Xin làm người, chưa mong làm rồng
Thông tấn xã Việt Nam đăng lại lời nhận xét của ông Chris Wolf, đồng quan chức phụ trách đầu tư của Công ty Quản lý Tài sản Cogo Wolf - từ Nhật báo Kinh doanh của Nhà đầu tư (Mỹ) số ra ngày 18/8: “Sau những bước chân của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, Việt Nam có thể sẽ là con hổ tiếp theo của châu Á”.
Nghe lời tiên đoán tương lai hưng thịnh, giàu mạnh của đất nước trong thời gian gần, quả là một điều vui lớn và khiến tất cả chúng ta có lý do chính đáng để lạc quan. Nhưng ngẫm kĩ hơn một chút, căn cứ nào để chúng ta tin vào điều đó: Sự đột phá trong kinh tế? Sự thăng hoa trong giáo dục? Hay những đường hướng chính sách hợp lý khiến văn hóa, xã hội đang thay da đổi thịt từng ngày?
Chính trong bài cũng trích lời của ông Mark Sidel, giáo sư ngành luật thuộc trường Đại học Iowa (Mỹ), người từng giúp Việt Nam trong các chương trình đổi mới pháp luật thông qua sự trợ giúp của Quỹ Ford, nói rằng các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi “lực lượng lao động được đào tạo cao, dân số trẻ, chi phí lao động tương đối thấp và lòng nhiệt tình” của Việt Nam.
Thiết nghĩ, một người có tự trọng khó lòng có thể hân hoan về lời khen ấy. Trong bất cứ thành tích nào, điều cần thiết là không sa đà vào con số, gạt bỏ được những ảo tưởng, hình thức, để đánh giá đúng mức. Nhược bằng, nếu bằng chứng đã không có, mà mải mê theo một vài lời tuyên dương xã giao, làm đẹp lòng nhau - thì chỉ có thể gọi là người lạc quan tếu, "truyền nhân" của AQ.
Nhiều năm trước một chuyên gia kinh tế trong nước từng nói: Với hơn 80 triệu dân Viêt Nam, Việt Nam hoàn toàn đủ sức mạnh và trí tuệ để tăng tốc, sớm rời đường băng cất cánh để hoá rồng trong một tương lai không xa. Nhưng gần đây, phát ngôn này không thuyết phục bằng mong ước chừng mực của một vị tiến sĩ khác: "Một thời háo hức, những mong hóa rồng hóa hổ, sao chúng ta chẳng mong bình dị làm người....".
Bộ Tư pháp không đồng ý với đề xuất của
Bộ Tư pháp không xuất hiện ở "Gặp nhau cuối năm" 2009
Bộ GTVT về việc tăng gấp đôi mức xử phạtvi phạm giao thông tại Hà Nội và TP HCM. Ảnh: Hoàng Hà.
Tuần qua, Bộ Tư pháp có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ phản đối đề xuất của Bộ Giao thông vận tải về việc cho phép Hà Nội và TPHCM được tăng mức xử phạt vi phạm giao thông gấp đôi so với các địa phương khác.
Lý lẽ mà Bộ GTVT đưa ra khi đề xuất việc này là vì tại hai thành phố này, do có mật độ dân cư lớn, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ cao, trong khi kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến tình trạng gia tăng tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Vì vậy ở hai thành phố này, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cần phải có chế tài xử phạt cao hơn so với mức quy định chung để bảo đảm tính răn đe.
Thẩm định điều này, Bộ Tư pháp nêu rõ: “Điều 52, Hiến pháp quy định, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nguyên tắc bình đẳng này đòi hỏi cơ chế áp dụng luật thống nhất trên toàn quốc, tránh việc cùng một hành vi vi phạm nhưng mỗi nơi lại bị áp dụng quy định xử phạt khác nhau”.
Phản bác này đã khiến Bộ GTVT rút đề xuất này khỏi dự thảo nghị định nhưng vẫn đề nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH) xem xét khi đưa vào mục “vấn đề còn có ý kiến khác nhau”.
Hành động ấn tượng ở đây không còn nằm ở Bộ GTVT mà nằm ở Bộ Tư pháp, khi Bộ này đã phản bác rất đúng chức năng và với lý lẽ hợp lý. Giống như chuyện ở cùng một nơi thì cắt tóc cho Tây hay cắt tóc cho "ta" cũng chỉ nên theo một giá giống nhau, thật thiếu công bằng nếu người sử dụng phương tiện giao thông ở các địa phương khác lại "nhởn nhơ" hơn những người đi lại ở hai thành phố lớn kể trên.
Hành động tích cực của Bộ Tư pháp, khiến Gặp nhau cuối năm 2009 bớt đi một chi tiết hài bi.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội: "Nếu khâu kiểm tra tốt hết thì nó lại là một nhẽ" (Ảnh: CQ)
Kiểm tra chất lượng thực phẩm bằng cách... hỏi!
Trước việc phát hiện hơn 2,5 tạ sữa trân châu đã “hết đát” nhưng vẫn được sử dụng tại các cửa hàng trà sữa, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: “Người tiêu dùng có thể kiểm tra chất lượng trà sữa bằng cách hỏi … chủ cửa hàng xem nguyên liệu trà sữa nhập từ đâu, xuất xứ thế nào”.
Lâu nay mỗi khi rộ lên vụ việc nào liên quan đến chất lượng thực phẩm, cơ quan quản lý nhà nước lại "giục" người tiêu thụ hãy biến thành người tiêu dùng thông minh.
Sau đợt truy quét sữa không nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, không rõ thành phẩm, mới đây loại sữa này lại xuất hiện ồ ạt tại các cửa hiệu của TPHCM. Dư luận không khỏi bàng hoàng và tự hỏi, tại sao sau mỗi lần truy quét, lượng sữa này vẫn tồn tại và có phần “phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã” hơn trước?
Một số DN nhỏ của Việt Nam đi thu mua cá tra, ba sa thải loại từ các NM chế biến, đem về chế biến lại và XK đường hoàng bên cạnh các thương hiệu tên tuổi, ảnh hưởng lớn đến uy tín ngành thủy sản Việt Nam, mà hậu quả đã thấy là Ai Cập từng tẩy chay hàng thủy sản của ta.
Hậu quả của kiểu làm ăn chộp giật đó là, người tiêu dùng hoảng loạn, cơ quan chức năng khuyến cáo, và kẻ “làm ăn bẩn” vô sự! Cái vòng luẩn quẩn đó được người ta giải quyết bằng cách thật là đơn giản: Kêu gọi người tiêu dùng hãy tỏ ra thông thái. Điều này có thể được nghe lại trên diễn đàn Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã khuyến cáo: "Mỗi chúng ta phải trở thành người tiêu dùng thông thái".
Một trong những lý do khiến tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra ở nước ta là do đa phần hàng hoá do các doanh nghiệp tự công bố chất lượng, cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện chức năng hậu kiểm. Giữa rừng hàng hoá, người tiêu dùng phải chấp nhận mua hàng bằng… kinh nghiệm truyền miệng và “niềm tin nội tâm”. Bây giờ, sự thông thái ấy càng được củng cố "nhờ" lời khuyên ngây thơ của vị lãnh đạo Sở Y tế của thủ đô.
Ông Bùi Quang Mai - Phó Chủ tịch
Đốt 11 triệu/ ngày là bình thường thôi!
UBND huyện Cẩm Xuyên:
"Công trình không phải
bị xuống cấp mà chỉ hỏng theo
đúng quy luật" Ảnh: Tri Thức.
Sau hai năm đưa vào sử dụng khu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập ở xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã xuống cấp nghiêm trọng. Toàn bộ hệ thống đèn điện, thậm chí cả hệ thống cấp thoát nước chưa sử dụng lần nào đã hư hại.
Ông Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Bùi Quang Mai giải thích: “Công trình này được đưa vào sử dụng từ năm 2006 đến nay đã hơn 3 năm cho nên không thể nói là nó bị xuống cấp mà nó hỏng theo quy luật bình thường thôi”.
Ông Mai còn giải thích: “Hệ thống điện ngầm bị hỏng, bóng đèn bị vỡ là do các múi nối bị ô xy hóa và thời tiết vùng này quá khắc nghiệt. Còn nhà trưng bày bị thấm nước là do khu nhà này không phải được xây dựng mới mà chỉ cải tạo lại nên nước thấm cũng là điều hết sức bình thường. Hơn nữa, khi các hạng mục bị hư hỏng nhưng cấp dưới không kịp thời báo cáo nên UBND huyện không biết để khắc phục”.
Nói theo lý lẽ của ông Phó chủ tịch huyện này, người ta nên hài lòng với việc bỏ 11 tỷ đồng ra tu bổ một công trình để 3 năm sau "khấu hao" là vừa. Có lẽ, hoạt động mừng sinh nhật một người (Dự án nâng cấp, tu bổ khu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập được khởi công xây dựng từ tháng 11/2005 để chào đón kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông) kéo dài vượt sinh nhật thêm 2 năm là đã quá hoành tráng!
Có người lấy con số chi phí này, chia cho 1000 ngày của 3 năm, đưa ra một ví dụ sửng sốt: Trước kia, người ta mới biết đến chuyện dân chơi thượng thặng đất Hà Thành nhoắng một cái đốt tờ 500 nghìn (giỏi chắc mỗi đêm đốt được 1 tờ), thì ở câu chuyện này, loại ấy không nên nhận mình là dân chơi. Chưa tính thời gian, công sức sắp đặt "tiền" để đốt bằng cách tu bổ, xây dựng khu tưởng niệm, tuyên ngôn của dân chơi bây giờ phải là: "Đốt 11 triệu/ ngày là bình thường!".
Nữ nhà báo viết tiêu cực bị hành hung: "Tôi thấy mình đơn độc"
Một nữ nhà báo nhiều kinh nghiệm của Báo Giao thông Vận tải bị côn đồ hành hung nhiều khả năng là do chị tích cực viết bài tiêu cực. Trả lời phỏng vấn Khoa học đời sống online, chị này nói: "Tôi cảm thấy mình quá đơn độc. Tôi thấy mình là người rất yêu nghề, sống hết lòng vì nghề, nhưng đây là lần đầu tiên trong đời cảm thấy hoảng sợ. Nếu lúc đó, mấy người lạ đó "cho một ca axit" thì bây giờ anh muốn chia sẻ với tôi cũng không còn cơ hội nữa. Trước đây tôi cũng hăng lắm, nhưng có thể mình phải cân nhắc hơn. Biết đâu...".
Nỗi buồn của một người thấy mình đơn độc, bơ vơ khi tác nghiệp báo chí chân chính, đấu tranh chống lại cái xấu, cái sai của xã hội khiến không chỉ đồng nghiệp của chị mà tất cả bạn đọc đều cảm thấy chua xót.
Không biết khi nào ý kiến đề nghị phải làm rõ vụ này của Bộ Thương binh&Xã hội và Hội Nhà báo Việt Nam mới có kết quả, và kết quả rành rọt thế nào, nhưng sự lo lắng cho an nguy của gia đình và bản thân của nạn nhân trên quả thực khó lòng ép chị dám cầm bút tiếp.
Liệu kẻ côn đồ có đang ngồi đâu đó đắc thắng, khi dễ dàng nắm thóp được điểm yếu của những người "nhúng mũi" vào công việc bất chính của họ? Từ vụ việc của chị, những nhà báo khác biết giữ lửa bằng cách nào, trong lúc những kẻ động tới sự an nguy của họ không bị xử lý rốt ráo?
8 tháng nay, 56 hộ dân sống trong
Chống thất thoát nước bằng cách cắt... nước!
ĐN3-CT1A Định Công phải chịu cảnh
khát cháy họng vì đơn vị cung cấp nước
muốn ... chống thất thoát (Ảnh C.Thanh)
Ròng rã 8 tháng, gần 56 hộ dân ở toà nhà CT1A-ĐN3 khu đô thị mới Định Công phải đơn thư khắp nơi để xin được cấp đủ nước sinh hoạt nhưng đến nay lượng nước sạch được cung cấp mỗi ngày cho mỗi hộ dân vẫn chỉ được khoảng 3 - 4 xô nhỏ. Người dân nơi này bức xúc cho biết lượng nước sạch được cung cấp còn không đủ để nấu ăn chứ chẳng nói gì đến giặt giũ và vệ sinh.
Một căn cứ người dân này viện vào là Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Khai thác khu đô thị - Đơn vị được giao trách nhiệm quản lý, vận hành hoạt động của toà nhà CT1A đã thiếu nợ hơn 100 triệu đồng tiền nước của phía Xí nghiệp 3 - đơn vị hiện đang cung cấp nước sạch cho cả khu đô thị mới Định Công.
Lãnh đạo đơn vị cung cấp nước khẳng định: "Nguyên nhân là do hệ thống cấp nước vào toà nhà CT1A-ĐN3 đã xuống cấp gây thất thoát tới gần 50% lượng nước mà xí nghiệp chúng tôi cung cấp cho toà nhà. Chính vì vậy nên chúng tôi buộc phải hạn chế lượng nước cung cấp để tránh lãng phí, thất thoát".
Chưa ai làm rõ trách nhiệm sẽ thuộc về các bên như thế nào, nhưng giải quyết đến 8 tháng bằng cách "cấp ít nước cho đỡ lãng phí" quả thực là một câu chuyện lạ lùng. Có thể hình dung chuyện này tương tự như: Ăn cơm bị rơi vãi nhiều vì bát dùng để ăn bị sứt mẻ, để tiết kiệm, họ lựa chọn cách ăn ít (suy ra rơi vãi ít).
Ngay lập tức thì không nói làm gì, nhưng 8 tháng để thay bát mà không đủ, thì có ông cung cấp hay quản lý nước nào chịu được, mà bắt người dân chịu được đói khát như thế?
Đòi tăng giá, thường xuyên thiếu điện,
EVN xin “tăng” mục tiêu tổn thất điện năng
lại tăng mức tổn thất điện nặng,
EVN khiến người tiêu dùng ngao ngán
(Nguồn: lenduong.vn)
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, do thiếu vốn nên không thể thực hiện được mục tiêu giảm tổn thất điện năng đặt ra cuối 2006 xuống 8% vào năm 2010. Tức là: xin tăng lượng điện bị “hao” trong quá trình truyền tải phân phối.
Đề án của EVN đề xuất một lộ trình “dễ thở” hơn là năm 2010 đạt tỷ lệ tổn thất điện năng 9%, năm 2011 là 8,9% và năm 2012 là 8,8%. Năm nay, tỷ lệ này sẽ là 9,21%.
Đặc biệt, nếu tính cả ảnh hưởng của việc tiếp nhận lưới điện nông thôn thì đến năm 2010, tỷ lệ này tăng lên 10,9%, đến 2011 giảm xuống 10,1% và đến 2012 là 9,67%. Trong vòng 3 năm tới, các tỷ lệ tổn thất điện năng mà EVN dự kiến đều cách xa so với yêu cầu của Chính phủ.
EVN e ngại không thể hoàn thành chỉ tiêu giảm tổn thất điện năng của Chính phủ còn bởi, hiện trạng của hạ tầng hệ thống điện còn đang quá kém, tổn thất của thiết bị cũ lớn, trong khi hàng năm, các công ty điện lực chỉ cải tạo chống quá tải hoặc sửa chữa củng cố hư hỏng nhỏ..
Ai cũng biết, giảm được tỷ lệ tổn thất điện năng có ý nghĩa rất quan trọng cả về lợi ích kinh tế và chất lượng cung cấp điện. Song điều kỳ lạ là tỷ lệ tổn thất điện năng gần đây lại không giảm mà đang có xu hướng tăng lên.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, khi đứng trước nguy cơ không thể hoàn thành nhiệm vụ thì việc doanh nghiệp phải “lobby chính sách” như vậy là cách làm thường thấy ở nhiều tập đoàn còn đang độc quyền.
Lẽ dĩ nhiên các cơ quan có thẩm quyền sẽ làm rõ các tính toán trên của EVN liệu có chính xác và phù hợp cũng như đánh giá lại việc EVN đã thực sự nỗ lực đầu tư cải tạo lưới điện trong 3 năm qua hay chưa.
Nhưng dù gì, sau hàng loạt các đề xuất tăng giá, rồi thiếu điện năm qua của EVN, động thái này, thêm 1 lần nữa, gây thất vọng cho những người trực tiếp trả tiền và đóng thuế để Chính phủ nuôi bộ máy làm ăn kém hiệu quả này.
Nguyên Nhung
No comments:
Post a Comment