Sunday, December 28, 2008

Tuyết - Maxence Fermine


Tên truyện: TUYẾT
Nguyên tác: Neige
Tác giả: Maxence Fermine
Dịch giả: Minh Phương
Số trang: 124

- Màu sắc không ở bên ngoài. Màu sắc ở bên trong chúng ta. Chỉ có ánh sáng mới ở ngoài mà thôi, ông nói. Con thấy gì?
- Không gì cả. Nhắm mắt thế này, con chỉ thấy một màu đen. Thầy không vậy sao?
- Không. Soseki trả lời. Ta vẫn thấy màu xanh lam của những con ếch và màu vàng của bầu trời. Nói xem, ai trong hai chúng ta mù hơn đây?

Đôi khi con người loay hoay kiếm tìm màu sắc cho cuộc sống của mình mà vô tình không nhận ra màu sắc ấy luôn ở trong tâm, tựa như hạnh phúc khi chúng ta đeo đuổi và rồi không ngờ rằng nó đang ở xung quanh, ở ngay cả trong tâm thức của mỗi người. Như với ông lão Soseki, hạnh phúc chỉ là những gì còn lại thuộc về ký ức mênh mông tựa tuyết trắng về người vợ quá cố, tưởng nhớ và rồi sau cùng ông cũng tìm được hạnh phúc vĩnh cữu

Soseki không trở xuống núi nữa. Ông nằm lại trên băng, cùng tình yêu của mình và nhắm mắt.
Yuko định ngăn cản hành động điên rồ đó nhưng thầy thanh thản đáp:
- Hãy để ta yên nghỉ. Ta đã tìm thấy chỗ cho mình. Mãi mãi.
Rồi ông thiếp đi, bên cạnh cơ thể nguyên vẹn của người con gái.
Khi ông qua đời, ông đã để cho màu trắng bao la bao phủ.
Ông hạnh phúc. Bằng cả trái tim

Thật bất ngờ khi một nhà văn Pháp lại chuyển tải bằng một giọng văn rất Nhật giúp cho không gian rộng mở, thanh thoát và tinh khiết như màu trắng của tuyết kết hợp với nhịp văn lắng động, trôi qua nhẹ nhàng và thanh thản.

Hai ước vọng khác nhau của người thầy và chàng trai trẻ trong quá trình đi tìm màu sắc cho thơ là mạch chính của Tuyết và thỉnh thoảng sự tinh tế được đưa vào dòng suy nghĩ để người đọc phải dừng chân suy ngẫm

Trên đời có hai loại người.
Những người sống, chơi đùa rồi chết
Và những người không bao giờ làm gì khác ngoài việc giữ mình thăng bằng trên sợi dây cuộc đời.

Không quá đỗi triết lý và ẩn bên trong điều gì to tát, đó là ưu điểm của Tuyết nhưng đó cũng chính là khuyết điểm, khi tính cách nhân vật nhiều đoạn hời hợt, dòng thơ haiku* càng nhạt về sau cũng như tình tiết dễ làm cho người đọc “vội vã” mất đi nhịp điệu cảm xúc.

Tuy nhiên, dịch giả Minh Phương đã thật sự lột tả được vẻ thanh tao khi chuyển sang Việt ngữ và Tuyết đáng cho một cuộc du ngoạn vào thế giới ngôn ngữ mềm mại và huyền ảo.

(*) Haiku: một thể loại văn học Nhật Bản. Đó là một thể thơ ngắn gồm ba câu với mười bảy âm tiết. Không hơn.

Related Articles

No comments:

Post a Comment