xấu, nghèo mà không có chí mới là xấu, hèn không đáng ghét, hèn mà không có tài mới đáng ghét, già không nên than thở, già mà sống thừa mới đáng than thở, chết không nên bi ai, chết mà vô bổ mới đáng bi ai. Nhưng tội lỗi quả là sinh ra chỗ giàu sang vì sức mạnh của đồng tiền rất đáng kinh ngạc. Cho dù chưa phải là Tiên, Phật hay chân lý, nhưng đồng tiền cũng, làm hắc nhân tâm, xét từ cổ chí kim thì: Người ngồi trên đống cát ai cũng có thể là quân tử hiền nhân, nhưng ngồi trên đống vàng thật khó thay, đã có ai là hiền nhân quân tử đâu?

6

Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu. Nếu như không có cha mẹ thì làm sao mình có thể hiện diện trên cõi đời này? Tại sao lại có thể quên đi người đã sinh ra mình?

Những người con bất hiếu này chỉ nhìn thấy cái trước mắt và họ không hiểu được nguồn gốc và tình cảm của cha mẹ họ. Sau này, nếu con cháu họ đối xử cũng như vậy thì họ sẽ cảm nhận được thế nào là tội lỗi. Gieo nhân nào gặt quả nấy!

"Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha.Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". Trong mỗi người Việt chúng ta, người được đi học tử tế đến những người vì hoàn cảnh khó khăn mà thất học, từ bé đều được nghe 4 câu ca dao đầy ý nghĩa này. Nó là bài học căn bản đầu tiên của mỗi con người.

7

Cuộc đời nhiều nỗi thương cảm xót xa nhưng có lẽ con người đáng thương nhất là tự ti. Đây là cách suy nghĩ, biểu hiện, hành động không đúng với bản chất và khả năng của mình. Biểu hiện tích cực của tự ti là thu nhỏ lại không va chạm, không bon chen, ngại đưa ý kiến, sợ phản đối trong mọi hoàn cảnh. Biểu hiện tiêu cực thì tệ hơn là luôn khúm núm, xun xoe, bợ đỡ, xu nịnh, tâng bốc ai đó để lấy chỗ dựa bởi mặc cảm: phải có bờ rào thì dây leo mới có chỗ dựa! Chuyện xưa kể. Có một tay nhà giàu nứt đố đổ vách được nhiều người trong làng tâng bốc, nịnh hót nhưng anh nông dân nghèo rớt mồng tơi bên cạnh nhà lại dửng dưng, không cần biết. TayTay nhà giàu hào phóng: Nếu tôi cho anh 1/2 tài sản thì anh có nịnh tôi không? Anh nông dân vẫn đáp: Nếu thế hai bên ngang hàng nhau, cần gì nịnh ai? Tay nhà giàu tức khí: Nếu cho anh tất cả tài sản thì anh có nịnh tôi không? Anh nông dân thản nhiên: Lúc ấy ông phải xu nịnh tôi mới đúng! Thực tế bây giờ cũng chứng minh rằng: tiền bạc và địa vị tác động ghê gớm đến suy nghĩ tự ti, nếu ai không đủ cứng rắn để giải thoát khỏi nỗi ám ảnh này thật vô cùng đáng thương. Đường đời vốn không bao giờ bằng phẳng, chuyện vấp ngã hoặc trượt chân rất bình thường. Triết lý cho rằng: mỗi lần ngã là một lần bớt dại. Điển tích thơ, ca ngợi tài ứng khẩu của bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương khi ngã cơ học vần giải thích kiểu triết học: Giơ tay với thử trời cao thấp - Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài? Trong cuộc sống không đơn giản như thế có những cú ngã vô hình tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần và làm suy sụp ý chí quyết tâm gượng dậy. Có thể nói từ vị trí ngã cho đến lúc đứng dậy được phải trải qua động tác trung gian là quỳ gối - khom lưng đây cũng chính là thời điểm quan trọng nhất nếu không đủ bản lĩnh để vươn lên thì không những chẳng đáng khâm phục mà còn vĩnh viễn tình nguyện gia nhập đội ngũ những kẻ không tiên hóa được chỉ đi bằng đầu gối. Bởi thế, Chu Hy mới dặn rằng: Đời suy, đạo vi, lòng ham muốn loài người đầy rẫy, không phải người cương nghị thì đứng vững sao được? nhà giàu gặng hỏi, anh nông dân trả lời: ông giàu kệ ông, tôi nghèo kệ tôi cớ gì phải xu nịnh?

8

Nỗi đau đớn và dằn vặt trên đường đời cũng rất nhiều và đa dạng do những nguyên nhân khác nhau, nhưng có lẽ đau khổ lớn nhất là sự trống rỗng. Đó là một trạng thái vô cảm, không còn cảm nhận về buồn vui sướng khổ yêu ghét hay dở. Đời sống tinh thần lúc ấy không còn gì là ham muốn nữa, thật sự giống một hòn đá lăn. đám mây trôi chứ chưa so sánh bằng thực vật động vật vì cây cỏ muông thú còn có cảm xúc riêng của mình. Người rơi vào trạng thái này thường bị hụt hẫng, thất vọng hoặc tan vỡ một dự tính quan trọng hay chịu một mất mát không gì bù đắp được. Cần phải hiểu rằng mưu tính sự việc là do con người, nhưng việc thành bại là do may rủi. Người muốn như vậy, mà trời lại không cho là như thế, do đó, đành phải chấp nhận cái đã có hay vốn có, thế mới là người hiểu cái đạo sống giữa cuộc đời: lý trí phải mạnh mẽ - hành động phải linh hoạt, như Gia Cát Khổng Minh nói cách trừ bỏ sự trống rỗng này: Nên giữ chí thật cao xa, mến chuộng bậc hiền tài, dứt hẳn tình dục, phá tan sự ngưng trệ, khiến cho lòng mong muốn có chỗ tồn tại rõ ràng, có chỗ cảm động mà sinh ra thương mến. Giận lắm thì cũng nên duỗi, bỏ qua sự nhỏ nhặt. Rộng thăm dò học hỏi, trừ bỏ tính nghi ngờ bủn xỉn. Sao lại để tổn hại về sắc đẹp? Sao lại lo buồn về việc không thành? Nếu chí không mạnh mẽ, ý không ngoan cường khảng khái sẽ bị chìm đắm vào chỗ phàm tục, suốt đời bị trói buộc vào cõi vô hình.

9

Có một câu châm ngôn sống dạy rằng: Mất xiềng xích thì được tự do, mất tiền sẽ được kinh nghiệm, mất sức thì được sung sướng nhưng đừng bao giờ mất hy vọng, mất hy vọng là mất tất cả! Đây đúng là chân lý thực dụng kiểu phương Tây nhưng có một ý chính trùng với người phương Đông. Sự mất mát lớn nhất của con người là tuyệt vọng.

Không được tuyệt vọng tức là phải luôn luôn có hy vọng để sống và sống vì hy vọng. Khi ta có hy vọng vào mốt con người, sự việc, hoàn cảnh nào đó cũng đồng nghĩa với việc ta đặt trọn mềm tin vào đấy để có động lực sống, do đó sự phấn đấu vươn lên sẽ mạnh mẽ và đạt hiệu quả thiết thực. Tình cảm bị tuyệt vọng sẽ tạo nên trạng thái tâm lý dở khùng, hoang mang, không biết sắp xếp mọi mặt của cuộc sống ra sao. Nếu sự nghiệp bị tuyệt vọng sẽ gây ra sự phẫn uất, chây ì với bản thân, còn nếu tuyệt vọng với cả hai điều này thì dẫn đến kết cục bi thảm: một kẻ trắng tay thường tự kết thúc cuộc sống của mình rất nhanh. Vậy muốn giữ được hy vọng, không sa vào tuyệt vọng thì mỗi con người phải có ý chí, nghị lực như Vương Dương Minh nhận định: Người không có ý chí như thuyền không lái, như ngựa không cương, trối giạt lông bông, không ra thế nào cả.

10

Các cụ xưa cũng nhấn mạnh rằng: Tài sản lớn nhất của con người là sức khỏe. Người bình thường không ai nghĩ đến sức khỏe của mình, chỉ khi nào bị tác động của bệnh tật hoặc tuổi già mới giật mình nghĩ lại, chủ yếu là cảm giác nuối tiếc. Bão Phác Tử nói: Ai cũng muốn sống lâu mà không biết cách dưỡng sinh. Ai cũng biết ăn uống quá độ thì ốm đau mà không biết giữ miệng. Ai cũng biết tình dục quá độ thì khô héo mà không biết phòng thân? Mạnh Tử thì cho rằng: Dường sinh không gì hay bằng ít lòng ham muốn, say mê. Thiên cũng nhận xét: Tinh thần dùng quá thời kiệt, hình thể làm quá thời mệt. Đúng là khi đã ốm đau bệnh tật rồi thì có tặng, biếu ham muốn cũng không còn cảm hứng đón nhận nữa. Tuân Sinh Tiên lại có ý sâu xa: Muốn cho thân không có bệnh, trước hết phải để tâm không có bệnh. Nên ít sắc dục để nuôi tinh, ít ngôn ngữ để nuôi khí, ít tư lự đế nuôi thần. Còn danh y Tuệ Tĩnh luôn nhắn nhủ: Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình (ý là: giữ tinh, dưỡng khí, bảo tồn thần, giữ cho lòng thanh thản, hạn chế dục vọng, giữ chân khí, luyện tập thân thể).

11

Trong cuộc sống còn nhiều mối liên quan, tác động đến nhau về cả vật chất và tinh thần, những món nợ tiền còn có thể trả được nhưng nợ tình thì khó khăn hơn nhiều, cho nên món nợ lớn nhất cuộc đời con người là tình cảm. Kinh Lễ đặt câu hỏi: Thế nào là tình cảm con người? Mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét muốn. Bảy loại tình cảm đó chẳng cần học ai cũng biết. Thế nhưng, bảy sắc tình đó chẳng phải mang đến đã cho con người ta mọi điều tốt đẹp, như sách Khuyết giới toàn thư nhận định: Bể tình dục lấp mãi không đầy thành sầu khổ phá mãi không tan, vì vậy món nợ tình cảm ở đây cần hiểu là món nợ của thương yêu, quý mến, gia ân. Nếu có điều kiện, thời gian, hoàn cảnh cũng có thể trang trải tượng trưng để lưu lại chữ tình, nhưng cũng có nhiều tình thế khó xử không thể cân, đong, đo đếm được, đành để kiếp sau. Một tích cổ kể câu chuyện vua muốn thử tài trí tân Trạng Nguyên nên đưa ra tình huống khó xử: Trên một con thuyền bị đắm có ba người là đức vua, thày dạy và cha đẻ đều gặp nguy hiểm đến tính mạng, vậy sẽ cứu ai trước? Nếu chủ định cứu một trong ba người thì Trạng Nguyên sẽ mắc một trong ba tội lớn: bất trung, bất hiếu hoặc bất nghĩa. Nhưng Trạng trả lời nhanh và dứt khoát là, cứ nhảy xuống sông, quờ được ai trước thì cứu trước. Tuy cách ứng phó ngẫu nhiên rất thông minh nhưng giả thiết có chuyện này thật thì món nợ dưới sông với hai người còn lại biết bao giờ trả xong? Chắc cũng khó khăn, trắc ẩn như chuyện của Trương Chi và Mỹ Châu: Nợ tình chưa trả cho ai? Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan!

12

Thế giới có thể đại đồng về mặt lý thuyết, nhưng thực tế trên đời người không tránh khỏi va chạm, xích mích gây ân oán to nhỏ trên dưới, xa gần nhằng nhịt như dây leo không thể giũ bỏ triệt để được, vì thế tha thứ là báu vật của mọi quan hệ và lòng khoan dung là quà tặng đáng giá nhất trên đời. Đức Thích Ca dạy: Oán trả oán, oán ấy chồng chất, lấy ân trả oán, oán ấy tiêu tan Sách Luận ngữ cũng viết: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân. Phương pháp luận của Lão Tử cụ thể hơn: Với kẻ lành, lấy lành mà ở, với kẻ chẳng lành, vẫn lấy lành mà ở. Với kẻ thành tín, lấy thành tín mà đãi, với kẻ không thành tín vẫn lấy thành tín mà đãi. Nghĩ kỹ thêm mới thấy, hai chữ khoan dung thốt ra nhẹ nhàng biết bao nhiêu mà thực hành lại nặng nề bấy nhiêu, bởi nếu lòng dạ hẹp hòi không chứa nổi hai chữ ấy. Cách tốt nhất là chủ động: không nên lấy cái hay của mình mà trách cái không hay của người. Không nên lấy cái sở trường của mình mà trách cái sở đoản của người. Khi trách người, thì đừng nên khoe mình. Tuy vậy, sách Minh Tâm Bảo Giám viết: ở đời chẳng việc gì khó Không xong việc là do lòng mình không chú trọng. Thà kết ơn làm nghĩa với nhiều người, chớ nên gây oán với một người. Nên nhịn những việc khó nhịn, tha thứ những người không sáng suốt. Lòng khoan dung không những cởi mọi ân oán tạo nên cách sống cao thượng, mà còn chính là nguồn phúc để lại cho đời sau vì: Chứa vàng để lại cho con cháu chưa chắc đã giữ được, chứa sách để lại cho con cháu chưa chắc đã học được, cách để lại lâu dài cho con cháu không gì bằng chứa âm đức ở trong chỗ minh minh!

13

Khổng Tử là một bậc thầy của giáo dục. Ngài cho rằng: có được học vấn không phải là việc một sớm một chiểu, cần phải có nhiều năm thu lượm, tích lũy. Giành được học vấn như đắp hòn núi cao, từng sọt đất mà đắp ngày lại ngày bền bỉ mới thành núi, cho nên thành bại của học vấn trước hết là tự mình chế ngự được bản thân, phải biết cách tránh mọi diều cám đỗ trên đời vì nếu người đọc sách còn mơ tưởng an nhàn thì không thể coi là người học chân chính. Và nếu không hoặc có học không đúng đắn thì dẫn đến kém hiểu biết, đó chính là khiếm khuyết lớn nhất của con người, không gì bổ sung, thay thế được. Đại dương kiến thức thật mênh mông, vốn hiểu biết như giọt nước dưới ánh nắng mặt trời, long lanh đấy nhưng rồi sẽ bay hơi nhanh chóng, vì thế phải tranh thủ và tiếp nhận tích cực vốn tri thức, hiểu biết của cuộc sống, không nên phân biệt, cân nhắc cao thấp.

Khổng Tử dạy: Ba người cùng đi tất có một người làm thầy ta được. Khổng phu tử cũng viết: kẻ ngốc than phiền là mọi người không hiểu hắn. Kẻ thông thái than phiền là mình không hiểu mọi người. Như vậy có nghĩa chỉ cần lắng nghe cũng có thể thu nạp được kiến thức rồi và nguồn kiến thức như vậy vô cùng quan trọng như Vương Dương Minh nói: Kiến thức là sự bắt nguồn của hành động. hành động là thành tựu của kiến thức. Sự học của thánh nhân chỉ có công phu là kiến thức và hành động không tách rời nhau. Vậy nên Trần My Công cho rằng: Người ta sống trong một ngày, có được nghe một câu phải, trông thấy một điều phải, làm một việc phải, ngày ấy mới không uổng. Danh ngôn phương Đông cho rằng: Hoàng kim cũng có giá của nó, nhưng kiến thức học được thì vô giá và nếu như ruộng của bạn không được cày bừa thì kho vựa của bạn sẽ trống rỗng, nếu sách của bạn không được đọc thì con cháu bạn sẽ dốt nát. Như thế đủ thấy kiến thức còn hữu dụng đến bao đời.

14

Cuộc đời cũng còn có nhiều niềm vui và nỗi buồn, nhưng niềm vui lớn nhất của con người chính là làm phúc. Chúng ta nên chia sẻ cảnh ngộ, lòng thương cảm để giúp đỡ tinh thần hoặc vật chất cho mọi người. Làm được điều thiện cũng là một cách tích đức để lại cho con cháu, như Tử Thần ông nói: Bình sinh làm điều lành thì trời ban thêm phúc cho mình, ví bằng ngây dại mà làm điều dữ thì phải mắc tai họa. Còn ý tưởng của Thái Thượng Công là: Điều họa phúc vốn không có cửa ngõ, chỉ có ta mời nó đến thôi. Sự đền đáp việc lành dữ cũng như bóng với hình. chỉ tùy theo lòng người. Chuyện làm phúc cũng còn lấy kết quả, có thể người làm phúc không vui vẻ gì mà phải làm, cũng có khi người được làm phúc không thỏa mãn mà vẫn phải nhận, ấy là do phụ thuộc vào thái độ và cách thức thể hiện nữa. Làm phúc vì chân tâm thì cả hai bên cùng thoải mái, nhẹ lòng, hạnh phúc còn nhón tay vì điều kiện hay mưu tính thì không hề có thiện ý, tất cả những điều này phần lớn do tâm tính, hoàn cảnh sống và địa vị xã hội tạo ra. Vì thế Đông Nhạc Thánh Đế viết rằng: Phàm người có quyền thế, không nên cậy vào quyền thế của mình, người có phúc đức may mắn không nên tận hưởng hết cái phúc ấy, cũng như thấy kẻ nghèo hèn chớ có khinh miệt người ta quá mức. Một ngày mình làm điều thiện, phúc tuy chưa đến nhưng cái họa đã tự bỏ đi xa, một ngày làm điều ác, cái họa dẫu chưa đến nhưng cái phúc đã tự bỏ đi xa mình rồi. Người ở dời sau mà làm điều lành thì giống như cỏ trong vườn xuân, tuy không thấy lớn nhưng ngày một dày thêm, người làm điều ác giống như viên đá mài dao, không thấy hao mòn nhưng ngày càng khuyết dần.

Dù sao đi nữa, tội lỗi đến đâu cũng cần phải giữ một chút nhân tính và lương tâm, chỉ có kẻ vô liêm sỉ nhất mới bán cả lương tâm và tâm hồn mình. Nên nhớ rằng: Trước nghĩa rồi sau lợi là vinh, trước lợi rồi sau nghĩa là nhục. Vinh ấy thường thông, nhục ấy thường cùng. Kẻ thông ấy thường trị được người.

Kẻ cùng ấy thường bị người trị. Biết được những điều khuyên răn của cổ nhân để ứng xử trên đời và sống tốt về lý thuyết thì dễ, nhưng sử dụng những lời khuyên này thế nào cho hữu ích chỉ phụ thuộc vào bản thân mỗi người như sách Minh Tâm Bảo Giám dạy: Ngàn vàng tốt chưa phải là quý. Được lời nói hay của một người còn quý hơn ngàn vàng, vì ngàn vàng dễ được lời hay khó tìm. Tìm ở người không bằng tìm ở mình, hay chịu nghe người không bằng hay suy xét. Biết việc ít thì phiền não cũng ít. Biết người nhiều thì chuyện phải trái cũng nhiều. Và như thế mới cần bàn đến những lời răn của cổ nhân...

Người Việt và văn hóa đánh đổi

(TuanVietNam) - “Công ăn việc làm ổn định trong cơ quan Nhà nước” - đó là nguyện vọng của không ít người VN trong độ tuổi lao động. Người ta thích một chỗ làm việc yên ấm hơn là “chạy lung tung” nơi này nơi kia hoặc ra làm riêng, đối mặt với sóng gió thương trường. Nhìn sâu hơn vào vấn đề, có thể suy rộng ra một đặc điểm tâm lý của số đông người Việt: nỗi sợ sự đánh đổi.

Phát triển nhìn từ văn hóa của sự đánh đổi

Đối với một cá nhân, một doanh nghiệp hay với cả quốc gia, luôn tồn tại sự đánh đổi giữa trạng thái phát triển về mặt vật chất và trạng thái thư giãn về mặt tinh thần. Muốn phát triển thì phải đánh đổi, triết lý phát triển là gì nếu không phải là khuyến khích và thúc ép một nền văn hóa sẵn sàng chấp nhận sự đánh đổi.

Theo thống kê năm 2006, ở Mỹ, khoảng 400.000 người mất việc hàng tuần; và cùng thời gian đó, khoảng 600.000 người thay đổi việc một cách tự nguyện. Trung bình, một người Mỹ gắn bó với một công việc trong vòng 6,6 năm, so với 10,6 năm của Đức và 11,2 năm của Nhật Bản. (*)

Mô hình kinh tế thị trường cạnh tranh tự do của Mỹ được cho là mô hình hiệu quả nhất, năng động nhất, nhiều sáng tạo nhất và cũng phát triển nhất. Nhưng đừng bao giờ quên rằng, đó là mô hình nhiều áp lực nhất. Cạnh tranh tự do đã liên tục tạo ra sức ép phải đổi mới, phải thay đổi.

Lịch sử đã chứng minh rằng mô hình tự do đã tạo ra xung lực mạnh mẽ cho sự phát triển, đó là mô hình có hiệu quả hơn cả cho nền kinh tế quốc gia xét như một tổng thể. Trong dài hạn, nó đã thể hiện tính ưu việt hơn các mô hình kinh tế kế hoạch tập trung hay hỗn hợp mà thành phần nhà nước chiếm ưu thế. Nhưng, xét trong ngắn hạn và xét trên bình diện mỗi cá nhân hay doanh nghiệp, mô hình tự do cạnh tranh không hẳn đã là tốt nhất.

Doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh luôn đứng ở bờ vực mong manh của khả năng bị đào thải, bị phá sản. Thống kê ở Mỹ cho thấy, 80% số doanh nghiệp mới thành lập không thể trụ được quá 3 năm và 98% “sập tiệm” sau 10 năm. Trên thế giới, nói chung, doanh nghiệp tư nhân trong môi trường tự do phải gánh chịu rủi ro cao gấp nhiều lần doanh nghiệp nhà nước trong môi trường “ổn định”.

Mỗi cá nhân, dù là nhân viên bình thường hay nhà quản lý, sống trong môi trường cạnh tranh luôn phải chịu những căng thẳng tâm lý rất lớn. Họ thường xuyên phải phấn đấu, phải vươn lên để trụ được và phát triển trong những công ty đang phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ. Thất nghiệp và thay đổi công việc là chuyện cơm bữa ở các quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh mạnh.

Cựu Giám đốc Cục dự trữ Liên bang Mỹ Alan Greenspan có một so sánh cực kỳ thú vị liên quan đến sự đánh đổi giữa giàu có vật chất và căng thẳng tâm lý. Ông viết: “Hầu hết các nước đều phải lựa chọn một chỗ đứng giữa hai thái cực tượng trưng bằng hai điểm trên bản đồ: Thung lũng Silicon ở một cực với năng suất cao, áp lực lớn, và Venice thủ cựu, ung dung tự tại ở cực bên kia”.

Hai yếu tố tác động tới sự sẵn sàng đánh đổi

Trong dài hạn, phát triển có nghĩa là phải chấp nhận sự đánh đổi. Không thể có phát triển trong một môi trường mà các doanh nghiệp trì trệ bởi thiếu cạnh tranh, con người trì trệ bởi thiếu nỗ lực vươn lên. Quán tính của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp là rất lớn, họ sẽ không đánh đổi nếu như không có sức ép từ bên trong và bên ngoài phải đánh đổi.

Nghiên cứu phát triển phải nghiên cứu tâm lý học của sự đánh đổi, nghiên cứu những yếu tố tác động khiến cá thể phải đánh đổi sự lười biếng cá nhân vì sự năng động cộng đồng. Theo tôi, có hai nguyên nhân ở tầm vĩ mô có khả năng thúc ép các doanh nghiệp và cá nhân phải đánh đổi.

Yếu tố thứ nhất là văn hóa, đây là yếu tố sẽ tạo ra lực đẩy bên trong của sự đánh đổi. Một nền văn hóa có truyền thống cởi mở, khuyến khích làm giàu, khuyến khích tự do kinh doanh sẽ tạo ra những con người sẵn sàng đánh đổi, những doanh nghiệp sẵn sàng đánh đổi nhiều hơn một nền văn hóa cô lập, khép kín, bảo thủ.

Một nền văn hóa tôn vinh những con người tự do sáng tạo, tự do làm giàu sẽ mang lại những thành tựu đột phá trong phát triển hơn một nền văn hóa coi giàu có là phù hoa, trái đạo lý, thậm chí tội lỗi.

Ngay cả ở những quốc gia phương Tây, cùng lấy tự do và duy lý làm giá trị nền tảng như Mỹ và Pháp, độ chênh văn hóa vẫn tạo ra sự khác biệt trong văn hóa đánh đổi. Thăm dò cho thấy, 71% người Mỹ cho rằng hệ thống thị trường tự do là mô hình tốt nhất trong khi chỉ 36% người Pháp cho như vậy. 75% thanh niên Pháp muốn làm việc cho chính phủ trong khi rất ít thanh niên Mỹ muốn thế. Mỹ đương nhiên có nền kinh tế tư bản phát triển năng động hơn Pháp. (**)

Yếu tố thứ hai là thể chế, đây là yếu tố sẽ tạo ra lực đẩy bên ngoài của sự đánh đổi. Một thể chế với hệ thống luật lệ bảo vệ quyền tư hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ sẽ tạo ra khuôn khổ để cá nhân, doanh nghiệp thành công trong sự lựa chọn đánh đổi của mình. Một thể chế với các doanh nghiệp tư nhân làm cột trụ chắc chắn sẽ khích lệ tính cạnh tranh nhiều hơn một thể chế mà doanh nghiệp nhà nước độc quyền hay nắm vai trò chủ đạo.

Việt Nam có sẵn sàng cho sự đánh đổi?

Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi đạo Khổng và phần nào nữa là đạo Phật. Khổng giáo vốn trọng lễ nghi, thứ bậc, hình thức. Phật giáo khuyến khích an nhiên, tự tại, đơn giản. Nhiều người cho rằng cả hai trào lưu tư tưởng này đều phản tư do. Quan niệm như vậy là cực đoan, nhưng cũng phải thừa nhận rằng, hai luồng tư tưởng này đều không mấy khuyến khích những con người năng động, sẵn sàng chiến đấu, vươn lên trong môi trường cạnh tranh tự do khốc liệt.

Xã hội vẫn tồn tại tâm lý khuyến khích hình thức, lễ nghi hơn là thực chất, hiệu quả; tâm lý học để làm quan chứ không phải để ứng dụng trong thực tiễn; tâm lý hưởng thụ an nhàn hơn là cố gắng, phấn đấu.

Những nét tâm lý đó không hẳn hoàn toàn tạo ra bởi văn hóa nhưng phần nào xuất phát từ văn hóa. Xét về khía cạnh văn hóa, Việt Nam chưa thực sự có được sự hẫu thuẫn mạnh mẽ cần thiết cho những con người dấn thân đánh đổi.

Việt Nam trải qua nhiều năm chiến tranh khốc liệt và nền kinh tế đi theo mô hình kế hoạch hóa tập trung. Thời gian mở cửa và bước vào nền kinh tế thị trường mới chỉ hơn 20 năm, thể chế mới đã định hình nhưng chưa đạt những chuẩn mực của thế giới. Những tàn dư của thế chế cũ không tạo ra môi trường cho sự cạnh tranh quyết liệt và bình đẳng.

Tâm lý bám víu vào thể chế cũ, quan niệm cũ để tránh sự khốc liệt của cạnh tranh, tìm kiếm sự ổn định vật chất và tinh thần vẫn hằn sâu trong não trạng của rất rất nhiều người. Ngay cả với những người có tinh thần đổi mới, sáng tạo vươn lên, sự đền bù họ nhận được từ tinh thần đó cũng không đủ lớn, thậm chí ngược lại, họ phải trả giá vì đã đánh đổi.

Họ dễ dàng quay về tìm kiếm những không gian bình yên hơn là dấn thân bước vào một môi trường nhiều rào cản và bị bóp méo bởi những thành tố phi logic, phi thị trường. Xét về khía cạnh thể chế, Việt Nam cũng chưa có được nền tảng cần thiết để thực sự mở đường cho sự đánh đổi.

Nhìn đi phải nhìn lại, không thể phủ nhận rằng 20 năm đổi mới đã tạo ra một bước khởi đầu. Khu vực tư nhân từ chỗ không có gì nay đã là khu vực tạo ra công ăn việc làm nhiều nhất (50% lực lượng lao động, số liệu năm 2006), đóng góp vào GDP nhiều nhất (41,3% năm 2006) trong khi đó lại chiếm tỷ trọng vốn đầu tư ít nhất (28% so với 50% của nhà nước). Sự hiệu quả và năng động của khu vực này góp phần quyết định vào thành công của hơn 20 năm đổi mới và mở cửa nền kinh tế Việt Nam. (***)

Sự thành công của khu vực tư cũng đã góp phần nhất định, tạo áp lực ngược lại khiến văn hóa và thể chế thay đổi. Những nhìn nhận về vai trò của thực học, của doanh nhân, của mô hình thị trường tự do… đã thay đổi nhiều từ sau đổi mới và đang diễn tiến theo chiều hướng ngày một ủng hộ và cởi mở hơn. Tâm lý bám víu cũng đã giảm dần nếu so sánh với nhiều năm trước.

Thế nhưng, sự đổi thay ấy vẫn chưa đủ. Chúng ta vẫn không có được bầu sinh khí mạnh mẽ của một môi trường khuyến khích đánh đổi, vẫn chưa cảm thấy sức nóng của nhiệt huyết sáng tạo, năng lượng của nỗ lực cạnh tranh để kiếm tìm thịnh vượng và sự khẳng định.

Ngay cả trong nội bộ đất nước, sự năng động của môi trường cạnh tranh ở các tỉnh phía Nam cũng đã mạnh mẽ hơn nhiều các tỉnh phía Bắc, đó cũng là một lý do giải thích tại sao khu vực phía Nam lại phát triển nhanh và mạnh hơn.

Phát triển, như đã nói ở trên, là phải chấp nhận sự đánh đổi. Nhưng mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp có sự lựa chọn hợp lý đối với họ, họ có thể không sẵn lòng đánh đổi và không muốn đánh đổi lợi ích ngắn hạn cho tiềm năng dài hạn, quyền lợi cục bộ cho phát triển toàn bộ. Và không ai có quyền bắt buộc người khác phải đánh đổi. Đánh đổi không nảy sinh từ sự bắt buộc mà từ sự thúc đẩy. Nhà nước với tư cách là người hướng dẫn, người lãnh đạo mới cần phải tạo ra sự thúc đẩy đó bằng văn hóa và thể chế.

Văn hóa là lực đẩy bên trong, thể chế là lực đẩy bên ngoài. Đó là hai chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa phát triển. Và chính nhà nước cũng phải đóng vai trò tiên phong trong quá trình đánh đổi ấy.

Khánh Duy

(*), (**) Số liệu lấy từ cuốn The Age of Turbulence (Kỷ nguyên hỗn loạn) của Alan Greenspan

(***) Số liệu của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quản lý Trung ương (CIEM)

Văn hóa làng xã và triết lý phát triển

(TuanVietNam) - Ngày nay, nghe rất nhiều vĩ từ nói về văn hóa, ít ai thích chữ làng xóm quê mùa. Phải chăng những nét đẹp của nôi văn hóa làng xã bị bỏ qua, nhưng tính tiểu nông vẫn còn trong tư duy.

Một lần ra Hà Nội, thấy nhà cao tầng lắp ghép ở Thành Công, bố tôi thích lắm. Nhưng khi vào căn hộ trên tầng 4, cụ ngạc nhiên. Nhà anh cửa không ở chính giữa, không có ngưỡng cửa, hai gian thông thống, bàn thờ để đâu? - Bố cổ quá rồi, bây giờ ai làm thế.

Cụ thở dài, ngưỡng cửa để người ra vào phải cúi xuống, vừa không bị vấp nhưng cũng là cúi đầu bàn thờ tổ tiên để gian giữa. Anh đi xa quên hết rồi.

Mấy hôm nay, tầu xe bắt đầu chật chội, bận rộn hơn. Hàng triệu người hối hả về quê ăn Tết. Buồn thay những người không có nơi để về hay không thể thăm nơi cố hương. Trong số về làng, còn ai bước qua cái bậu cửa, nghiênh mình trước tổ tiên!

Từ thời xa xưa, làng xã là tổ chức cộng đồng khép kín. Đình làng thờ thành hoàng, tổ chức lễ hội. Lũy tre và cổng làng là điển hình của biên giới và cửa khẩu của “làng gia” với những luật lệ riêng.

Gia đình, dòng tộc cũng đóng góp phong phú thêm truyền thống làng xã. Về quê gặp ông trưởng tộc, tuổi còn rất trẻ nhưng già trẻ vẫn phải thưa gửi. Con cái ăn khoai sắn thay cơm nhưng nhà thờ họ, giỗ họ, mộ tổ phải to.

Sau lũy tre chứa đựng những điều tốt đẹp và cả bất cập. Mọi sự phát triển, tụt hậu, chiến thắng hay thất bại đều dựa vào truyền thống ấy. Gọi mỗi người Việt Nam là một trai làng cũng không ngoa. Vì quả thật, họ được sinh ra trong cái nôi bản sắc văn hóa làng xã đó. Phải chăng đó là triết lý cho phát triển một đất nước với 70%-80% nông dân.

Truyền thống làng xã thời chiến tranh và bao cấp

Trải qua gần nghìn năm Bắc thuộc, rồi mấy cuộc xâm lăng của gần đây, làng xã và lũy tre là pháo đài chống giặc, sàng lọc luôn cả văn hóa ngoại lai. Lời kêu gọi “cứu nước cứu nhà” đưa về từng làng xóm, “đóng cửa bảo nhau” đã vận động và đưa ra tiền tuyến hàng triệu thanh niên.

Hợp tác xã là một biến thể khác của kiến trúc làng xóm. Với tư duy làm chủ tập thể, nghĩa là ai cũng là chủ nhưng không ai muốn…làm. Nông dân ta vốn cần cù đi sớm về muộn nay được đi muộn về sớm. Bao nhiêu ruộng đất, trâu bò được cho vào chung. Đình làng, chùa chiền được đập đi và xây nhà kho đựng lúa, phá hỏng cái nôi văn hóa làng.

Mô hình HTX đã gây thảm họa vì khuyến khích thói quen “cha chung không ai khóc”. Bầu bán gây mất đoàn kết nghiêm trọng vì các dòng tộc thi nhau vận động để người của mình được vào ban chủ nhiệm.

Truyền thống làng xóm đem lại chiến thắng trong chiến tranh nhưng thất bại trong xây dựng một thời vì hàm lượng văn hóa làng xã trong những quyết định khác nhau.

Thời hội nhập và hệ lụy

Cũng may có đổi mới - hay còn gọi là sửa sai quá khứ. Người nông dân làm chủ đồng ruộng thực sự. Từ nước phải nhập lương thực, dân đói khát, ăn bo bo thay gạo, Việt Nam xuất khẩu gạo, đứng thứ 3 trên thế giới. Lũy tre giúp cho hạt gạo thành đô la.

Tham gia WTO, rồi mở cửa. Từ chỗ 80% dân sống dưới mức nghèo khổ nay còn 15%. Nhiều trai làng đã ra thành phố để lại miền quê phía sau. Và “tre làng” đang len lỏi mọc trong hành xử của dân chúng, trong trí thức và cả người lãnh đạo.

Thời thế đã đổi thay. Cổng làng là internet gateway. Đôi khi, khó mang “lệ làng tôi” ra tranh cãi với quốc tế với những khái niệm và giá trị chung của nhân loại về quyền con người, dân chủ, tự do thông tin, minh bạch hay công lý.

Phương Tây tôn trọng tính cá nhân trong mỗi con người. Phương Đông cho rằng cộng đồng quan trọng hơn. Người Việt trồng những bụi tre bao gồm rất nhiều cây đứng đan xen, cành rậm rịt và gai góc để bảo vệ làng xóm.

Phía sau lũy tre ấy cũng chứa đựng những tăm tối. Lệ làng cổ hủ, phong kiến hay tôn sùng vô thức. Lợi ích nhóm, làng anh, làng tôi, họ Nguyễn, họ Lê, để rồi tự dìm nhau. Tuyển con cháu vào cơ quan gây ra xung đột lợi ích. Kiến trúc đô thị hay hành xử công cộng được mang từ quê ra thành phố và tràn sang cả nước bạn. Những tăm tối là rào cản trong phát triển, cần được chiếu sáng.

Nguy cơ cao hơn cả là mỹ từ toàn cầu hóa có thể cuốn đi cả một đất nước, một nền văn hóa. Người ta chú trọng đến mở rộng thành phố, thêm nhà máy, khu công nghiệp, xây sân golf. Môi trường bị hủy hoại, rồi tài nguyên thiên nhiên, đất trồng trọt, làng mạc dễ bị mất vào một bàn tay núp dưới danh nghĩa hội nhập.

Thấy chuyện bẻ hoa gần đây, cô cháu viết mail, bức xúc trước chuyện người ta lên án người nhà quê một cách bừa bãi. Theo cháu, Chí Phèo bị đẩy ra khỏi cuộc sống cộng đồng làng xã, và chính cộng đồng đó – tự thân nó cũng đang bị rạn vỡ. Thế nên Chí mới phải chết trên ngưỡng cửa làm người. Dưới danh nghĩa phát triển, văn hóa làng xã đang bị lên án oan ức, bị đổ tội, bị quy trách nhiệm vì sự phát triển nửa chừng của văn hóa thành thị.

Lũy tre làng và triết lý phát triển

Đất nước đang đứng trước những thời khắc quyết định mà yếu tố văn hóa không thể tách rời và phải là cái nôi để phát triển.

Phía sau lũy tre Việt Nam là những tâm hồn yêu quê hương, gắn bó với đất nước, tình đoàn kết chòm xóm, tối lửa tắt đèn có nhau, không quên cội nguồn. Tôn ty trật tự trong làng, dòng họ và gia đình, có trên, có dưới, một xã hội có thứ bậc. Rồi kiến trúc đình làng, ngôi nhà ở quê với ngưỡng cửa và bàn thờ. Những giá trị truyền thống là cội nguồn sức mạnh từ hàng ngàn năm nay.

Là quốc gia đồng nhất về sắc dân và văn hóa, người Nhật lấy truyền thống trên dưới, tôn ti trật tự và kỷ luật lao động cho phát triển. Gia đình là tổ ấm, vai trò nam nữ ấn định rõ ràng. Nam giới hướng ngoại (soto no), nữ giới hướng nội (uchi no). Cách cúi chào bằng cách gập người xuống và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội, một dấu hiệu để tỏ lộ sự kính trọng. Nhưng họ lại dung hòa được với nền dân chủ văn minh và tự do báo chí.

Với đất nước đa sắc tộc, người Mỹ lấy yếu tố cá nhân làm chủ đạo trong phát triển xã hội, dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập, có báo chí là “quyền lực thứ tư”, giám sát xã hội. Quyền con người được tôn trọng. Nam nữ bình đẳng, khác với truyền thống Nhật. Ngoài ra, sự phát triển của Hoa Kỳ dựa trên nền tảng giáo dục, gia đình và tôn trọng cá nhân. Họ dùng các nhát cắt rất rõ ràng để ra các định chế.

Người Nhật và người Mỹ đã bỏ chúng ta khoảng cách hàng trăm năm. Nhiều quốc gia khác cũng đang dùng văn hóa, truyền thống của mình để phát triển đất nước. Không thể theo người ta vì nôi văn hóa của họ rất khác. Mang truyền thống Trung hoa hay Thái lan áp đặt cho dân ta cũng thất bại. Chính sách đồng hóa của ngoại bang chưa bao giờ thành công ở đất nước này, lý tưởng lấy từ bên ngoài cũng dễ bị lũy tre chặn lại.

Nhiều nhà kinh tế hay chính trị thường quên đi giá trị của văn hóa khi ra các quyết định mà không hiểu rằng, văn hóa không những là di sản mà còn là tương lai của dân tộc. Nôi văn hóa làng xã sẽ đi theo suốt chặng đường phát triển. 80% là nông dân, 20% đang ở thành phố cũng do nông dân đẻ ra. Triết lý phát triển không thể quên yểu tố “nông dân” và cái đình làng.

Làm gì để những trai làng kia thành những công dân toàn cầu. Họ thắng giặc ngoại xâm, nhưng trong xây dựng lại chưa đủ tri thức dù lũy tre làng từ ngàn đời đã dậy cho họ tính ham học, vươn lên từ gian khó.

Người ta nói về thế hệ toàn cầu phải có tri thức giầu có, biết tiếng Anh, giỏi máy tính, hiểu văn hóa thế giới. Kể ra thì rất nhiều. Nhưng có khi nó rất đơn giản. Nếu nền giáo dục tạo ra thế hệ có tầm nhìn, độc lập suy nghĩ, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm thì trước mọi bài toán của cuộc đời, họ biết làm thế nào để tìm lối ra.

Ngày nay, nghe rất nhiều vĩ từ nói về văn hóa, ít ai thích chữ làng xóm quê mùa. Phải chăng những nét đẹp của nôi văn hóa làng xã bị bỏ qua, nhưng tính tiểu nông vẫn còn trong tư duy. Vì thế, người già còn thở dài, lo đám con cháu bước qua bậu cửa, quên nghiêng mình trước tổ tiên. Những trai làng chưa thể bước ra ngoài với thế giới.

Hiệu Minh

30/01/2009

Tiết tháng Giêng, tuần đầu tiên của mùa xuân mới, còn đó dư âm của những ngày lễ tết, chuyên mục "Phát ngôn & Hành động ấn tượng" mở hàng bằng 9 câu chuyện - vấn đề hoặc nhân vật của riêng lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật...

Tháng Giêng (Ảnh: Na Sơn)


Nghệ thuật = chất lượng sống đô thị

"Thế kỷ 21 là thế kỷ của thành phố và nghệ thuật sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình chất lượng sống đô thị", ông Mark Kent, đại sứ Vương quốc Anh tại VN, nói về lý do ra đời dự án "Thành phố sáng tạo" đang được triển khai.

Đại sứ Mark Kent

Đây được biết tới là nơi trí trưởng tượng, cảm xúc sáng tạo được đề cao, là cơ hội học tập và chia sẻ, mở rộng cánh cửa cho sự khác biệt về văn hóa, sự đa dạng của dân cư, cũng là một diễn đàn để thể hiện những góc nhìn khác nhau về chất lượng sống. Trong dự án này có những cuộc thảo luận hàng tháng về chủ đề đô thị tại Hà Nội và TPHCM.

Ông Mark Kent cũng nhấn mạnh đến vai trò của văn hóa - nghệ thuật trong nhịp sống đô thị của thế kỷ mới khi "năm 2007, thế giới đã vượt qua con số thống kê đáng nhớ, lần đầu tiên trong lịch sử, hơn nửa dân số toàn cầu sinh sống tại các đô thị. Châu Âu, 80% dân số là cư dân thành phố. Tại khu vực Đông Á, trung bình hàng tháng có tới hơn 2 triệu người đổ về thành phố.

Tại VN, các thành phố đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử. Đô thị hóa và hiện đại hóa đang nhanh chóng thay đổi mọi mặt cuộc sống..."
(Văn nghệ Tết Kỷ Sửu)

"Có thể tồn tại cùng nhau với những nền văn hóa khác biệt"

Nhà văn Lý Lan

"Những con người của những nền văn hóa khác biệt hoàn toàn có thể tồn tại cùng nhau, một cách độc lập, học cách thích nghi lẫn nhau chứ không nhất thiết phải đồng hóa người khác, đòi người ta phải giống mình", nhà văn Lý Lan khẳng định.

Theo chị, "nếu cả nhân loại dùng chung một thứ văn hóa Pepsi hay MTV, thế giới này sẽ nghèo nàn vô cùng. Văn hóa bị đồng hóa khác nào khu rừng nhiệt đới đa sinh thái bị đốn trụi để trồng thuần sao su hay cà phê. Dù rừng cao su đó mang lại lợi nhuận kinh tế, nhưng thực chất nó chính là hoang mạc, dưới một cách thức khác mà thôi".

"Nhiều người trẻ làm nghệ thuật của chúng ta thường băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để thích nghi với thế giới và khiến thế giới chú ý đến mình? Tôi nghĩ, hãy viết về đất nước mình cùng những vấn đề mà bạn thật lòng quan tâm. Chẳng hạn như sự thay đổi khí hậu toàn cầu tác động đến môi trường sống, sự phân hóa giàu nghèo, quá trình thay đổi của cá nhân trong ảnh hưởng của giao thoa văn hóa...". (Sinh Viên Việt Nam Xuân Kỷ Sửu 2009)

"Tất cả những gì đến từ VN đều gây cho tôi niềm xúc động"

Nhà văn Linda Lê (Ảnh: montpellier-agglo.com)

Đó là tâm sự chân thành của Linda Lê, sinh năm 1963 tại Đà Lạt, sang Pháp từ 1977, là một trong những nhà văn gốc Việt xuất sắc nhất tại Pháp, tác giả của "Vu khống" (sắp in ở VN), "Ba nữ thần số mệnh", "Tiếng nói", "Thư chết"...

Cô nói: "Tôi không coi lựa chọn viết bằng tiếng Pháp là một sự lưu đày. Tôi đã học thứ tiếng này ngay khi còn rất nhỏ, nên với tôi nó hết sức thân thuộc. Tôi sống trong cảnh lưu đày, nếu nói đến khía cạnh địa lý, nhưng theo năm tháng, nỗi đau đã mờ dần đi.

Tôi thích cái ý nghĩ mình không ở đâu cả, không bị mất gốc rễ nhưng cũng không có ràng buộc, tôi không hề cảm thấy mình là một người Pháp, dù cho tôi đã ở Paris từ hơn hai mươi năm nay và đã rất quen với cách sống phương Tây.

Tôi cảm thấy mình lúc nào cũng ở vị thế chênh vênh, chứa đựng tất cả các khả năng có thể. Tôi cũng hy vọng viết được bằng một ngôn ngữ không mang tính quy phạm, mà phải đủ tính sáng tạo để phá đi mọi xiềng xích gò bó". (Sài Gòn Tiếp Thị Xuân Kỷ Sửu 2009)

"Cái cần nhất là sự "nổi loạn" của tư duy"

GS Hồ Ngọc Đại

"Những đứa trẻ của thế kỷ 21 không phải là những đứa trẻ của thế kỷ 20. Chúng đi xe hiện đại, sử dụng điện thoại di động hiện đại, sử dụng internet siêu tốc và máy vi tính hiện đại. Ngay cả đồ chơi và trò chơi chúng cũng không còn chơi những đồ chơi và trò chơi của các thế kỷ trước. Do đó, chúng rất cần được hưởng nền giáo dục hiện đại, nội dung hiện đại, phương pháp hiện đại thì ngược lại, chúng đang bị "nhốt" trong cái lồng quá cũ và được "nhồi nhét" kiến thức theo phương cách cũ. Tóm lại, trẻ em hôm nay cần một nền giáo dục khác.

Loạn trường đại học, loạn giáo sư, loạn tiến sỹ... Cái cần "nổi loạn" nhất là sự nổi loạn của tư duy thì lại trì trệ, lại không dám, chỉ biết cam chịu".

GS Tương Lai dẫn lại suy tư về sự "nổi loạn" của GS Hồ Ngọc Đại - người đang đeo đuổi công cuộc nghiên cứu thực nghiệm công nghệ giáo dục theo triết lý "vì hạnh phúc ngày hôm nay của con em chúng ta, mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui". (Văn Nghệ, số 3-5/2009)

"Một khó khăn không nhỏ là khâu kiểm duyệt"

Đạo diễn Lưu Huỳnh

"Với những gì đã trải nghiệm, tôi thấy ngoài những điều kiện vật chất, người làm phim VN còn gặp một khó khăn không nhỏ là khâu kiểm duyệt. Phim ảnh là thế giới ảo, cần mở rộng tầm nhìn mới thúc đẩy hơn nữa sức sáng tạo của nghệ sĩ. Như hiện nay, việc nhận định sự đúng sai không theo một nguyên tắc nhất quán, rõ ràng nào cả khiến tôi bao giờ cũng tự hỏi không biết làm cái này, cái kia có được phép hay không!

Tôi đã không ít lần thấy lòng đau nhói khi phim thiếu hẳn sự mạch lạc, mất sức thuyết phục, thậm chí còn gây ra sự hiểu lầm khi phải cắt bỏ đi những cảnh mình tâm đắc. Làm phim nghệ thuật ở VN để mưu cầu cuộc sống là điều rất khó"
, đạo diễn Lưu Huỳnh, người đã thực hiện bốn phim nhựa là "Em và Micheal Jackson", "Đường trần", "Áo lụa Hà Đông" và "Huyền thoại bất tử" tâm sự. (Tuổi Trẻ Cuối tuần số Tất niên - 25/1)

VN trở thành trung tâm thời trang của châu Á?

Ông Lê Quốc Ân

"Mong muốn của ngành dệt may VN là đưa VN trở thành một trung tâm thời trang của châu Á", ông Lê Quốc Ân, chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN bày tỏ.

"Nhưng để được như vậy phải có thời gian và phải có sự liên kết đa ngành đa lĩnh vực, đa mục tiêu. Thời trang không chỉ có dệt may mà còn liên quan đến giày dép, túi xách, mũ nón; liên quan đến phát triển du lịch, dịch vụ, hạ tầng... Và như vậy, lại đòi hỏi có một "nhạc trưởng" làm vai trò tổng chỉ huy sự liên kết này, một mình ngành dệt may không làm được", ông Ân nói. (Tiền Phong, số 23-19/2009)

Người làm món "Bánh cho cuộc sống"

Bà Kathleen đang dạy em nhỏ khiếm thính giao tiếp (Ảnh: Lao Động)

Đó là món bánh đặc biệt mà đôi vợ chồng người Mỹ yêu VN là Kathleen Bob tạo ra ở phố Lê Hồng Phong, Đà Nẵng. Quán bánh có tên "Bread of life" (tức Bánh mì cho cuộc sống) đặc biệt không chỉ ở tên gọi mà còn là toàn bộ nhân viên của quán chỉ trao đổi với nhau và với khách bằng... ký hiệu.

Rời nước Mỹ, bà Kathleen - thạc sĩ tâm lý học - cùng cả gia đình tới Đà Nẵng để giúp đỡ trẻ em tật nguyền, làm từ thiện thông qua tổ chức World Care. Trong quá trình đó, quán bánh kiểu Mỹ tập hợp nhân viên 100% là người khiếm thính (hiện có 15 người) đã ra đời sau 7 năm bà Kathleen ấp ủ ý tưởng và tập hợp vốn liếng. Bà dạy nhân viên mọi ký hiệu giao tiếp và cũng dạy từng khâu trong quá trình làm pizza hay hamburger...

Bà nói: "Các em vào đây tức là đã có một gia đình mới, đầm ấm, chan hòa và quan trọng nhất, các em cảm thấy còn có ích trên cuộc đời này". Với nhân viên ở đây thì họ đều tâm sự rằng: Những gì mà gia đình bà Kathleen đem tới đúng là vị ngọt ngào của chiếc bánh cuộc đời mà họ được nếm trải... (Tiền Phong Xuân Kỷ Sửu)

Điều không muốn thấy nhất năm 2008: Nghệ thuật xuống cấp!

NSƯT Kim Xuân

Đó là bộc bạch của NSUT Kim Xuân về tình trạng của nghệ thuật VN năm 2008. Chị nói: "Về số lượng thì năm qua rất nhiều album nhạc, nhiều vở kịch, nhiều phim ra đời nhưng chất lượng về đâu?

Mọi người đang xô nhau làm nghệ thuật theo kiểu bản năng nhiều quá, theo kiểu hưởng thụ nhiều quá, rất ăn xổi ở thì. Mất sức mình, mất thời gian, tốn tiền bạc của mình và của cả khán giả".
(Tuổi Trẻ Cuối tuần số Tất niên - 25/1)

Nhận xét đó tưởng khắt khe nhưng thực ra lại rất chính xác với tình trạng hỗn loạn sách vở, băng đĩa, nhạc, kịch, phim ảnh hôm nay, lượng quá nhiều mà chất lại hiếm hoi.

Lại giống như câu "mỗi cuốn sách là giết một cái cây" với ý hiểu hãy thận trọng khi viết sách, làm sách để đem đến cho đời những cuốn sách chất lượng, vì khi mỗi cuốn sách ra đời, có giấy để in nó đồng nghĩa với việc phải hạ bớt cây rừng lấy gỗ...

"Kinh tế khó khăn ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc và khả năng sáng tạo"

Ca sĩ Duy Mạnh

Tết Kỷ Sửu 2009 này, khi những trò đỏ - đen vẫn tồn tại muôn hình vạn trạng, cả ẩn giấu lẫn công khai ngay trên đường phố thì một bài hát phê phán tệ nạn này là "Kiếp đỏ đen" của nhạc sĩ - ca sĩ Duy Mạnh đã im tiếng ở khắp nơi. Có thể nói "Kiếp đỏ đen" là một trong số rất nhiều ca khúc thể hiện cho xu hướng nhạc "sớm nở tối tàn" rở rộ trong vài năm trở lại đây.

Cha đẻ của "Kiếp đỏ đen" tự sự thật lòng: "Trong thời gian vừa rồi, tôi không những dậm chân tại chỗ mà dường như là đang đi xuống. Nhưng tôi là một người viết nhạc và hát những ca khúc của mình cho nên sự lên xuống hay dẫm chân tại chỗ nó tùy thuộc vào khả năng sáng tạo và cảm xúc của tôi.

Cũng thú thật là hiện nay tôi cũng không có nhiều cảm xúc để viết bởi tình hình kinh tế khó khăn nó làm ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc và khả năng sáng tạo. Tôi còn phải lo lắng cho cuộc sống của gia đình mình".

Như vậy, ai còn nghĩ trong lúc khó khăn thì người nghệ sĩ sáng tác được hay hơn thì chắc... đã nhầm. Sáng năm 2009, tình hình khủng hoảng kinh tế có lẽ sẽ tác động đáng kể đến vận "đỏ - đen" của các hoạt động văn hóa - nghệ thuật - giải trí của chúng ta... và, như cách nói của một nghệ sĩ thì đó cũng là dịp để khán giả nhìn nhận lại, có sự sàng lọc và chọn lựa kỹ hơn những giá trị văn hóa - nghệ thuật thực sự có ý nghĩa đối với mình.

Thursday, January 29, 2009

2009

Mùng 1,2,3 trôi qua thật nhanh và thế là mình phải bắt đầu cho năm Kỷ Sửu ngay hôm nay, năm mà mình đã dự định sẽ có nhiều thay đổi. Vừa qua mình cũng không có tổng kết năm 2008 nhưng nếu nhìn lại, có lẽ việc mình chuyển chỗ làm là một thành công vì điều đó giúp mình may mắn thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà nhiều người đã, đang và sẽ phải tiếp tục đối mặt.

Và năm 2009 sẽ ra sao? Mình đã có rất nhiều mục tiêu phải đạt được nhưng tựu trung sẽ nằm trong các vấn đề sau

1. Có sức khỏe tốt vì đơn giản nếu chúng ta không có sức khỏe, chúng ta không thể làm được gì nữa

2. Có thể quản lý tốt tài chính theo kế hoạch tài chính cá nhân đã vạch ra

3. Nâng cao khả năng của bản thân để vững vàng hơn trong tương lai

4. Chia sẻ hơn nữa những gì mình đang có

5. Chuẩn bị cuộc sống gia đình :-)

Wednesday, January 28, 2009

10 kim chỉ nam cho các lãnh đạo trẻ năm 2009

Ngày hôm nay không giống ngày hôm qua. Những thách thức của thời điểm hiện tại lại càng khác những gì xảy ra sáu tháng trước. Bởi vậy, các nhà lãnh đạo trẻ khó có thể bấu víu vào bất kỳ phương pháp nào trước kia cho gỡ rối tình thế hiện tại. Chúng ta phải làm gì để đương đầu với những thách thức phía trước?

Với 10 lời chỉ dẫn dưới đây, tôi hy vọng có thể phần nào giúp bạn - những nhà lãnh đạo trẻ - tìm ra lời giải cho câu hỏi đó.

1. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm

Hơn lúc nào hết, giới kinh doanh toàn thế giới trông đợi tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo. Với hàng loạt doanh nghiệp đang nguy khốn, thậm chí mấp mé bờ vực phá sản, đã đến lúc, người đứng đầu nên đổi mới lối tư duy lãnh đạo, luôn lắng nghe những góp ý, phê bình với thái độ cầu thị dù biết rằng không phải lúc nào chúng cũng dễ nghe.

Là người lãnh đạo, bạn gánh trên vai trách nhiệm với khách hàng, nhà đầu tư, cổ đông, nhà cầm quyền và hơn hết là với hành vi của chính mình. Là người cầm lái, bạn có nghĩa vụ đưa doanh nghiệp mình vượt qua giông tố, băng băng tiến về đích. Chính vì thế, thay vì đóng cửa, cấm đoán mọi chất vấn, nên chăng, chúng ta sẽ thiết lập một hệ thống và quy trình xử lý nguồn thông tin phản hồi để tăng tính minh bạch và cũng buộc các nhà lãnh đạo phải nâng cao tinh thần trách nhiệm.

2. Thay đổi phương thức lãnh đạo

Thay vì ngày qua ngày chỉ biết co cụm và chôn mình trong bốn bức tường văn phòng, sao bạn không tạm xa rời bàn giấy và tự tin bước ra ngoài, thâm nhập thực tế. Những cấp bậc và sơ đồ quản lý tồn tại bấy lâu nay bỗng trở nên thừa thãi bởi trong tương lai, lãnh đạo không phải là người chỉ đạo mà phải là người đồng hành với cấp dưới, cùng họ đương đầu với thách thức và tìm ra giải pháp vượt qua khó khăn.

3. Hãy nhạy cảm

Có khi nào chúng ta đã quên mất câu nói bất hủ của hoàng hậu Pháp thế kỷ XVIII - Marie Antoinette: “Nếu họ không thích bánh mỳ, hãy mời họ bánh ngọt”. Ngày nay, chúng ta dường như chỉ luôn nhìn nhận con người như những nhóm với đặc tính chung nhất thay vì nhìn nhận họ như chính những cá thể riêng biệt với những bận tâm và mong muốn đặc thù.

Trong trường hợp này, những cá nhân được nói tới chính là nhân viên và khách hàng, và đối tác của bạn; họ có những tổn thất ở nhiều mức độ và nỗi lo không giống nhau về tương lai. Bởi bạn là lãnh đạo, bạn cần phải nắm bắt được những ưu tư của họ và tìm ra giải pháp để gỡ bỏ mối lo trong lòng họ.

Không cần chần chừ chờ đợi hành động từ cấp quản lý, không đâu xa, bạn hãy nhắc nhở nhóm nhân viên kinh doanh phải luôn tìm ra mọi biện pháp tăng doanh số bán và luôn biết trăn trở với câu hỏi: “Khách hàng của chúng ta không cần bánh mỳ, thậm chí cũng chẳng cần bánh ngọt, liệu bạn có sẵn sàng đáp ứng món thịt rán để chiều lòng họ không?”

Làm kinh doanh trong thời buổi khó khăn, bạn càng phải nâng cao khả năng nắm bắt nhu cầu, thấu hiểu khó khăn của khách hàng thì mới tìm ra được giải pháp hữu hiệu cho vấn đề của họ.

4. Hướng tới những điều tích cực

Khi mọi người đều thấy tương lai ảm đạm tăm tối, là lãnh đạo bạn phải luôn đứng vững, vén bức màn tối và tìm ra ánh sáng ở phía cuối đường hầm. Mọi biến cố rồi sẽ qua, và vô số cơ hội đang chờ ta phía trước. Bạn càng sớm nhìn ra lối thoát, doanh nghiệp của bạn càng sớm tận dụng được cơ hội để thoát khỏi khủng hoảng.

5. Từ cái tôi thành cái ta

Trong khó khăn, đoàn kết là sức mạnh. Tân Tổng thống Mỹ Barack Obama là ví dụ. Khi nhận thấy ở bà Hilary Clinton những tố chất cần có của một ngoại trưởng, ông đã không hề ngần ngại, đưa ra lời đề nghị hợp tác với chính đối thủ tranh cử trước kia.

Lịch sử đã minh chứng rằng: từ sự tan băng Chiến tranh lạnh hay sự thành lập của Liên minh châu Âu, tới việc giải quyết vấn nạn khủng bố, khủng hoảng tài chính toàn cầu đều cần đến nguồn sức mạnh vô tận của sự đoàn kết. Hơn bao giờ hết, thế giới của chúng ta đang cần nguồn sức mạnh tổng hợp của mọi quốc gia, mọi tổ chức và mọi cá nhân để vượt qua sóng gió hiện tại.

6. Có những bước đi khôn khéo

Thế giới sẽ còn phải đối mặt với nhiều biến cố ở phía trước. Với vai trò lãnh đạo, bạn cần bình tâm, cảnh giác và có những bước đi khôn khéo để kịp thời thay đổi chiến thuật giúp chúng ta luôn kiên định với mục tiêu đã định.

7. Đơn giản hóa vấn đề

Cuộc khủng hoảng tài chính châm ngòi bởi các khoản thế chấp dưới chuẩn khiến chúng ta trở nên hồ nghi với các công cụ tài chính phức tạp và những điều khoản tù mù. Đã có lúc, giới kinh doanh ưa chuộng sự phức tạp. Thế nhưng, hoàn cảnh hiện tại buộc chúng ta phải biết cách đơn giản hóa và phải thực sự đơn giản những điều vốn rất phức tạp trước kia.

8. Hỏi đúng câu hỏi

Đã qua rồi cái thời, lãnh đạo chỉ là người giải đáp mọi câu hỏi. Thời nay, muốn trở thành lãnh đạo đúng nghĩa, bạn còn phải là người biết đặt câu hỏi, luôn giữ lối suy nghĩ thoáng và một tâm hồn tươi mới để cho ra đời những ý tưởng mới mẻ. Cuộc khủng hoảng hiện tại không có chỗ cho những lối tư duy và đường lối lãnh đạo lỗi thời. Sự sáng tạo chính là tấm vé thông hành tới thành công và chỉ có lối tư duy mới mới có thể đưa mọi doanh nghiệp ra khỏi bờ vực phá sản,

9. Thích nghi với trật tự thế giới mới

Từ lâu, kinh doanh đã vượt qua mọi giới hạn về địa lý. Ngày nay, kinh doanh dựa trên nền tảng đa văn hóa, với nhiều đồng tiền thanh toán, đa sản phẩm, đội ngũ nhân viên đa sắc tộc. Các thị trường cũng có sự chuyển dịch: các nền kinh tế phát triển không còn là thị trường duy nhất và chiếm vị thế độc tôn như trước nữa.

Năm 2009, để tận dụng mọi cơ hội kinh doanh, các nhà lãnh đạo trẻ có nhiệm vụ giúp doanh nghiệp của mình thích ứng với nhiều múi giờ, nhiều nền văn hóa, nhiều đồng tiền thanh toán và phải đưa ra nhiều chính sách giá cho từng thị trường. Bình minh của ngành công nghệ thông tin Ấn Độ cũng bắt nguồn từ triết lý kinh doanh đó. Nếu quyết tâm, chúng ta hoàn toàn có thể điều hành được những tập đoàn toàn cầu giống những gì người Ấn Độ đã làm.

10. Hãy luôn nói: chúng ta có thể

Đây không phải khẩu hiệu suông. Khi có niềm tin, chúng ta sẽ xoay chuyển được tinh thế. Trên cương vị lãnh đạo, nhiệm vụ lớn lao nhất của chúng ta là vực dậy niềm tin, tạo ra động lực, và thắp lên ngọn lửa trong mỗi người để soi sáng con đường ta đang đi tới.

Bài viết của Vineet Nayar trên Harvard Business Publishing

Như Nguyệt dịch

Sunday, January 25, 2009

The last day

Converse Love

Together Forever

We're not alone

Milton Friedman là ai?


Milton Friedman là ai?

Paul Krugman

Lời toà soạn: Milton Friedman (sinh năm 1912, Nobel 1976), người Mỹ, một trong những nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất trong nửa sau của thế kỷ 20, vừa từ trần ngày 16 tháng 11 năm 2006. Để giới thiệu Friedman với bạn đọc, Thời Đại Mới xin dịch bài sau đây của Paul Krugman, một nhà kinh tế ở thế hệ sau Friedman, và tuy không là một đồ đệ của Friedman, đã thẩm định Friedman một cách khá khách quan, chính xác và đầy đủ.

1.

Lịch sử kinh tế học thế kỷ 20 có chút gì đó giống với lịch sử Cơ-đốc giáo thế kỷ 16. Mãi cho tới khi John Maynard Keynes xuất bản tác phẩm Lý thuyết tổng quát về lao động, lãi suất và tiền tệ vào năm 1936, kinh tế học - ít ra là trong các nước nói tiếng Anh – hoàn toàn bị tư tưởng chính thống về thị trường tự do thống trị. Những tư tưởng khác biệt đôi khi cũng xuất hiện, nhưng luôn bị lấn át. Kinh tế học cổ điển, theo như Keynes viết năm 1936, “thống trị hoàn toàn nước Anh giống hệt như Tòa án Dị giáo thống trị Tây Ban Nha.” Và kinh tế học cổ điển tuyên bố rằng lời giải cho hầu hết các vấn đề là cứ để mặc mọi việc dưới các tác động của cung và cầu.

Nhưng kinh tế học cổ điển đã không có lời giải thích cũng như đưa ra được biện pháp giải quyết cuộc Đại Suy thoái. Đến giữa những năm 30, những thách thức đặt ra với kinh tế học chính thống không còn kìm nén lâu hơn được nữa. Keynes đã đóng vai trò của Martin Luther, mang đến cho những tư tưởng dị biệt sự nghiêm cẩn về mặt học thuật cần thiết để chúng được tôn trọng. Mặc dù Keynes không phải là một người thiên tả - ông xuất hiện để bảo vệ chủ nghĩa tư bản chứ không phải chôn vùi nó – lý thuyết của ông nói rằng không thể trông đợi vào thị trường tự do để cung cấp đầy đủ việc làm, từ đó tạo ra cơ sở mới cho sự can thiệp sâu rộng hơn của chính phủ vào nền kinh tế.

Học thuyết Keynes là một cuộc cải cách lớn lao của kinh tế học. Đương nhiên, nó được tiếp nối bằng một cuộc chống cải cách. Một số nhà kinh tế đã đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi kinh tế học cổ điển trong giai đoạn từ năm 1950 đến 2000, nhưng không ai có ảnh hưởng như Milton Friedman. Nếu Keynes là Luther, Friedman là thánh Ignatius xứ Loyola, người đã sáng lập ra dòng Tên (Jesuits). Và giống như những tín đồ Jesuits, những người theo chân Friedman đã hành động với cách thức của một đội quân thành tín có kỷ luật, buộc ý tưởng dị biệt của Keynes phải thối lui trên nhiều mặt nhưng không lùi hẳn. Đến cuối thế kỷ trước, kinh tế học cổ điển đã quay trở lại dù không lấy lại hoàn toàn vị trí thống trị trước đây của nó, và Friedman xứng đáng là người có công lớn.

Tôi không muốn đi quá xa trong sự so sánh với tôn giáo. Lý thuyết kinh tế chí ít cũng mong đạt đến tính khoa học chứ không phải là thần học; nó quan tâm đến trần gian chứ không phải thiên đường. Lý thuyết của Keynes lúc đầu thắng thế vì đã làm tốt hơn kinh tế học chính thống cổ điển rất nhiều trong việc nhận biết thế giới xung quanh, và chỉ trích của Friedman với Keynes có tầm ảnh hưởng lớn như thế bởi vì ông đã nhận diện chính xác những điểm yếu của học thuyết Keynes. Và xin nói cho rõ: cho dù tiểu luận này có chỉ ra rằng Friedman đã sai lầm trong vài vấn đề, và đôi lúc dường như thiếu thành thật với người đọc của ông, tôi vẫn coi ông là nhà kinh tế vĩ đại và là con người vĩ đại.

2.

Milton Friedman đã đóng ba vai trò trong đời sống tri thức thế kỷ 20. Một Friedman nhà kinh tế của các nhà kinh tế, người đã viết những phân tích mang tính kỹ thuật và ít nhiều không mang tính chính trị về hành vi của người tiêu dùng và lạm phát. Một Friedman người rao bán chính sách, người đã tham gia vận động cho chính sách trọng tiền trong nhiều thập kỷ - cuối cùng cũng chứng kiến Cục dự trữ Liên bang và Ngân hàng Trung ương Anh đã làm theo học thuyết của ông vào cuối thập niên 70, rồi từ bỏ một vài năm sau đó vì nó không thể vận hành trơn tru. Cuối cùng, là một Friedman nhà tư tưởng, người truyền bá vĩ đại học thuyết về thị trường tự do.

Con người đó đã đóng cùng lúc tất cả những vai trò trên? Đúng và không. Cả ba vai trò đều in đậm lòng tin của Friedman vào những chân lý kinh điển của các học thuyết kinh tế thị trường tự do. Hơn nữa, sự thành công của Friedman trong vai trò một người quảng bá và tuyên truyền phần nào dựa vào danh tiếng xứng đáng của ông với tư cách một lý thuyết gia kinh tế uyên thâm. Nhưng có một sự khác biệt quan trọng giữa sự chặt chẽ trong công trình của ông với tư cách một nhà kinh tế học chuyên sâu và sự dễ dãi, đôi lúc đáng ngờ về mặt logic trong những phát biểu của ông với tư cách một trí thức của công luận (public intellectual). Trong khi công trình nghiên cứu lý thuyết của Friedman được hầu hết các kinh tế gia chuyên nghiệp ngưỡng mộ, những phát biểu về chính sách của ông và nhất là hoạt động truyền bá của ông tạo ra nhiều ý kiến ngược chiều. Và phải nói rằng có vài điều đáng bàn về sự trung thực về mặt tri thức khi ông phát biểu trước công chúng.

Nhưng hãy tạm đặt sang một bên những điểm còn hồ nghi, và hãy nói về nhà kinh tế lý thuyết Friedman. Trong gần hai thế kỷ qua, khái niệm Homo economicus (Con người kinh tế) đã chiếm ưu thế trong tư duy kinh tế học. Con người kinh tế giả thiết biết mình muốn gì; sự ưa thích của anh ta có thể được biểu diễn toán học thông qua “hàm lợi ích” (utility function). Và những sự lựa chọn của anh ta được dẫn hướng bởi những tính toán hợp lý về việc làm thế nào tối đa hóa hàm thỏa dụng nói trên: những người tiêu dùng sẽ phải quyết định chọn giữa đồ ăn khô làm từ ngô (cornflakes) và từ lúa mì (shredded wheat) cũng như nhà đầu tư sẽ phải quyết định lựa chọn giữa cổ phiếu và trái phiếu, những quyết định đó được giả thiết trên cơ sở so sánh “lợi ích biên”, hay lợi ích người mua sẽ có thêm được từ việc lấy thêm một lượng nhỏ trong những khả năng sẵn có.

Thật dễ cười nhạo câu chuyện này. Không ai, ngay cả những nhà kinh tế đoạt giải Nobel, thực tình quyết định theo cách đó. Tuy vậy, hầu hết các nhà kinh tế - trong đó có cả tôi – vẫn thấy rằng khái niệm Con người Kinh tế là hữu dụng, với sự chấp nhận rằng anh ta là đại diện lý tưởng cho những gì chúng ta nghĩ đang diễn ra trong thực tế. Con người có những ưa thích, ngay cả nếu những ưa thích đó thực sự không thể biểu diễn bằng một hàm lợi ích chính xác; họ thường có những quyết định hợp lý, ngay cả khi họ không tối đa hóa lợi ích theo nghĩa đen. Bạn có thể thắc mắc, tại sao không biểu diễn con người theo cách họ hành động trong thế giới thực? Câu trả lời là, sự trừu tượng hóa, sự đơn giản hóa có mục đích là cách duy nhất chúng ta có thể áp đặt một thứ trật tự tri thức vào sự phức tạp của đời sống kinh tế. Và giả thiết về hành vi hợp lý là một sự đơn giản hóa đặc biệt hiệu quả.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là nên đi xa đến đâu. Keynes đã không tấn công toàn diện vào Con người Kinh tế, nhưng ông thường viện đến lý luận về tâm lý hợp lý hơn là phân tích cẩn thận một người ra quyết định hợp lý sẽ làm gì. Những quyết định kinh doanh do “tâm lý bầy đàn” dẫn hướng, những quyết định của người tiêu dùng tuân theo xu hướng tâm lý sẽ chi tiêu thêm một phần thu nhập tăng lên chứ không phải tất cả, điều đình tiền lương dựa trên cảm giác về sự công bằng, vân vân.

Nhưng giảm nhẹ vai trò của khái niệm Con người Kinh tế đến mức đó có thực sự là một ý tưởng hay? Milton Friedman cho là không khi lập luận trong bài viết “Phương pháp luận kinh tế học thực chứng” vào năm 1953 rằng không nên đánh giá các lý thuyết kinh tế dựa vào khả năng giải thích hợp lý thực tế bằng tâm lý học mà phải đánh giá chúng bằng khả năng dự báo được các hành vi. Và hai thành quả vĩ đại nhất của Friedman trong vai trò là nhà kinh tế lý thuyết phát sinh từ việc ứng dụng giả thuyết về hành vi hợp lý vào các câu hỏi mà các nhà kinh tế khác đã cho rằng không giải quyết được.

Trong cuốn sách năm 1957 của ông, Lý thuyết về hàm tiêu dùng (A Theory of the Consumption Function) - một tựa đề không mấy dễ “nuốt” với số đông, nhưng là một chủ đề quan trọng – Friedman lập luận rằng cách tốt nhất để hiểu các hành vi tiết kiệm và chi tiêu không phải là viện đến việc lý luận lỏng lẻo về tâm lý, như Keynes đã làm, mà tốt hơn là xem xét các cá nhân lên kế hoạch hợp lý để tiêu dùng tài sản của họ như thế nào trong đời. Ý tưởng này không nhất thiết chống lại học thuyết Keynes. Trên thực tế, Franco Modigliani, nhà kinh tế lớn thuộc trường phái Keynes, thực hiện một nghiên cứu tương tự đồng thời và độc lập, cũng đưa ra lập luận tương tự - thậm chí với lối tư duy còn thận trọng hơn về hành vi hợp lý trong công trình với Albert Ando. Nhưng nó đã đánh dấu sự quay trở lại của lối tư duy theo kinh tế học cổ điển – và đã đưa đến kết quả. Không đi vào chi tiết để tránh sa vào mặt kỹ thuật, nhưng có thể nói “giả thiết thu nhập thường trực” (permanent income hypothesis)của Friedman và “mô hình vòng đời” (life cycle model) của Ando và Modigliani đã giải quyết một số nghịch lý hiển nhiên trong mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng, và cho đến nay vẫn là cơ sở cho những suy nghĩ của nhà kinh tế về chi tiêu và tiết kiệm.

Công trình của Friedman về hành vi tiêu dùng, chỉ từng đó thôi cũng đã làm nên danh tiếng học thuật của ông. Tuy nhiên, một thành quả khác thậm chí còn lớn hơn là việc ông ứng dụng Con người kinh tế trong lý thuyết để giải thích lạm phát. Năm 1958 nhà kinh tế sinh tại New Zealand A. W. Phillips đã chỉ ra rằng có một tương quan mang tính lịch sử giữa thất nghiệp và lạm phát: tỷ lệ lạm phát cao có liên hệ với tỷ lệ thất nghiệp thấp và ngược lại. Trong một thời gian, các nhà kinh tế đã xem mối quan hệ này là đáng tin cậy và bền vững. Điều đó dẫn đến cuộc thảo luận nghiêm túc về những điểm nào trên “đường cong Phillips” chính phủ nên chọn. Chẳng hạn, nước Mỹ có nên chấp nhận một tỷ lệ lạm phát cao để đạt được tỷ lệ thất nghiệp thấp?

Tuy nhiên, năm 1967, Friedman đã đọc diễn văn chủ tịch trước Hội Kinh tế Mỹ, trong đó ông lập luận rằng mối tương quan giữa lạm phát và thất nghiệp, dù dữ liệu có thể hiện điều đó, cũng không đại diện cho một sự đánh đổi thực sự, ít ra là trong dài hạn. Ông tuyên bố: “Luôn luôn có một sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp, nhưng không phải sự đánh đổi lâu dài.” Nói cách khác, nếu các nhà ra chính sách thử giữ tỉ lệ thất nghiệp thấp nhờ vào một chính sách làm cho lạm phát cao lên, họ sẽ chỉ thành công trong ngắn hạn. Theo Friedman, thất nghiệp sau rốt sẽ lại tăng, ngay cả khi lạm phát duy trì ở mức cao. Nói cách khác, nền kinh tế sẽ trải qua thời kỳ mà sau này Paul Samuelson sẽ đặt tên là suy lạm phát ( stagflation).

Friedman đi đến kết luận này như thế nào? (Edmund S. Phelps, người đã giành giải Nobel Kinh tế năm 2006, đồng thời và độc lập đã đi đến cùng một kết quả.) Cũng như trong công trình nghiên cứu của ông về hành vi tiêu dùng, Friedman đã áp dụng ý tưởng về hành vi hợp lý. Ông lập luận rằng, sau một thời kỳ lạm phát kéo dài, người ta sẽ đưa kỳ vọng về lạm phát trong tương lai vào quyết định của họ, làm vô hiệu hóa bất kỳ hiệu quả tích cực nào của lạm phát đối với việc làm. Chẳng hạn, một lý do lạm phát có thể dẫn đến việc làm cao hơn là do thuê nhiều công nhân sẽ trở nên có lợi hơn khi giá tăng nhanh hơn lương lao động. Nhưng một khi người lao động hiểu rằng sức mua của lương họ sẽ bị giảm vì lạm phát, họ sẽ đòi trước những thỏa thuận lương cao hơn, để cho lương tăng kịp với giá. Kết quả là, sau khi tình trạng lạm phát diễn ra một thời gian, nó sẽ không còn đem lại sức tăng việc làm như ban đầu nữa. Thực tế, tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên nếu tình trạng lạm phát diễn ra không như mong đợi.

Vào lúc Friedman và Phelps đưa ra những ý tưởng của họ, Mỹ chưa có nhiều kinh nghiệm về tình trạng lạm phát kéo dài. Nên điều này thực sự có ý nghĩa dự báo hơn là cố gắng giải thích những gì diễn ra trong quá khứ. Tuy thế, tình trạng lạm phát dai dẳng những năm 1970 đã kiểm tra giả thiết của Friedman-Phelps. Đúng thế, tương quan lịch sử giữa lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp bị phá vỡ đúng theo cách mà Friedman và Phelps dự đoán: vào năm 1970, khi tỉ lệ lạm phát tăng đến hai con số, tỷ lệ thất nghiệp lên cao, còn cao hơn cả những năm giá cả ổn định của thập niên 1950 và 1960. Cuối cùng lạm phát được kiểm soát vào những năm 1980, nhưng chỉ sau một thời kỳ nhọc nhằn với tỉ lệ thất nghiệp cực cao, tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái.

Với việc dự đoán trước tình trạng suy lạm phát, Friedman và Phelps đã đạt được một thành tựu lớn lao của kinh tế học thời hậu chiến. Thành tựu này, hơn bất kỳ kết quả nào khác, xác nhận địa vị của Milton Friedman như một nhà kinh tế vĩ đại của các nhà kinh tế, bất kể những gì người ta có thể nghĩ về các vai trò khác của ông.

Một lưu ý thú vị: cho dẫu Friedman đã đạt được những bước tiến vĩ đại trong kinh tế vĩ mô với việc áp dụng khái niệm về cá nhân hành động hợp lý, ông cũng biết đâu là điểm dừng. Thập niên 1970, vài nhà kinh tế đã đẩy những phân tích về lạm phát của Friedman đi xa hơn nữa, lập luận rằng không có sự đánh đổi nào đáng kể giữa lạm phát và thất nghiệp ngay cả trong ngắn hạn, bởi vì người dân sẽ tiên liệu các hành động của chính phủ và dùng tiên liệu đó, cũng như kinh nghiệm quá khứ, vào trong việc thiết lập giá và thương lượng tiền lương. Học thuyết này, được biết đến như “kỳ vọng hợp lý”, lan rộng ra trong giới kinh tế học học thuật. Nhưng Friedman chưa bao giờ thừa nhận điều này. Ý thức thực tế của ông đã cảnh báo rằng điều này đưa ý tưởng về Con người Kinh tế đi quá xa. Và nó cũng đã được chứng minh. Bài thuyết trình của ông vào năm 1967 đã đứng vững qua sự kiểm tra của thời gian, trong khi những quan điểm cực đoan hơn được các nhà lý thuyết về kỳ vọng hợp lý đề xuất về vào thập kỷ 70 và 80 thì không.

3.

“Tất cả mọi thứ nhắc nhở Milton nhớ về cung tiền. Ừ, thì tất cả mọi thứ nhắc tôi nhớ về sex nhưng tôi không đưa nó vào bài viết” - Robert Solow, đại học MIT đã viết như vậy năm 1966. Trong nhiều thập kỷ, trong con mắt của công chúng, hình ảnh và tên tuổi của Milton Friedman được biết đến rộng rãi với những tuyên bố của ông về chính sách tiền tệ và sản phẩm sáng tạo của ông được biết dưới tên gọi học thuyết trọng tiền. Khá là ngạc nhiên khi nhận ra rằng học thuyết trọng tiền hiện nay được nhìn nhận rộng rãi như một sự thất bại, và một vài trong những điều Friedman nói về “tiền” và chính sách tiền tệ - không giống như những gì ông ta nói về tiêu dùng và lạm phát – dường như sai lạc, và có lẽ sai lạc có chủ tâm.

Để hiểu về chủ nghĩa trọng tiền, điều đầu tiên bạn cần biết là từ “tiền” trong ngôn ngữ kinh tế không hẳn mang nghĩa giống như trong tiếng Anh bình thường. Khi các nhà kinh tế nói về cung tiền, họ không nghĩ đến của cải trong nghĩa thông thường. Họ chỉ nghĩ đến những dạng của cải có thể sử dụng ít nhiều trực tiếp để mua một cái gì đó. Tiền lưu thông - những mảnh giấy mầu xanh với hình của những ông tổng thống đã chết in trên đó – là tiền, tài khoản trong ngân hàng mà bạn có thể viết séc cũng là tiền. Nhưng cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản không phải là tiền, bởi vì chúng phải được chuyển đổi thành tiền mặt hoặc tài khoản ngân hàng trước khi có thể sử dụng được để chi trả.

Nếu nguồn cung tiền chỉ bao gồm tiền tệ đang lưu thông, nó sẽ nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của chính phủ - hay chính xác hơn là của Cục Dự trữ Liên bang (CDTLB), một cơ quan chuyên trách tiền tệ, tương đương Ngân hàng Trung ương ở nhiều nước, là một thể chế phần nào đó tách biệt với chính phủ. Thực tế, nguồn cung tiền cũng bao gồm tiền gửi ngân hàng làm cho thực tại trở nên rắc rối hơn. Ngân hàng Trung ương chỉ trực tiếp kiểm soát “cơ số tiền tệ” (monetary base) - tổng của các loại tiền mặt đang lưu thông, tiền các ngân hàng lưu trữ trong các tầng hầm và tiền của các ngân hàng gửi Cục Dự trữ – nhưng không gồm những khoản tiền mà người dân gửi trong ngân hàng. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh bình thường, CDTLB kiểm soát trực tiếp cơ số tiền tệ là đủ để mang lại sự kiểm soát có hiệu quả toàn bộ lượng cung tiền.

Trước Keynes, các nhà kinh tế coi việc điều chỉnh cung tiền là một công cụ cơ bản để quản lý kinh tế. Nhưng Keynes lập luận rằng trong điều kiện suy thoái, khi lãi suất rất thấp, thay đổi trong lượng cung tiền có tác động rất nhỏ đến nền kinh tế. Logic của vấn đề như sau: Khi lãi suất là 4 đến 5%, không ai muốn ngồi trên đống tiền mặt nhàn rỗi. Nhưng trong tình trạng giống như năm 1935, khi lãi suất kỳ hạn 3 tháng của các loại trái phiếu của Bộ Tài chính chỉ có 0.14%, có quá ít lợi ích để chấp nhận việc sử dụng đồng tiền rủi ro như thế. Ngân hàng Trung ương có thể kích thích nền kinh tế bằng cách in thêm lượng lớn tiền, nhưng nếu lãi suất đã rất thấp rồi thì tiền mặt có thêm vào có lẽ cũng sẽ héo úa trong nhà băng hay trong chỗ cất giấu của người dân. Do vậy Keynes lập luận rằng chính sách tiền tệ - dựa vào việc thay đổi lượng cung tiền để điều khiển nền kinh tế - sẽ không hiệu quả. Và đó là lý do Keynes và những người tiếp bước ông tin rằng chính sách tài khóa - đặc biệt, một sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ - là công cụ thiết yếu để kéo đất nước ra khỏi cuộc Đại Suy thoái.

Tại sao điều này lại quan trọng? Chính sách tiền tệ là sự can thiệp có tính kỹ trị ở mức độ cao, gần như phi chính trị của chính phủ vào nền kinh tế. Nếu Cục dự trữ Liên bang (CDTLB) quyết định gia tăng lượng cung tiền, nó chỉ cần mua lại một số loại trái phiếu chính phủ từ ngân hàng tư nhân, trả tiền mua trái phiếu bằng cách ghi thêm vào cột "có" trong các tài khoản dự trữ của ngân hàng - thực tế, điều duy nhất CDTLB phải làm là in thêm cơ số tiền mặt. Ngược lại, chính sách tài khóa đòi hỏi chính phủ phải can thiệp sâu hơn vào nền kinh tế, thường theo các phương cách nặng tính toán đánh giá "chủ quan" (value-laden way): nếu các nhà chính trị quyết định phát triển những công trình công cộng để tạo ra việc làm, họ cần quyết định sẽ xây gì và ở đâu. Các nhà kinh tế ủng hộ khuynh hướng thị trường tự do thì thiên về tin tưởng rằng chính sách tiền tệ là tất cả những gì cần đến; còn những người mong muốn vai trò tích cực hơn của chính phủ thì có khuynh hướng tin rằng chính sách tài khóa là thiết yếu.

Tư duy kinh tế học sau thành tựu của cuộc cách mạng học thuyết Keynes – được phản ánh, chẳng hạn trong những ấn bản đầu tiên của cuốn sách giáo khoa kinh điển của Paul Samuelson (Kinh tế học – ND) – đặt ưu tiên cho chính sách tài khóa, trong khi chính sách tiền tệ được đặt sang một bên. Như Friedman nói trong bài thuyết trình năm 1967 của ông trước Hội Kinh tế Mỹ:

Sự chấp nhận rộng rãi các quan điểm [của học thuyết Keynes] trong giới nghiên cứu kinh tế có nghĩa là chính sách tiền tệ, sau gần hai thập kỷ được tin tưởng rộng rãi, và chỉ với một chút nghi ngờ của những tay phản động, đã trở nên lỗi thời trước những kiến thức kinh tế học mới. Tiền không có vai trò quan trọng.

Cho dù kết luận trên có thể là sự thổi phồng quá mức, chính sách tiền tệ chỉ nhận được sự quan tâm tương đối thấp trong suốt thập kỷ 1940 và 1950. Song Friedman đã thánh chiến cho quan điểm là tiền cũng đóng vai trò quan trọng, mà đỉnh điểm là trong ấn bản năm 1963 của cuốn Lịch sử tiền tệ của Mỹ, 1867-1960 (A Monetary History of the United States, 1867-1960) viết chung với Anna Schwartz.

Cho dù Lịch sử tiền tệ là một công trình có phạm vi kiến thức rộng với sự uyên bác lạ thường, bao trùm một thế kỷ phát triển tiền tệ, vấn đề gây tranh cãi và có tác động lớn nhất là phần đề cập đến cuộc Đại Suy thoái. Friedman và Schwartz đã cho rằng họ đã bác bỏ được cái nhìn nhận bi quan của Keynes về tác động của chính sách tiền tệ trong tình trạng suy thoái. Họ tuyên bố: “Sự co rút của nền kinh tế trên thực tế là một minh chứng đầy bi kịch cho thấy tầm quan trọng của sức mạnh tiền tệ”

Nhưng qua câu này ý họ muốn nói điều gì? Ngay từ đầu, luận điểm của Friedman-Schwartz dường như có vẻ loạng choạng. Và càng về sau, cách trình bày của Friedman càng thiếu gọt giũa, không tinh tế, và thậm chí bắt đầu dường như – không có cách diễn đạt nào khác - thiếu trung thực về mặt tri thức.

Trong việc giải thích nguyên nhân của cuộc Đại Suy thoái, việc phân biệt giữa cơ số tiền tệ (tiền lưu thông cộng với dự trữ ngân hàng), mà CDTLB kiểm soát trực tiếp, và lượng cung tiền (tiền lưu thông cộng với các khoản tiền gửi) là điều quyết định. Cơ số tiền tệ đã tăng trong thời kỳ những năm đầu tiên của cuộc Đại Suy thoái, từ mức trung bình 6.05 tỉ USD vào năm 1929 đến mức trung bình 7.02 tỉ USD vào năm1933. Nhưng lượng cung tiền lại giảm mạnh, từ 26.6 tỉ USD xuống 19.9 tỉ USD. Các xu hướng trái ngược này phản ánh ảnh hưởng từ làn sóng sụp đổ của các ngân hàng trong năm 1930-1931: khi công chúng mất lòng tin vào các ngân hàng, người ta bắt đầu giữ lại tiền mặt để bảo toàn tài sản của mình hơn là gửi vào ngân hàng, và những ngân hàng còn tồn tại bắt đầu giữ lại những lượng lớn tiền mặt chứ không cho vay ra ngoài, để ngăn ngừa rủi ro. Kết quả là hoạt động cho vay giảm, kéo theo việc giảm chi tiêu so với tình huống bình thường nếu như công chúng vẫn tiếp tục gởi tiền vào ngân hàng và ngân hàng vẫn tiếp tục dùng tiền gởi cho doanh nghiệp vay. Do sự suy sụp của hoạt động chi tiêu là nguyên nhân gần đúng nhất làm xảy ra Suy thoái, việc cả cá nhân và ngân hàng bỗng nhiên mong muốn nắm giữ tiền mặt nhiều hơn rõ ràng đã làm cho suy thoái tồi tệ hơn.

Friedman và Schwartz tuyên bố rằng việc giảm cung tiền đã biến một đợt sụt giảm bình thường thành một cuộc suy thoái thê thảm, bản thân nhận định này là một luận điểm đáng ngờ. Nhưng thậm chí nếu chúng ta thừa nhận luận điểm này, chúng ta vẫn sẽ phải đặt ra câu hỏi liệu CDTLB, dù cuối cùng cũng đã tăng cơ số tiền tệ lên, có thể bị coi là nguyên nhân làm giảm lượng cung tiền nói chung không. Ít nhất vào lúc đầu, Friedman và Schwartz đã không tuyên bố điều này. Thay vào đó, họ tuyên bố rằng CDTLB đã có thể ngăn ngừa sự sụt giảm lượng cung tiền, cụ thể là có thể cứu vãn sự sụp đổ của các ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng 1930-1931. Nếu CDTLB nhanh chóng tăng lượng tiền cho các ngân hàng vay khi chúng gặp tình hình xấu, hành động này có thể đã ngăn chặn được làn sóng sụp đổ của các ngân hàng, đồng thời có thể loại trừ cả các quyết định giữ tiền mặt lại thay vì gửi vào ngân hàng của công chúng, và loại trừ ý muốn của các ngân hàng còn tồn tại cất giữ tiền gửi trong hầm thay vì cho doanh nghiệp vay. Đến lượt nó, việc này có thể đã ngăn chặn được tình trạng tồi tệ nhất của cuộc Đại Suy thoái.

Ở đây, dẫn ra một sự so sánh có lẽ có ích. Giả sử rằng dịch cúm bùng phát, và các phân tích sau đó cho thấy các hành động thích hợp của Các Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch (CDC) lẽ ra đã có thể ngăn ngừa được bệnh dịch. Có vẻ là hợp lý khi khiển trách các cơ quan chính phủ đã thất bại trong việc thực thi những biện pháp thích hợp. Nhưng sẽ là suy diễn quá xa nếu nói rằng chính phủ đã gây ra bệnh dịch, hay nếu sử dụng thất bại của CDC như một minh họa của sự ưu việt của thị trường tự do so với chính phủ chuyên can thiệp.

Tuy thế nhiều nhà kinh tế, và số đông hơn là độc giả không chuyên, đã lấy đánh giá của Friedman và Schwartz để nghĩ rằng chính CDTLB gây ra Đại Suy thoái - rằng Đại Suy thoái theo nghĩa nào đó minh chứng cho tai họa từ chính sách can thiệp quá đáng của chính phủ. Và trong những năm sau đó, như tôi đã nói, khẳng định của Friedman trở nên thô bạo hơn, như thể đổ thêm dầu vào lửa. Trong bài diễn văn năm 1967 ông tuyên bố rằng “các cơ quan chức năng tiền tệ của Mỹ đã theo đuổi các chính sách gây giảm phát“, và rằng lượng cung tiền giảm “do Hệ thống Dự trữ Liên bang đã bắt buộc hoặc cho phép giảm bớt mạnh cơ số tiền tệ, do nó đã không hoàn thành trách nhiệm được giao“ - một sự quả quyết kỳ quặc khi nhớ rằng cơ số tiền tệ, như chúng ta đã thấy, thực tế tăng khi lượng cung tiền đang giảm. (Friedman có lẽ đã vin vào một số trường hợp trong giai đoạn này khi cơ số tiền tệ giảm nhẹ trong những giai đoạn ngắn, nhưng cho dù như thế đi nữa, tuyên bố của ông vẫn gây ra sự hiểu sai rất lớn, đó là nói theo nghĩa tốt nhất.)

Vào năm 1976, Friedman nói với độc giả của Newsweek rằng “sự thật cơ bản là cuộc Đại Suy thoái là do sự quản lý yếu kém của chính phủ gây ra ”, một tuyên bố mà những độc giả của ông chắc chắn sẽ hiểu thành là Suy thoái có lẽ đã không xảy ra nếu như chính phủ đã không can thiệp gì hết. Thật ra những gì Friedman và Schwartz thực sự muốn nói phải là chính phủ lẽ ra cần can thiệp tích cực hơn, chứ không phải ngược lại.

Tại sao những cuộc tranh luận trong lịch sử về vai trò của chính sách tiền tệ những năm 1930 lại có ý nghĩa quan trọng đến như vậy trong những năm 1960. Một phần bởi vì nó củng cố thêm chương trình hành động rộng lớn hơn nhằm chống chính phủ của Friedman; điều này sẽ được nói kỹ hơn bên dưới. Nhưng trực tiếp hơn là nhằm củng cố việc quảng bá chủ nghĩa trọng tiền của Friedman. Theo học thuyết này, CDTLB nên giữ lượng cung tiền tăng đều, tỉ lệ tăng thấp, ví dụ khoảng 3% mỗi năm – và không được đi chệch khỏi mục tiêu này, bất kể có điều gì xảy ra với nền kinh tế. Ý tưởng này cơ bản là đặt chính sách tiền tệ vào tình trạng tự động điều khiển, loại bỏ bất kỳ sự suy xét thận trọng nào về nhiệm vụ của quan chức chính phủ.

Quan điểm về chủ nghĩa trọng tiền của Friedman một phần mang tính kinh tế và một phần mang tính chính trị. Việc tăng đều đặn lượng cung tiền, ông lập luận, sẽ dẫn đến một nền kinh tế ổn định tương đối. Ông chưa bao giờ tuyên bố rằng làm theo nguyên tắc của ông sẽ loại bỏ tất cả các cuộc suy thoái, nhưng ông đã lập luận rằng sự lên xuống trong lộ trình tăng trưởng của nền kinh tế sẽ nhỏ và có thể vượt qua – do vậy mới có sự quả quyết rằng Đại Suy thoái đã không xảy ra nếu CDTLB tuân theo các quy tắc của chính sách trọng tiền. Và đi cùng với niềm tin có dè dặt vào khả năng ổn định của nền kinh tế khi tuân theo các quy luật trọng tiền, là sự khinh thường thiếu dè dặt mà Friedman dành cho khả năng của các quan chức CDTLB nếu được giao phó việc cân nhắc hành động. Chứng cớ đầu tiên cho sự không đáng tin cậy vào CDTLB là sự khởi đầu của cuộc Đại Suy thoái, nhưng Friedman có thể chỉ ra nhiều ví dụ khác về các chính sách sai đường. “Quy luật tiền tệ”, ông đã viết vào năm 1972, “sẽ bảo vệ chính sách tiền tệ khỏi sự chuyên quyền của một nhóm ít người không bị cử tri kiểm soát và khỏi những áp lực ngắn hạn của chính trị đảng phái”.

Chủ nghĩa trọng tiền có một ảnh hưởng mạnh trong các cuộc tranh luận về kinh tế học trong khoảng 3 thập kỷ sau khi Friedman lần đầu tiên đề ra học thuyết này trong cuốn sách của ông xuất bản năm 1959, Một Chương trình để Ổn định Tiền tệ (A Program for Monetary Stability). Tuy nhiên ngày nay nó là cái bóng mờ của chính nó trước đó, bởi hai nguyên nhân chính.

Thứ nhất, khi Mỹ và Anh thử đưa học thuyết trọng tiền vào thực tế cuối năm 1970, cả hai đều đã thu được những kết quả tệ hại: ở mỗi nước việc tăng đều đặn lượng cung tiền đều không thể ngăn ngừa tình trạng suy thoái khốc liệt. Cục dự trữ Liên bang (CDTLB) chính thức đề ra những mục tiêu tiền tệ kiểu Friedman vào năm 1979, nhưng thực tế đã từ bỏ chúng vào năm 1982 khi tỉ lệ thất nghiệp lên đến 2 con số. Việc từ bỏ này được thực hiện chính thức vào năm 1984, và suốt từ đó CDTLB đã tiến hành chính những biện pháp tinh chỉnh tùy nghi mà Friedman đã chỉ trích. Chẳng hạn, CDTLB phản ứng với tình trạng suy thoái năm 2001 bằng cách cắt giảm lãi suất và cho phép lượng cung tiền tăng với những tỉ lệ mà đôi lúc vượt quá 10% mỗi năm. Một khi CDTLB tin rằng sự phục hồi đã vững chắc, nó đảo ngược quá trình này, tăng lãi suất và cho phép mức tăng lượng cung tiền trở về số không.

Thứ hai, từ đầu những năm 1980, sự thành công tương đối của CDTLB và các cơ quan tương đương của những nước khác đã làm xói mòn hình ảnh mà Friedman muốn dùng để miêu tả các quan chức Ngân hàng Trung ương như người vụng về không thể cải tạo được. Lạm phát duy trì ở mức thấp, suy thoái – ngoại trừ Nhật Bản, sẽ được bàn thêm ở dưới – tương đối ngắn và không có ảnh hưởng sâu rộng. Và tất cả điều này đã xảy ra bất chấp sự thay đổi thất thường của lượng cung tiền mà những nhà kinh tế trọng tiền đã sợ, và dẫn họ - trong đó có cả Friedman - đến dự báo về những thảm họa không xảy ra. Khi David Warsh của tờ The Boston Globe chỉ ra năm 1992, “Friedman đã làm cùn ngọn giáo của mình khi dự báo lạm phát vào những năm 1980 thường xuyên sai nặng”.

Đến năm 2004, Báo cáo Kinh tế của Tổng thống, do chính các nhà kinh tế rất bảo thủ trong chính quyền Bush viết đã đưa ra tuyên bố chống chính sách quá trọng tiền khi cho rằng “chính sách tiền tệ mạnh mẽ” – không phải một chính sách ổn định, tăng đều đặn, mà là mạnh mẽ – “có thể làm giảm cường độ của một cuộc suy thoái”

Bây giờ nói về Nhật Bản. Trong những năm 1990 Nhật Bản đã trải qua một sự lập lại nhưng ở mức yếu hơn cuộc Đại Suy thoái. Tỷ lệ thất nghiệp không cao bằng thời kỳ Suy thoái nhờ những công trình công cộng quy mô đồ sộ mà Nhật Bản, với dân số ít hơn dân số Mỹ nhưng lại đổ nhiều bê-tông mỗi năm hơn Mỹ. Nhưng tình trạng lãi suất rất thấp của cuộc đại suy thoái lại tái hiện. Vào năm 1998, lãi suất liên ngân hàng, tỉ lệ vay qua đêm giữa các ngân hàng, chính xác bằng không.

Trong những điều kiện như vậy, chính sách tiền tệ đã tỏ ra không hiệu quả như Keynes đã nói trong những năm 1930. Ngân hàng Nhật Bản, cơ quan tương đương CDTLB, đã gia tăng cơ số tiền tệ. Nhưng những đồng Yên phát hành thêm được tích trữ chứ không được đưa vào chi tiêu. Một vài nhà kinh tế Nhật Bản đã nói với tôi vào lúc đó rằng thứ hàng hóa tiêu dùng bền vững bán chạy duy nhất là két sắt. Thực tế, Ngân hàng Nhật Bản đã nhận ra là thậm chí chính nó cũng không thể gia tăng lượng cung tiền nhiều như nó muốn. Nó đã đẩy những lượng tiền mặt khổng lồ vào lưu thông, nhưng các chỉ số đo lường lượng cung tiền hiểu theo nghĩa rộng tăng rất ít. Sự phục hồi kinh tế cuối cùng bắt đầu một vài năm trước đây, nhờ vào sự hồi sinh của hoạt động đầu tư kinh doanh để tận dụng những cơ hội công nghệ mới. Nhưng chính sách tiền tệ thì chưa bao giờ có khả năng tạo ra bất kỳ lực kéo nào.

Thực tế, Nhật Bản trong những năm 90 đã đưa ra một cơ hội mới để kiểm chứng quan điểm của Friedman và Keynes về hiệu quả của chính sách tiền tệ trong điều kiện suy thoái. Và kết quả rõ ràng ủng hộ sự bi quan của Keynes hơn là sự lạc quan (vào chính sách tiền tệ) của Friedman.

4.

Vào năm 1946, Milton Friedman xuất hiện lần đầu tiên như một người quảng bá cho kinh tế học thị trường tự do với một tựa sách nhỏ “Sàn hay trần: Vấn đề nhà ở hiện tại” (Roofs or Ceilings: The Current Housing Problem), đồng tác giả với George J. Stigler, người sau này sẽ cùng ông làm việc tại Đại học Chicago. Cuốn sách này công kích những biện pháp kiểm soát tiền thuê nhà vốn vẫn phổ biến sau Thế chiến II, được phát hành trong một bối cảnh khá lạ: nó là một ấn phẩm của Quỹ Giáo dục Kinh tế học (FEE), một tổ chức mà, như Rick Perlstein viết trong Trước cơn bão - Before the Storm (2001) cuốn sách về nguồn gốc của phong trào bảo thủ cận đại, là “đã truyền giảng thánh kinh về tự do chủ nghĩa không khoan nhượng đến nỗi nó rất gần với chủ nghĩa vô chính phủ”. Robert Welch, nhà sáng lập Hội John Birch [một tổ chức kỳ thị da mầu – ND chú thích] là thành viên hội đồng quản trị của FEE. Cuộc xuất quân đầu tiên này nhằm quảng bá thị trường tự do báo trước hai con đường trong sự nghiệp của Friedman như một trí thức của công chúng qua sáu thập kỷ tiếp theo.

Trước hết, cuốn sách minh chứng rằng Friedman đặc biệt sốt sắng đẩy những ý tưởng về thị trường tự do tới giới hạn tận cùng của lý luận. Ý tưởng cho rằng thị trường là cách phân phối hiệu quả hàng hóa khan hiếm, hoặc đề xuất cho rằng những biện pháp kiểm soát giá vừa tạo ra thiếu hụt vừa không hiệu quả chẳng có gì mới. Nhưng nhiều nhà kinh tế, do e ngại phản ứng dữ dội chống lại việc tăng đột ngột tiền thuê nhà (mà Friedman và Stigler dự đoán sẽ vào khoảng 30% trên toàn quốc), đã đề xuất một dạng chuyển tiếp từ từ trước khi bãi bỏ kiểm soát. Friedman và Stigler thì gạt bỏ tất cả những sự lo lắng như vậy.

Trong những thập kỷ tiếp theo, tính cách không khoan nhượng này đã trở thành thương hiệu của Friedman. Hết lần này đến lần khác, ông kêu gọi những giải pháp thị trường cho các vấn đề - giáo dục, sức khỏe, buôn bán dược phẩm bất hợp pháp – mà hầu hết mọi người đều nghĩ rằng cần sự can thiệp nhiều hơn của chính phủ. Vài ý tưởng của ông đã nhận được sự chấp nhận rộng rãi, như thay thế các luật lệ cứng nhắc về ô nhiễm bằng một hệ thống giấy phép ô nhiễm mà các công ty tự do mua bán. Một số khác, như các phiếu học phí trường học, được ủng hộ rộng rãi bởi các phong trào bảo thủ nhưng không thành công về mặt chính trị. Và một vài đề xuất của ông, như việc loại bỏ các thủ tục cấp giấy phép (hành nghề) cho bác sĩ và giải tán Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) bị xem là kỳ quặc ngay cả với hầu hết những người thủ cựu nhất.

Thứ hai, cuốn sách này đã cho thấy Friedman là một nhà tuyên truyền giỏi như thế nào. Nó được viết hay và sắc sảo. Không có biệt ngữ; những luận điểm được thể hiện với những ví dụ được lựa chọn khôn khéo từ thế giới thực, từ sự phục hồi nhanh chóng của San Francisco sau trận động đất năm 1906, từ tình cảnh khốn khổ của một cựu chiến binh năm 1946, tìm kiếm vô vọng một nơi tử tế để sống sau khi vừa xuất ngũ. Cùng một phong cách, được làm nổi bật bằng video, sau này là dấu ấn của chuỗi chương trình truyền hình nổi tiếng Tự do lựa chọn năm 1980 của Friedman.

Rất có thể chính sách laissez-faire (tự do kinh doanh toàn diện) vẫn lan rộng khắp thế giới, khởi đầu từ những năm 1970, dù không có Milton Friedman. Nhưng cuộc vận động rất hiệu quả và bền bỉ của ông, đại diện cho [quan điểm] thị trường tự do chắc chắn đã giúp thúc đẩy quá trình này, cả ở Mỹ và trên thế giới. Ở bất kỳ phương diện nào - chủ nghĩa bảo hộ đối đầu với tự do thương mại; các quy định đối đầu với sự bãi bỏ quy định, tiền lương thiết lập qua sự thương lượng tập thể giữa công đoàn và người sử dụng lao động và mức lương tối thiếu do chính phủ quy định đối đầu với mức lương do thị trường thiết lập - thế giới đã vận động trên một con đường dài theo hướng mà Friedman vạch ra. Và thậm chí còn ấn tượng hơn cả những thành quả mà ông đạt được trong việc thay đổi các chính sách thực tế, ông đã thay đổi cả những quan niệm truyền thống: hầu hết những người có thế lực đã quay sang nghĩ theo lối tư duy của Friedman, tin như một sự hiển nhiên rằng sự thay đổi chính sách kinh tế mà ông thúc đẩy đã có tác dụng tốt. Nhưng có đúng là như vậy?

Xét trước hết hiệu quả kinh tế vĩ mô của kinh tế Mỹ. Chúng ta có dữ liệu thu nhập thực – là thu nhập đã được điều chỉnh nhằm loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát - của các gia đình Mỹ từ năm 1947 đến 2005. Trong nửa đầu của 58 năm liên tục, từ năm 1947 đến năm 1976, Milton Friedman là một tiếng kêu trong sa mạc, những ý tưởng của ông bị các nhà ra chính sách bỏ qua. Nhưng nền kinh tế, với tất cả những sự không hiệu quả mà ông chỉ trích, đã cải thiện đầy ấn tượng mức sống của hầu hết người dân Mỹ: thu nhập thực trung vị (median income) tăng gấp đôi. Ngược lại, giai đoạn từ năm 1976 là giai đoạn mà những ý kiến của Friedman ngày càng được chấp nhận. Dù vẫn còn đó vô khối sự can thiệp của chính phủ mà ông vẫn phàn nàn, các chính sách thị trường tự do đã trở nên phổ biến hơn trong thời gian này là điều không ai nghi ngờ. Tuy vậy tỷ lệ tăng trưởng mức sống lại ít mạnh mẽ hơn giai đoạn trước: thu nhập thực trung vị năm 2005 chỉ cao hơn 23% so với năm 1976.

Lý do có một phần là do thế hệ hậu chiến thứ hai đã tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn thế hệ thứ nhất - một thực tế có thể gây ngạc nhiên với những người cho rằng khuynh hướng ngả về thị trường tự do sản xuất ra lợi tức kinh tế lớn hơn. Nhưng nguyên nhân khác quan trọng hơn gây ra sự tăng chậm hơn về mức sống gia đình là sự bất bình đẳng kinh tế tăng nhanh không ngờ: trong lúc thế hệ hậu chiến thứ nhất thu nhập tăng đều khắp dân cư thì từ cuối những năm 1970 thu nhập trung vị - tức là mức thu nhập của một gia đình điển hình, tăng chỉ bằng 1/3 tốc độ tăng thu nhập bình quân - bao gồm mức thu nhập cao vọt của một nhóm thiểu số nhỏ tại đỉnh.

Điều này dẫn đến một vấn đề thú vị. Milton Friedman thường quả quyết với những thính giả của ông rằng không cần phải có những thể chế đặc biệt, như lương tối thiểu và nghiệp đoàn, nhằm mục đích đảm bảo cho những người công nhân được chia sẻ lợi nhuận từ tăng trưởng kinh tế. Vào năm 1976 ông nói với độc giả Newsweek rằng những câu chuyện cổ tích về tai họa gây ra do những tên đại tư bản kẻ cướp là chuyện hoang đường thuần túy:

Có lẽ không có giai đoạn nào khác trong lịch sử, ở Mỹ hoặc bất cứ nước nào khác, mà những người bình thường tăng mức sống của anh ta lên cao như trong thời kỳ giữa Nội chiến và Thế chiến I, khi chủ nghĩa cá nhân không kiềm chế nổi lên mạnh mẽ nhất.

(Thế còn khoảng thời gian 30 năm đáng nhớ sau Thế chiến II, cũng bao quát phần lớn sự nghiệp của Friedman thì sao?). Ngay trong những thập kỷ sau tuyên bố đó, khi tiền lương tối thiểu bị lạm phát “bỏ rơi” lại phía sau và ảnh hưởng các nghiệp đoàn hầu như biến mất trong khu vực tư nhân, những người làm công Mỹ thấy vận may của họ đến chậm trễ hơn mức tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Friedman đã quá lạc quan về sự hào phóng của bàn tay vô hình?

Nói cho công bằng, có nhiều yếu tố tác động vào cả tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập, nên chúng ta không thể đổ mọi thất vọng lên đầu các chính sách theo học thuyết Friedman. Thế nhưng, xét đến giả định phổ biến rằng các chính sách chuyển hướng theo thị trường tự do đã làm những điều vĩ đại cho kinh tế Mỹ và cho mức sống của những người dân Mỹ bình thường; thật đáng ngạc nhiên khi người ta không tìm thấy các dữ liệu ủng hộ quan điểm này.

Những chất vấn tương tự về bằng chứng rõ ràng để chứng minh rằng những ý tưởng của Friedman thực sự mang lại kết quả trong thực tế có thể còn được nêu lên, thậm chí còn lớn giọng hơn, khi xem xét khu vực Mỹ Latin. Một thập kỷ trước, thành công của kinh tế Chilê, nơi những nhà cố vấn Augusto Pinochet từ trường đại học Chicago sử dụng các chính sách thị trường tự do sau khi Pinochet nắm quyền vào năm 1973, thường được dẫn ra như bằng chứng rằng các chính sách mang tinh thần của Friedman đã chỉ ra con đường dẫn đến phát triển kinh tế thành công. Nhưng cho dù những quốc gia Latin khác, từ Mexico đến Achentina, đã bước theo sự dẫn đường của Chile trong việc tự do hóa thương mại, tư nhân hóa công nghiệp và bãi bỏ các quy định, câu chuyện thành công của Chile đã không lặp lại.

Ngược lại, sự nhận thức của hầu hết người dân Mỹ Latin là những chính sách “tân tự do” đó đã thất bại: Sự cất cánh kinh tế theo hứa hẹn chưa bao giờ xảy ra, trong khi tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập trở nên tồi tệ hơn. Tôi không có ý đổ lỗi tất cả những điều tồi tệ ở khu vực Mỹ Latin cho trường phái Chicago, hoặc lý tưởng hóa những gì trước đó; nhưng có một sự đối lập mạnh mẽ giữa cảm nhận rằng Friedman được minh oan và kết quả thực tế tại các nền kinh tế chuyển từ chính sách can thiệp những thập kỷ đầu thời hậu chiến sang chính sách thả lỏng kinh doanh.

Về một chủ đề được thảo luận trong phạm vi hẹp hơn, một trong những mục tiêu then chốt của Friedman là xem xét tính chất phản tác dụng và vô ích của hầu hết các qui định (regulation) nhà nước. Trong bản cáo phó viết về George Stigler, người đã từng cộng tác với ông, Friedman đã chọn tán dương chỉ trích quy định trong ngành điện lực của Stigler, và lập luận của Stigler rằng những người ra quy định thường đi đến chỗ phục vụ lợi ích của quy định đó hơn là lợi ích chung. Vậy việc bãi bỏ các quy định đã diễn ra như thế nào?

Việc bãi bỏ quy định về vận chuyển đường bộ và hàng không bắt đầu từ cuối những năm 1970 đã khởi đầu ổn thỏa. Cả hai trường hợp bãi bỏ quy định, trong khi không làm bất cứ ai hạnh phúc, đã dẫn đến gia tăng cạnh tranh, giá nói chung thấp hơn, và hiệu quả cao hơn. Việc bãi bỏ quy định về khí đốt tự nhiên cũng là một thành công.

Nhưng làn sóng lớn tiếp theo về bãi bỏ quy định, trong khu vực điện lực, lại là một câu chuyện khác. Cũng như cuộc khủng hoảng những năm 1990 ở Nhật Bản đã cho thấy rằng những lo ngại của những nhà kinh tế theo học thuyết Keynes về tính hiệu quả của chính sách tiền tệ không phải là hoang đường, khủng hoảng ngành điện lực California năm 2000-2001 – trong đó những công ty điện lực và những nhà kinh doanh năng lượng đã tạo ra một sự thiếu hụt giả tạo để nâng giá lên - nhắc nhở chúng ta đến khía cạnh thực tế nằm sau những câu chuyện cổ tích về những ông trùm tư bản chuyên chiếm đoạt và những sự chiếm đoạt của họ. Trong khi những bang khác không trải qua sự khó khăn như California, bãi bỏ quy định về điện lực trên đất nước đã làm cho giá cao hơn chứ không thấp hơn, với lợi nhuận lớn bất ngờ cho các công ty điện lực.

Những bang, với bất cứ nguyên nhân nào, không đi theo phong trào bãi bỏ quy định trong những năm 1990, hiện tự coi là mình may mắn. Và may mắn nhất là những thành phố không biết nhờ đâu mà không nhận được những thông điệp về tai họa do chính phủ gây ra và ưu điểm của khu vực tư nhân, vẫn duy trì những công ty điện lực có sở hữu công cộng. Tất cả những điều này cho thấy rằng căn cơ nguyên thủy của quy định về điện lực - những quan sát cho thấy nếu không có quy định, các công ty điện lực sẽ có quá nhiều sức mạnh độc quyền – vẫn đúng như thuở nào.

Chúng ta có nên kết luận rằng việc bãi bỏ các quy định là một ý tưởng tồi? Không- nó phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Kết luận rằng bãi bỏ các quy định luôn luôn và ở bất cứ đâu là ý tưởng tồi sẽ khuyến khích một vài lối suy nghĩ chuyên chế mà, có thể cho rằng, đó cũng là thiếu sót vĩ đại nhất của Milton Friedman.

Trong bài điểm sách năm 1965 về cuốn Lịch sử tiền tệ của Friedman và Schwartz, James Tobin nhà kinh tế đoạt giải Nobel của đại học Yale có nhẹ nhàng trách móc các tác giả đã đi quá xa. “Xem xét ba mệnh đề dưới đây”, ông viết “Tiền không quan trọng. Tiền cũng quan trọng. Tiến là tất cả những gì quan trọng. Rất dễ trượt từ mệnh đề thứ hai sang mệnh đề thứ ba.” Và ông thêm vào rằng “với sự nhiệt tình và hăm hở của họ”, Friedman và những môn đồ của ông thường phạm phải điều đó.

Một sự tiếp nối tương tự dường như đã xảy ra trong việc Milton Friedman ủng hộ kinh tế tự do. Sau cuộc Đại Suy thoái, có nhiều người nói rằng thị trường không thể có hiệu quả. Friedman đã có sự can đảm của người trí thức để nói rằng thị trường có thể cũng có hiệu quả, và khả năng "làm xiếc" cùng với khả năng sắp xếp các bằng chứng đã biến ông thành người phát ngôn giỏi nhất về tính ưu việt của thị trường tự do kể từ Adam Smith. Nhưng ông đã quá dễ dãi xác quyết: thị trường luôn luôn hiệu quả và chỉ thị trường mới vận hành hiệu quả. Rất khó tìm ra những trường hợp mà Friedman thừa nhận khả năng thị trường có thể sai lầm, hay sự can thiệp của chính phủ có thể phục vụ mục đích có ích.

Chủ nghĩa độc tôn thị trường tự do của Friedman góp phần tạo ra một xu thế tri thức ở đó sự tin tưởng vào thị trường và coi thường chính phủ lại thường dẫn đến bịa đặt bằng chứng. Các nước đang phát triển đua nhau mở cửa thị trường vốn, bất chấp cảnh báo rằng điều này có thể đặt họ vào tình trạng khủng hoảng tài chính; rồi khi khủng hoảng nổ ra, nhiều nhà quan sát đổ lỗi cho chính phủ của các nước này, chứ không phải cho sự thiếu ổn định của dòng vốn quốc tế. Việc theo đuổi chính sách bãi bỏ các quy định về điện năng bất chấp cảnh báo rõ ràng rằng điện lực độc quyền có thể là một vấn đề; trên thực tế, thậm chí khi khủng hoảng năng lượng ở California xảy ra, hầu hết những nhà bình luận đều gạt bỏ ý kiến về hiện tượng “làm giá” như một loại giả thuyết âm mưu. Những quan điểm bảo thủ tiếp tục cho rằng rằng thị trường tự do là giải pháp cho cuộc khủng hoảng của ngành y tế, bất chấp vô số bằng chứng chứng minh điều ngược lại.

Điều kỳ lạ về tính độc đoán của Friedman liên quan đến các ưu việt của thị trường và các khuyết tật của chính phủ, là trong các công trình của ông dưới tư cách nhà kinh tế của các nhà kinh tế ông chính là một hình mẫu tiết chế. Như tôi đã chỉ ra trước đó, ông đã có những đóng góp vĩ đại vào lý thuyết kinh tế, làm nổi bật vai trò hành vi hợp lý của cá nhân – nhưng không giống như một vài đồng nghiệp của ông, ông biết đâu là điểm dừng. Tại sao ông không thể hiện sự tiết chế đó trong vai trò trí thức trước công luận của mình?

Câu trả lời, tôi ngờ rằng, là ông đã bị cuốn hút vào vai trò thật ra mang tính chính trị. Milton Friedman nhà kinh tế gia vĩ đại có thể và đã chấp nhận sự mơ hồ. Nhưng Milton Friedman nhà quán quân vĩ đại của thị trường tự do thực hiện sự mong chờ của người khác đã thuyết giáo về niềm tin chân lý, không một mảy may hoài nghi. Và cuối cùng ông đã đóng vai trò mà những môn đồ của ông mong đợi. Kết quả là, theo thời gian xu hướng đả phá thần tượng của ông trong thời kỳ đầu của sự nghiệp đã biến thành một thành trì cứng nhắc bảo vệ cho cái đã trở thành một chính thống mới.

Về lâu dài, những con người vĩ đại được nhớ đến với sức mạnh chứ không phải điểm yếu của họ, và Milton Friedman thực sự là một con người rất vĩ đại - một con người của sự can đảm trí thức, nhà tư tưởng kinh tế quan trọng nhất của mọi thời, và có thể là người truyền bá những tư tưởng kinh tế lỗi lạc nhất đến công chúng từ xưa đến nay. Nhưng cũng rất đúng khi lập luận rằng học thuyết Friedman, cuối cùng, đã đi quá xa, cả về mặt học thuyết và ứng dụng thực tế. Khi Friedman bắt đầu sự nghiệp của mình như một trí thức của công chúng, thời gian đã chín muồi cho một cuộc cải cách ngược chống lại chủ nghĩa Keynes và tất cả những gì đi với nó. Nhưng, tôi cho rằng điều thế giới đang cần là một cuộc cải cách chống lại cuộc cải cách ngược ấy.

Nguyên tác: Paul Krugman, “Who Was Milton Friedman?”, New York Review of Books, Bộ 54, Số 2, 15 tháng 2, 2007

Người dịch: Trương Trí Vĩnh và toà soạn Thời Đại Mới