Wednesday, September 24, 2008

Hai Á hậu không được dự thi Miss World 2008

Á hậu Thuỵ Vân mất cơ hội tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2008 (Ảnh Nguyễn Vũ)

Sáng 23/9, Cục Nghệ thuật Biểu diễn chính thức gửi công văn tới công ty Elite Việt Nam yêu cầu không xem xét cử Tân Hoa hậu Việt Nam Trần Thị Thuỳ Dung, Á hậu 1 Phan Hoàng Minh Thư và Á hậu 2 Nguyễn Thuỵ Vân đi tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2008.

Trao đổi với Dân trí, ông Lê Ngọc Cường, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho biết: “Ở đây không xem xét việc Thuỳ Dung đúng hay sai. BTC công bố thể lệ như thế và cô ấy có quyền đăng ký như thế. Tuy nhiên, về lý BTC sai phạm vì thế phía cơ quan quản lý không thể tiếp tục cái sai của BTC và để Thuỳ Dung dự thi Hoa hậu Thế giới được.

Tại cuộc thi, hai Á hậu đã không thể vượt lên Thuỳ Dung để giành danh hiệu cao nhất. Khi Thuỳ Dung đã không đủ tiêu chuẩn để đi thi Hoa hậu Thế giới thì hai Á hậu càng không đủ có tiêu chuẩn. Chính vì thế, Cục không thể cử tiếp hai Á hậu đi thi Hoa hậu Thế giới thay được”.


Ông Lê Ngọc Cường, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Ảnh N.H)


Hai Á hậu Việt Nam 2008 mất cơ hội dự thi Hoa hậu Thế giới thì phạm vi lựa chọn người đẹp đại diện cho nhan sắc Việt Nam được mở rộng ra các cuộc thi khác như: Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, Hoa hậu Thể thao, Hoa hậu Du lịch, Hoa hậu Trang sức… Tuy nhiên, tiêu chí của người đẹp được chọn phải là người đoạt danh hiệu tại cuộc thi sắc đẹp mang tầm cỡ quốc gia. Vậy, cuộc thi sắc đẹp nào “lọt” được tiêu chí trên?

Ông Cường cho hay: “Hoa hậu Thể thao, Hoa hậu Du lịch, Hoa hậu Trang sức…, ngay cái tên cuộc thi đã phản ánh phạm vi và tầm cỡ của nó rồi, cần gì phải hỏi nữa. Phần lớn các cuộc thi đó mang tính “chuyên ngành”. Tuy nhiên, đề cử ai phải đợi công ty Elite đề xuất rồi Cục mới xem xét và quyết định cụ thể. Hiện tại, Cục vẫn chưa nhận được “tín hiệu” gì từ phía Elite”.

Như vậy, với tình hình lựa chọn người đẹp “căng” như thế này, khả năng Việt Nam lỗi hẹn với cuộc thi Hoa hậu Thế giới là điều dễ xảy ra. Bản thân, ông Cường cũng bộc bạch: “ Không loại trừ khả năng Việt Nam không có ai tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2008”.

Nguyễn Hằng

Saturday, September 20, 2008

19/09/08

Rất nhiều sự kiện nóng bỏng trong và ngoài nước lần này được "Phát ngôn & Hành động ấn tượng" lựa chọn đều có gắn với những nhân vật cụ thể. Họ đã nói và làm gì?



“Còn có thêm những tập đoàn tài chính lớn khác sụp đổ”


Cựu chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Alan Greenspan đã có nhận định như vậy sau tuyên bố phá sản hôm 15/9 của Lehman Brothers - tập đoàn tài chính lớn thứ tư của Mỹ - khiến phố Wall chao đảo, thị trường thế giới chấn động.

Ông Alan Greenspan

Ông cho rằng “không nên bảo vệ mọi thể chế tài chính” “quá trình thông thường của thị trường tài chính là có kẻ thắng và người thua”.

Peter Kenny, giám đốc điều hành tại Knight Equity Markets ở New Jersey, đánh giá: “Thế giới tài chính đang trên ngưỡng của một cuộc sắp xếp lại toàn bộ”.

Còn Bill Gross, người phụ trách về đầu tư tại Tập đoàn đầu tư PIMCO, thậm chí dự báo “nếu Lehman phá sản thì sẽ có một làn sóng những vụ bán tháo cùng những hoán đổi” trong thị trường tài chính. (Tuổi Trẻ, 16/9)

Và những ngày này, mỗi giờ trôi qua, những biến động thực tế trên thị trường toàn cầu đã diễn ra không nằm ngoài những dự báo kể trên...

"Chúng ta sẽ hành động thận trọng và sáng suốt"

Thủ tướng Vladimir Putin (Jamestown.org)

Thủ tướng Nga Putin lên tiếng trấn an thị trường nước mình như vậy và tuyên bố Nga đủ mạnh để vượt trên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ngày 17/9, Bộ Tài chính Nga thông báo đang phải bơm 45 tỷ USD để cứu hệ thống ngân hàng. Chính phủ cũng buộc thị trường chứng khoán phải ngừng giao dịch do giá sụt quá mạnh.

Trước đó, sau “trận động đất” của Lehman Brothers, ngân hàng Merrill Lynch bị mua lại, đến lượt tập đoàn bảo hiểm khổng lồ AIG rơi vào khủng hoảng và Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định bơm 85 tỉ USD để cứu tập đoàn này.

Còn tại VN, tác động của cơn địa chấn phố Wall đã khiến gần như toàn bộ các mã cổ phiếu trên cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội tiếp tục bị bán đổ, bán tháo. Chỉ số VN-Index mất thêm 4,1% xuống dưới 420 điểm. Khối lượng giao dịch giảm mạnh. (Tuổi Trẻ, VietNamNet – 17-18/9)

“Hành vi của Vedan là xảo trá...”

BT Phạm Khôi Nguyên (Ảnh: Lao Động)

Ông Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường đã chỉ thẳng mặt hành vi “vi phạm nghiêm trọng pháp luật VN” khi công ty này “vô tư” “bức tử” sông Thị Vải trong nhiều năm qua.

“Công ty Vedan sẽ phải đình chỉ hoạt động để kiểm tra toàn bộ hệ thống của nhà máy này tới khi tìm ra những biện pháp khắc phục ô nhiễm” - ông Phạm Khôi Nguyên khẳng định trong cuộc họp báo sáng 17/9.

“Cứ 1% tăng trưởng của Vedan thì chất lượng môi trường mất đi 3. Năm 2005 Vedan đã sẵn sàng bồi thường 15 tỉ đồng để hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản chứng tỏ công ty đã có siêu lợi nhuận. Họ đã ăn không chi phí dành cho môi trường của chúng ta”. (Lao Động, 17/9).

Bộ trưởng Bộ TN & MT đã đưa ra lời kết tội đanh thép đó. Nhưng giá mà những hành vi đó của Vedan được “vạch mặt” sớm hơn thì sẽ kịp thời bớt đi những hậu quả mà người dân chung quanh suốt bao năm phải gánh chịu.

Và tất nhiên bây giờ, những người dân sống xung quanh khu vực dòng sông Thị Vải hoàn toàn có thể khởi kiện công ty Vedan trên cơ sở có đầy đủ chứng cứ pháp lý.

Sữa nhiễm hoá chất ở Trung Quốc – không có trách nhiệm chung chung!

TT Ôn Gia Bảo

Hôm 17/9, tức là hai ngày sau vụ Tập đoàn Tam Lộc - hãng sữa lớn hàng đầu Trung Quốc – phải lên tiếng xin lỗi công chúng về sản phẩm sữa bột nhiễm độc vốn đã cướp đi sinh mạng của 4 trẻ và khiến hàng nghìn bé nhập viện vì sỏi thận, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã tổ chức cuộc họp Nội các đặc biệt bàn về cuộc khủng hoảng sữa bột trẻ em.

Nội các Trung Quốc đã thừa nhận, thiếu các quy định trong việc nâng cao các chuẩn lương thực thực phẩm.

"Vụ sữa bột trẻ em Tam Lộc phản ánh sự hỗn loạn trên thị trường sản phẩm sữa và kẽ hở trong việc giám sát, quản lý", Nội các Trung Quốc nhấn mạnh.

Nhiều hãng sữa đã bị đóng cửa. Cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ thêm 12 người trong vụ bê bối sữa nhiễm hóa chất.

Như vậy, Trung Quốc đã phản ứng rất nhanh mà còn khó trở tay trước những hậu quả diễn ra; thử hỏi nếu còn loay hoay, ậm ờ thì tình hình còn diễn biến thế nào... Đó âu cũng là điều đáng suy ngẫm về trách nhiệm quản lý và cách phản ứng với tính hình của người lãnh đạo khi đất nước có “sự cố” liên quan đến tính mạng người dân.

“Có những cái có thể tính bằng tiền, có những cái không thể”

Đại sứ Mỹ và TS. Lê Kế Sơn (Ảnh: Xuân Linh)

TS Lê Kế Sơn, chánh văn phòng Ban chỉ đạo 33 phát biểu như vậy với BBC (17/9) cuộc họp thường niên lần ba của Hội đồng tư vấn Việt - Mỹ về chất độc da cam từ 8 - 11/9.

Ông Sơn hoàn nghênh Hoa Kỳ bắt đầu có những hành động cụ thể để hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam VN, tuy nhiên, ông cũng cho rằng việc hỗ trợ tâm lý các nạn nhân nhiễm chất da cam và gia đình của họ rất khó.

Liên quan đến việc giải ngân 3 triệu USD mà Quốc hội Mỹ thông qua, Tiến sĩ Lê Kế Sơn, cho biết trong cuộc họp báo chung vào chiều 16/9 tại Hà Nội: "Sẽ dành một phần số tiền cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân gần vùng ô nhiễm dioxin ở Đà Nẵng và một phần dành cho xử lý ô nhiễm dioxin trong sân bay Đà Nẵng".

Đại sứ Mỹ Michael Michalak nói: "Quan hệ Mỹ và Việt Nam đang ở giai đoạn tốt nhất từ trước đến nay và chúng tôi muốn xây dựng quan hệ này tốt hơn nữa". (VietNamNet, 16/9)

“Đại sứ Mỹ tại Caracass có 72 giờ để về rời Venezuela”

Hugo Chavez

Ông Hugo Chavez, Tổng thống Venezuela đã tuyên bố như vậy vào hôm 11/9.

Lý do mà ông Chavez đưa ra: Venezuela muốn “bày tỏ tình đoàn kết với đất nước, nhân dân Bolivia”. Ông cho rằng Mỹ đang tìm cách phá hoại chính phủ của ông “tương tự như những gì họ đã làm ở Bolivia”.

Vị tổng thống cánh tả này cũng cho rằng nhóm cựu quân nhân và quân nhân âm mưu đảo chính vừa bị bắt đã lên kế hoạch ám sát ông có sự hậu thuẫn của Washington.

Trước đó, Tổng thống Venezuela đã yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này triệu hồi Đại sứ của mình từ Mỹ trở về.

Cá nhân ông Chavez cũng vừa có bức tranh do chính ông vẽ trong thời gian 2 năm ngồi tù vì nỗ lực bất thành nhằm lật đổ Chính phủ hồi năm 1992, được 3 doanh nhân mua Venezuela với giá 255.000 USD trong một cuộc đấu giá. (Thanh niên - 13/9, Thể Thao & Văn hoá, 18/9)

“Nền “giáo dục chất lượng cao” là đáp ứng được lý tưởng của dân tộc mình”

TS Ngô Tự Lập

Theo TS. Ngô Tự Lập, giảng viên Khoa Quốc tế (ĐH QG HN): “Một nền giáo dục “chất lượng cao” không phải nền giáo dục của Mỹ, của Pháp hay của Nhật mà phải là nền giáo dục đáp ứng được lý tưởng của dân tộc mình. Đừng chạy theo cái gọi là “đẳng cấp quốc tế” chung chung”.

Là người từng học và dạy ở Mỹ nhiều năm trước khi về VN, TS nói: “Học tập theo kiểu “nhắm mắt” tiếp nhận các gói kiến thức mà người ta đã “đóng đai đóng kiện” và bàn giao cho như thế, tôi gọi là bị “nhân bản vô tính” về mặt tư duy và điều này rất nguy hiểm.

Xã hội chỉ có thể phát triển được nếu mọi người cùng sáng tạo. Nếu cứ tiếp tục giáo dục như thế này là chúng ta tự hạn chế sức mạnh của dân tộc mình”.
(Sinh viên VN, 17/9).

“Thống kê thấy nghi ngờ, sẽ chấm thẩm định lần 2”

Ông Trần Văn Kiên

Đó là chuyện “lạ mà không lạ” lại diễn ra trong ngành giáo dục khi kết quả thi tốt nghiệp THPT lần 2 vừa qua cho ra tỷ lệ đỗ xấp xỉ 50%, tính chung cả hai lần là 86,57%.

Mức đỗ cao như thế, nếu nhìn vào thực tế và đánh giá thực chất sẽ là... không tưởng. Các tỉnh như Đắc Lắc, Gia Lai có số học sinh đỗ tốt nghiệp cao hơn hoặc bằng Nghệ An, Hà Tĩnh... Có thể nghi ngờ: cứ địa phương nào tổ chức thi ngiêm túc, chấm đúng thì kết quả thấp và ngược lại!

Thế nên, ông Trần Văn Kiên, Phó Cục trưởng Cục Khảo khí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), không khỏi giật mình mà phát biểu: “Nếu tỷ lệ tăng đột biến tại nhiều địa phương, qua thống kê thấy có nghi ngờ, chúng tôi sẽ tổ chức chấm thẩm định lại lần 2 nếu thấy cần thiết”. (Hà Nội Mới, 12/9)

Trước căn bệnh thành tích thấy rõ này, báo Lao Động (15/9) bình luận: “Cách nói trên đã trở nên bình thường từ rất lâu rồi, bởi lẽ, kết quả đã công bố, ai có quyền hạ thấp hay – dùng từ một cách “khoa học” là thẩm định?

Với một nền giáo dục còn nhiều bất cập, chương trình đào tạo còn ít thay đổi, làm sao tạo nên sự chuyển biến nhanh về thành tích thi cử?”.


Hai sinh viên SV phát hiện “lỗ hổng” Google

Hàng ngồi: Mạnh Tùng và Đức Anh

Đầu tháng 9 vừa qua, VN lần đầu tiên ghi dấu ấn quốc tế trong lĩnh vực an ninh mạng với việc Trung tâm An ninh mạng BKIS (ĐH Bách Khoa Hà Nội) phát hiện các lỗ hổng bảo mật trong sản phẩm của các “đại gia” Microsoft và Google. Những người tìm ra các lỗ hổng này là SV Bách Khoa, đang làm viêc tại BKIS, đó là Lê Đức Anh (21 tuổi) và Lê Mạnh Tùng (22 tuổi).

BKIS đang muốn vươn ra thị trường toàn cầu nên thời gian qua rất tích cực quảng bá hình ảnh của mình. Trung tâm này cũng tự hào rằng: 100% các chuyên gia BKIS đều là những người được đào tạo trong nước. (Thanh Niên, 13/9)

“Nghệ thuật không phải bằng cấp, nghệ thuật là từ con tim”

Nhạc trưởng Đỗ Kiên Cường

“Điều quan trọng nhất đối với tôi sau thời gian du học này là bọn Tây học ở Mỹ cũng không giỏi như mình nghĩ, thấy trong nước mình dạy cũng không thua kém, nhưng mình bị cái thiếu tự tin, không dám tranh luận, những người học ở nước ngoài về luôn áp đặt những người chưa đi học nước ngoài.

Cái học được lớn nhất của tôi là sự tự tin, là cảm nhận được con người và sự việc một cách rõ ràng hơn. Và nghệ thuật không phải là bằng cấp, nghệ thuật là từ con tim”
, một trong những nhạc trưởng trẻ nhất VN Đỗ Kiên Cường, từng tốt nghiệp thạc sĩ Nhạc viện Brooklyn (Mỹ), nói.

Anh cũng là người khởi xướng và tổ chức chương trình Âm nhạc đương đại VN và quốc tế thường niên tại TPHCM và vừa qua là sự ra mắt của đêm rock & opera Unlimited Symphony được khán giả trẻ hoan nghênh nhiệt liệt. (Thể thao & Văn hoá Cuối tuần, 12/9)

Tuesday, September 16, 2008

Sân khấu

Có bao giờ bạn nghĩ cuộc đời như một sân khấu hay không? Và ở nơi ấy, mỗi người trong chúng ta sẽ có những vai diễn khác nhau. Có bao giờ bạn là một vai chính và được mọi người chú ý đến? Có bao giờ bạn là một vai phụ hay thậm chí chỉ đứng đằng sau sân khấu với vai trò phụ trợ nào đó? Chính hay phụ? Nổi bật hay mờ nhạt? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng thật sự đã làm nhiều người phải suy nghĩ và mải mê đeo đuổi.

Và rồi lý do để đôi khi chúng ta mệt nhoài theo đuổi một vai diễn chính cũng thật đơn giản, đơn giản vì đã là con người, đã sống thì ai lại không muốn mình sẽ nổi bật và nhiều người sẽ phải nhớ đến mình. Nhưng…có bao giờ bạn từng nghĩ nếu ai cũng như thế thì mỗi vở diễn sẽ ra sao? Liệu bạn có nghĩ rằng mỗi kịch bản đều khác nhau và có những vai diễn phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với người khác không? Ai cũng biết nhưng rồi ai cũng muốn mình như vậy để rồi khi vai diễn đó thất bại và chết đi, nó sẽ để lại trong lòng người khác những tì vết không bao giờ phai.

Bản thân mình cũng có rất nhiều lúc như thế, loay hoay để được tỏa sáng trước mọi người nhưng rồi khi dừng chân mỏi mệt, mình tìm thấy mình và chợt nhận ra rằng điều quan trọng hơn hết là bản thân mình hiểu được vai trò của mình như thế nào trong mỗi vở diễn và làm thật tốt vai trò đó dù cho công sức của mình chẳng ai nghĩ đến đi nữa. Cuộc sống là như thế và mình đã bằng lòng với nó.

Và cũng có những lúc mình đố kị với suy nghĩ là mình sẽ thích hợp với vai diễn đó hơn người khác. Bản thân mình may mắn khi có quyền lựa chọn người vào từng vai diễn khác nhau trong công việc, điều này cũng là nỗi trăn trở và đôi khi thật sự khó khăn vì nếu lựa chọn của mình sai lầm thì sẽ làm cho vở diễn thất bại.

Và cũng có những lúc mình vào một vai giả tạo, không còn là bản thân để vì một điều gì đó…Tại sao cuộc sống lại cho mình những khoảnh khắc như thế? Những khoảnh khắc chông chênh và mình chỉ muốn chôn vùi nó thật sâu.

Và cũng có những lúc mình chìm trong si mê hão huyền để rồi lấn san vai trò của người khác và mọi thứ trở nên phức tạp sau đó. Mình cần phải biết dừng và rút lui đúng lúc khi vai trò của mình đã hết, đã chấm dứt.

Và cũng có những lúc mình miên man trong vai diễn này nhưng lại ở một vai trò khác trong một vở kịch khác để rồi mọi thứ đan xen lẫn nhau. Mình đang diễn vai trò là người con, vai trò là người yêu, vai trò là người anh, vai trò là người bạn, vai trò là người lãnh đạo ở các vở kịch khác nhau và vì thế mình cần phải hiểu rõ mình là ai, mình đang ở đâu.

Tương lai. Vai diễn kết thúc. Vở kịch đóng lại. Thời gian xóa nhòa. Kỉ niệm chỉ còn là những tàn phai. Chấm hết cho cuộc đời của một diễn viên.

Sự lựa chọn cuối cùng - Cấn Vân Khánh


Hành lang không rộng lắm, chỉ đủ để người ta kê trước phòng tư vấn một cái bàn. Chỗ này sẽ là nơi mà các bác sĩ hoặc các nhân viên y tế ngồi tiếp nhận hồ sơ. Dọc hành lang, những băng ghế dài được sắp xếp hơi lộn xộn và không theo một kiểu cách nào, có lẽ, nó không mang tầm quan trọng mấy.

Vì chúng để dành cho người nhà của bệnh nhân trong thời gian chờ đợi. Mà thực ra, nói là bệnh nhân cũng không chính xác. Phải gọi là những con người hoàn toàn bình thường về sức khỏe. Nhưng họ đến đây với mong muốn được bác sĩ can thiệp, để trút đi một phần thân thể, một phần máu thịt, một phần linh hồn với nỗi sợ hãi trong tâm hồn, sự dằn vặt đằng sau cơn tuyệt vọng, sự lựa chọn cuối cùng. Người ta, khi đến đây, có thể là mang tâm trạng thế này, có thể mang tâm trạng thế kia, nhưng rút cuộc, đơn thuần chỉ là đi trút một món nợ.

Suốt một đời người phải mang bao món nợ chất chồng, nhưng có những món nợ đeo đẳng ta mãi không thôi và đôi khi nó trở thành nỗi ám ảnh cho đến chết. Đối với Tâm, có lẽ đó sẽ là sự thật.
Cô đứng tần ngần mãi trước phòng tư vấn. Trong đó có hai người, cộng với bác sĩ nữa là ba. Sẽ bớt đi phần nào sự ngại ngần. Cô hít một hơi dài rồi đưa tay kéo mạnh cánh cửa. Một nụ cười đầy thông cảm hiện ra trên môi bà bác sĩ già. “Em ngồi xuống đi”. Cô ngồi xuống, lén nhìn cô gái ngồi kế bên mình. Cô ta mặc váy, một chiếc váy rộng rãi che đi một cách khéo léo cái bụng to lù lù. Cô ta trạc tuổi Tâm, hoặc là kém hơn cô một đến hai tuổi. Ngồi cạnh cô gái này là một bà tóc đã điểm bạc nhưng trang điểm đậm đến nỗi mùi son phấn toát ra nồng nặc. Có lẽ họ là mẹ con.
“Em muốn nó giải quyết mau chóng để dứt hẳn đi. Thằng Tây nó sắp về rồi. Không làm ngay là gay go đấy”. “Vậy chị muốn nó lấy ai?”. “Lấy thằng Tây chứ lấy ai? Mà to thế này, không biết có nguy hiểm gì không nhỉ?”. “Bọn em vẫn làm được. Chị an tâm. Mới có năm tháng thôi chứ gì? Bảy tám tháng bọn em cũng làm được hết”.
Mới có năm tháng thôi. Vậy thì hai tháng, với Tâm nào có sá gì.

“Em phải hiểu cho anh. Sự nghiệp của anh chưa đâu vào đâu thì làm sao mà cưới với xin. Cưới
lúc này là chết anh luôn. Em nghỉ học giữa chừng còn bảo lưu được, chứ anh thì đã cận kề ngày bảo vệ luận văn rồi. Bỏ qua thạc sĩ để lên thẳng tiến sĩ, có phải ai cũng làm như anh được đâu”.
“Nhưng nó là con của chúng mình”. Nghẹn ngào mãi, rồi thì Tâm cũng thốt ra được lời nói đó.
Tiếng con, sao mà thiêng liêng đến thế. “Anh biết! Anh biết! Nhưng không có con này thì sẽ có con khác. Việc gì phải quan trọng hóa vấn đề. Vả lại mới có hai tháng, đã hình thù gì đâu. Sau này, chúng mình sẽ có nhiều con... Thôi nào cưng, nghe lời anh nhé.”

Miệng Toàn cong lên, nhưng không phải là để chuẩn bị hôn cô. Mà là thuyết phục. “Cả cuộc đời anh, chưa bao giờ phải nài nỉ, van xin ai bất cứ cái gì, trừ em ra đấy”.

Tâm nhớ mình đã lủi thủi bước ra khỏi căn phòng màu xanh ấy thế nào, dù đêm ấy Toàn vẫn có ý giữ cô ở lại. Hình như cô đã suýt va phải một đôi nam nữ đang chúi đầu bên nhau dưới gốc bàng trước cửa nhà Toàn. Đến nỗi họ phải hét lên: “Mù dở à?”. Trong túi xách của cô, cái giấy siêu âm vẫn nằm nguyên vẹn trong ngăn nhỏ nhất và được kéo khóa lại cẩn thận. Cô vòng ra con đường nhỏ hướng tới một cái hồ. “Trước khi về đến ký túc xá, mình sẽ xé vụn và vứt nó đi!”. Tâm nhủ thầm trước khi tưởng tượng ra những gương mặt tinh quái của ba đứa bạn cùng phòng.

Bà bác sĩ già cười tươi gật đầu chào hai mẹ con kia, sau khi đã xong phần tư vấn. Họ không quên cảm ơn rối rít, thậm chí hớn hở và mừng rỡ như bắt được vàng. Bà ta quay sang Tâm: “Em thì sao đây? Kết quả siêu âm thế nào?”. Trong một tích tắc, bà rút ra một tờ giấy nhỏ, điền vào hai chữ “nạo thai” rồi đưa cho Tâm: “Em đi xuống tầng một đóng tiền rồi làm hồ sơ, sau đó lên đây làm luôn”. Tâm tần ngần: “Thế có đau không bác sĩ? Liệu sau này có con được nữa không ạ?”. “Không đau, có gì mà đau, loáng cái là xong ấy mà. Sao lại không có con? Sợ thì thôi, để đó mà đẻ”.
Tâm lí nhí: “Cảm ơn bác sĩ”.

Cảm ơn cuộc đời, vì cuộc đời luôn dạy cho con người những bài học quý. Tâm chua chát. Cô tròng lại cái khẩu trang vào mặt rồi bước những bước nhẹ bẫng xuống cầu thang. Người với người lố nhố ngồi đó, những khuôn mặt mệt mỏi và u ám. Mình cũng đang ở trong số đó, có là cựu sinh viên, không cẩn thận thì cũng vào đây hết.

“Em đã quyết định chưa? Em hãy hiểu cho anh!”. “Sao em lảng tránh anh mãi thế. Trả lời cho anh biết?”. “Hãy suy nghĩ thật kỹ. Cuộc đời thật không đơn giản. Em đừng làm anh sợ chứ”. Những tin nhắn được gửi ba mươi lần trong một ngày, nội dung cái nào cũng giống như cái nào. Tâm tuyệt vọng đến mức không buồn đọc nữa. Cô miên man trong những đêm dài mất ngủ. Có lúc cô áp gối lên bụng, mơ mộng đến thiên thần của mình. Một thiên thần mắt đen xinh đẹp gọi cô là mẹ. Nhưng điều đó, với cô, hoàn toàn không thể được. Hẳn bố mẹ cô sẽ ngất xỉu nếu nghe tin cô có bầu. Bạn bè, dư luận sẽ không để cho cô yên. Không ai chào đón sự có mặt, quyền làm người của đứa trẻ này, kể cả người cô yêu, dù nó không có lỗi lầm gì. Dù suốt cuộc đời này ai cũng được học những bài học về lòng nhân ái.
Và thế rồi, cô cũng chọn một ngày thật đẹp trời, nắng ấm, chim ca ríu rít ngoài cửa sổ để gửi cho Toàn quyết định của mình: “Em sẽ làm theo ý anh”.

Tình yêu không chỉ đơn giản là đón nhận. Mà còn là hy sinh nữa. Hãy làm xẹp ngay cơn mâu thuẫn đáng nguyền rủa đang phình to trong lòng mình. Và làm theo lý trí đang mách bảo.
“Nguyễn Hoài Tâm, có không?”. Tâm xanh mặt, đầu gối ríu lại. Những người ngồi quanh cô nháo nhác: “Tâm kìa, ai là Hoài Tâm?”. Cô đứng dậy, có cảm giác mình đang ở pháp trường và đã đến lượt bị xử bắn.

“Sao lâu thế hả, còn để gọi tên người khác nữa chứ”. Cô y tá liếc xéo qua Tâm với ánh nhìn không mấy thiện cảm. Cũng có thể vì Tâm mảnh mai, mặt mũi non tơ và trẻ hơn tuổi hai mốt của cô rất nhiều. Tâm bước vào phòng, thấy đám người lố nhố đang chia nhau những chiếc váy. Cô ngồi phịch xuống giường. Ai đó dúi vào tay cô một chiếc váy hoa màu hồng nhạt, một chiếc váy bẩn thỉu và nhàu nát như đã có hàng trăm người từng mặc nó rồi. Tâm mân mê chiếc váy trong cảm giác vô thức. Một chị người đẫy đà, mỡ căng bóng cả mặt quay qua Tâm bắt chuyện: “Em đến đây với ai?”. Không hiểu sao, có thể là quá bối rối và hãi sợ, Tâm thật thà: “Em đến một mình”. “Thế à. Chưa chồng phải không? Tội nghiệp quá nhỉ. Còn ông xã chị thì lại đang ngồi ở ngoài kia, cái ông mặc bộ com-lê màu mận chín đấy. Ông ấy bắt chị đẻ, nhưng chị lạy ba lạy, chị phải giữ sắc đẹp chứ em. Ngu gì mà đẻ”. “Vâng”. Tâm cúi đầu. “Em mặc váy vào đi”. Chị ta sốt sắng đưa những ngón tay mập mạp đeo đầy nhẫn lên eo Tâm. “Eo nhỏ quá, để chị tìm giúp em cái váy khác. Nào, cởi quần ra, cởi hẳn ra chứ, không phải ngại, cởi trước mặt người yêu thì không ngại à?”. Tâm làm theo chị ta như một cái máy. Từ phòng trong đang lần lượt vọng ra danh sách những người vào .

Cứ mười lăm đến hai mươi phút lại một cái giường nhỏ hẹp như cái cáng được hộ lý đẩy ra. Trên giường là những thân hình im lìm bất động. Người nào xong rồi thì được dìu xuống nằm nghỉ. Một số khác bu quanh hỏi han, xoa dầu quanh thái dương, quanh bụng. Tâm nhìn đôi chân của mình đang run lên từng chặp dưới lớp váy mỏng tang. Đúng lúc ấy, tên cô được vang lên. Cảm giác nghe nó hoàn toàn không hề tự mãn và vinh dự như khi người ta xướng tên cô ở những giờ học cũng như ở những kỳ thi.

Tâm đi bằng chân đất, người ta không cho mang giày dép vào phòng. Bác sĩ phẫu thuật ngồi bình thản cạnh một cái bàn nhỏ đựng toàn dao kéo. Bên cạnh cô là một người thanh niên đang cho thuốc vào ống tiêm. Hình như là một loại thuốc gây tê. Trong phòng nồng nặc mùi cồn.
“Nằm xuống đi em”. Tâm ngoan ngoãn nằm xuống. “Đừng có khép thế. Dạng chân ra nào em...”. Giọng nói của nữ bác sĩ thật dịu dàng. Nó trấn an cô được nghìn lần. Tay trái cô, anh bác sĩ trẻ đã kịp nắn ven và tiêm một mũi, hình như anh ta hỏi cân nặng của Tâm nhưng cô nín thinh. Sau chừng ấy ngày suy nghĩ, mất ăn mất ngủ, thân thể cô chỉ có từng này, khoảng bốn mươi hai cân. Với cân nặng như thế, có đủ sức chịu đựng không?

Tâm rùng mình. Bắt đầu rồi hay sao ấy mà cô thấy lạnh ngắt ở phía dưới, giống như một cái thìa nhọn đang xọc nhẹ, luồn sâu người cô rồi trong khoảnh khắc kế tiếp, một vật khác tròn như quả bóng dội vào, thúc mạnh khiến cô tê điếng. Cô muốn hét lên nhưng hàm răng nghiến lại. Cô cảm nhận một cách kinh tởm hàm răng của con quái vật đang từ từ gặm nhấm, từ từ nghiền nát rồi nuốt chửng thân cô . Những dòng nước đầm đìa nhớt nhát từ đâu chảy xuống đùi. “Mình sẽ chết!”. Vụt thoáng qua tâm trí gương mặt của mẹ cô, rồi gương mặt Toàn đang dãn nở vì hạnh phúc. Và cô chỉ kịp nghĩ đến từng đấy.

“Máu ra nhiều quá!”. Nữ bác sĩ kêu lên. “Đưa bông băng ngay cho tôi!” Tiếng chân người vội vã nhốn nháo chạy ngược chạy xuôi trong phòng. Giọng anh bác sĩ trẻ thảng thốt: “Cô ấy ngất rồi, huyết áp tụt mạnh”. “Máu ra quá nhiều, chuyển qua phòng cấp cứu ngay!”. Nữ bác sĩ nói như ra lệnh, dù trong đó có chút gì run rẩy và kinh ngạc. “Thật không ngờ! Trường hợp hãn hữu này lại rơi vào ca của tôi”. Nữ bác sĩ sụp xuống, lầm bầm.

Trong giây phút mà người ta đang cuống cuồng đưa Tâm vào phòng cấp cứu ấy thì tại sân trường đại học X, Toàn đang phơi phới bên cạnh những bạn bè, đồng nghiệp, người thân của anh ta. Sáng nay, Toàn đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài nghiên cứu những giải pháp về môi trường ở Việt Nam. Họ ôm ấp, hò hét, cười đùa và cùng nhau chụp ảnh. Chưa bao giờ hạnh phúc lại đến với anh trọn vẹn đến thế. Toàn hét lên thật to, tiếng hét vang cả đất trời: “Xin cảm ơn bố mẹ, thầy cô giáo, xin cảm ơn bạn bè đã cho tôi có được ngày hôm nay, ngày thực sự được làm người”. Rồi Toàn lách ra khỏi đám đông tíu tít bu quanh bước ra cổng, trèo lên chiếc taxi mà bố mẹ anh ta đã đợi sẵn. Trên tay Toàn trĩu nặng những bó hoa tươi thắm và rực rỡ, khuôn mặt tràn trề kiêu hãnh của anh ta ngập trong hoa. Người lái xe tiến đến đỡ giùm và cất đi, nhưng lẫn trong đống hoa ngồn ngộn ấy, vẫn có những bông hoa vô tình rớt xuống.

Chiếc xe lao vút về phía trước, để lại một lớp bụi mờ như làn khói nhẹ cuộn lại rồi lan tỏa từ bánh xe, vô tình bám vào những bông hoa tươi thắm rớt lại ấy. Và bởi vì đường phố chật hẹp nên những bánh xe khác lại tiếp tục đi qua, chen chúc, nghiền nát những cánh hoa lăn lóc tơi tả và tội nghiệp.
Nhưng chẳng ai có thời giờ để ý. Đường ta ta cứ đi...

Mong chồng tỉnh lại đi khi còn chưa muộn


Gửi chồng của em!

Khi ngồi viết những dòng tâm sự này cho anh, mà nước mắt em cứ trào ra. Em không mong anh sẽ đọc được tâm sự, nhưng em vẫn hy vọng có lúc anh sẽ đọc được nó. Và chỉ có cách này em mới có thể giãi bày những suy nghĩ của em với anh bởi vì bình thường anh đâu có cho em cơ hội để được nói, được tâm sự những điều mà em suy nghĩ.

Gần 10 năm làm bạn đời với anh, chưa một lần nào chúng mình to tiếng cãi vã về chuyện tình cảm, mà chỉ là một đôi lần tranh luận bất thường về cách chăm sóc và nuôi dạy con cái. Những chuyện đó không làm em buồn, rồi chỉ 2-3 ngày chúng mình lại vui vẻ bình thường. Em biết rằng cuộc sống vợ chồng nào cũng phải có lúc gợn sóng, không thể phẳng lặng như dòng sông được, nhưng mình phải biết đúng điểm dừng, phải biết mình là ai để đừng làm tổn thương đến gia đình và người thân chứ.

Em linh cảm có điều gì bất ổn đang đến với gia đình mình, một sự rạn nứt hạnh phúc đến hẫng hụt tưởng chừng như nghẹt thở mà từ trước đến giờ em mới thế. Từ hơn 2 tuần nay, em cảm nhận một sự khác biệt, một tâm lý, một nét mặt, thái độ và cả những hành động không bình thường như trước của anh.

Mọi khi anh nhanh nhẹn hoạt bát là thế, anh luôn chuyện trò vui vẻ với hai mẹ con. Tối nào, trưa nào anh cũng thích xem phim trên truyền hình cáp, công việc thì quá bận với bệnh nhân, anh cũng chẳng có thì giờ để nghĩ đến chuyện nọ kia và không bao giờ đi ra ngoài vào những buổi tối mà không có em. Hoặc nếu đi đâu, làm gì anh cũng thường nói cho em biết. Nhà mình dùng Internet từ lâu nhưng có bao giờ anh lên mạng hoặc quan tâm đến nó đâu.

Anh còn nhớ không, những buổi tối rảnh, em thường nhổ tóc trắng cho anh, con học xong thì đọc truyện cười cho bố mẹ nghe, em thấy cuộc sống thật hạnh phúc. Em từng tự hào về anh với bạn bè và người thân rằng mình có một người chồng đẹp trai, giỏi trong chuyên môn, khéo tay việc gì cũng làm được, có trách nhiệm với gia đình và yêu thương vợ con hết mực. Nhưng giờ đây mọi suy nghĩ, niềm tin về anh đã làm em sụp đổ. Em có cảm giác anh đang giấu em điều gì, anh đang có những suy nghĩ tơ tưởng đâu đó không thực tế, anh đang hành động theo những ý thích thức thời của mình để đắm mình trong những cảm giác thăng hoa mà quên mất cái tổ ấm của mình.

Em có bầu gần 4 tháng, sức khỏe yếu nên em đã không thể đi lại được bình thường mà phải nghỉ ngơi và làm việc tại nhà. Em không thể kiếm tiền nhiều như mọi khi, không thể có những quan hệ giao tiếp với bạn bè bên ngoài cũng như không thể đi lại như một người bình thường. Tâm lý của em đôi khi cũng thay đổi bất thường do bị hẫng hụt. Anh đã động viên em nhiều ‘được con cái phải hy sinh sự nghiệp’, em đã cảm thấy an tâm vì có người chồng hiểu biết, đảm đang như anh.

Em vẫn luôn cố gắng nấu những món ăn ngon thay đổi cho hai bố con, nhà cửa lúc nào cũng gọn gàng sạch sẽ để anh không phải bận tâm về chuyện bếp núc cho em. Em cũng biết từ bây giờ anh sẽ phải vất vả để lo lắng cuộc sống nhiều hơn, và em lại không thể làm thỏa mãn ‘chuyện đó’ cho anh những lúc này.

Nhưng thời gian này, công việc của anh ít hơn, anh bắt đầu lên mạng nhiều hơn cách đây 3 tuần. Lúc đầu chỉ một lúc, rồi có nhiều khi quên mất thời gian, anh lên cả buổi, có những lúc sáng sớm tinh mơ, trưa, chiều, tối. Có những buổi nhà mình ăn sớm xong 6h tối, anh đã vội vàng lên ngay mạng đến 12h đêm anh mới xuống. Có những lúc ở bên ngoài về, anh vội vàng lên mạng, bật tắt rất nhanh chỉ 5-10 phút.

Em đang thấy ở anh đang có một cảm giác mới lạ, một cảm giác thấp thỏm, lo âu, những cái nhìn đăm chiêu suy nghĩ, có những lúc anh lại lơ đễnh, quên quên nhớ nhớ đến tội nghiệp. Em gọi anh, thấy anh hoảng hốt giật mình như nửa tỉnh nửa say. Anh có thể không nghĩ là em lại hiểu tâm lý anh đến vậy? Vì em là vợ của anh mà anh cũng quên rằng em lại chuyên về quản lý và tuyển dụng con người nên em nhận đoán bắt bệnh của mọi người rất nhạy cảm không?

Rồi 2 lần vô tình em đã gặp anh đang vào chat, thấy em đến anh lại hoảng hốt chuyển ngay sang màn hình khác, nhưng em biết hết mà vẫn như không biết gì. Em vẫn vui vẻ trò chuyện bình thường, vẫn chiều anh, làm những bữa cơm dẻo canh ngọt cho anh. Em không phải là người ghen tuông vớ vẩn hồ đồ, em cũng rất thoải mái và gần gũi với bạn bè của anh từ trước đến nay và kể cả anh có đi công việc buổi tối em cũng chẳng phải lo nghĩ gì. Nếu anh làm điều gì khuất mắt trông coi thì em đâu phải suy nghĩ nhiều đến vậy?

Nhưng sự việc đã không đơn giản, và chuyện gì đến vẫn phải đến. Ngày 22/9, khi đang ngồi cùng anh nói chuyện thì anh có một cuộc điện thoại gọi bất thường. Anh nói chuyện điện thoại dường như cũng không được tự nhiên, cứ ấp úng, anh lấy lý do đi đón bệnh nhân đang đứng Vạn Bảo. Lúc đó là 7h15 tối. Anh nói sẽ về ngay, nhưng không phải, em đã đợi anh đến 10h45 tối anh mới về.

Em có hỏi anh thì anh lại ậm ừ, cái dáng vẻ ngượng nghịu dấu đầu hở đuôi lẽ nào em không hiểu được anh? Nếu anh về mà đến bên em, giải thích rõ ràng để em hiểu em sẽ chẳng trách anh, em sẽ chẳng phải suy nghĩ gì nhiều, nhưng anh lại mặc kệ. 5 phút sau anh lại lên máy tính vào mạng. Đúng 12h đêm anh mới xuống đi ngủ.

Rồi ly nước đã tràn. Em đã quá giận anh, mà cũng chẳng thể ngủ được. Khi anh xuống em đã nói thẳng suy nghĩ của em về sự bất thường đó, em cũng trách anh vì đã không dành thời gian để quan tâm dạy con trong khi em lại mệt mỏi vì có bầu. Thật vô lý là anh đã tức giận vác gối sang giường khác ngủ nếu em đã nói ‘trúng tim’ của anh?

Em đã phải từng giờ từng ngày để mong cho mình cố gắng giữ được thai đến kỳ sinh nở, cố gắng ăn uống và cố gắng không được suy nghĩ nhiều để ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng em đã không thể làm được điều đó vì những việc làm vừa rồi của anh.

Rồi 1 tuần trôi qua, anh vẫn vậy, vẫn đều đặn lên mạng mỗi lúc rảnh sáng, trưa, chiều, tối đêm đến 12h. Em không biết dù anh có làm gì, anh học gì, xem gì mà nó cuốn hút và hấp dẫn anh hơn cả vợ con để anh phải bỏ bê đến thế. Ngày nào em cũng vào mạng, nhưng ngày nào em cũng đã thấy anh vào google phần ‘tim ban’. Em cũng đã từng nói với anh rồi ‘mình còn có nhiều thứ phải làm, phải suy nghĩ lắm, em còn phải sinh nở, anh còn phải lo cho cuộc sống của mấy mẹ con. Internet thì em cần thật, anh cũng cần thật, nó là kho tri thức không bao giờ thừa. Nhưng nó lại là kho bãi rác vô hình với những điều vô bổ không bao giờ tốt’.

Anh đã im lặng không nói gì và bỏ đi. Suốt 1 tuần liền, cả em và anh sống thật căng thẳng mệt mỏi, không ai nói năng tâm sự gì, giường ai người nấy ngủ. Em vẫn nấu những bữa cơm ngon đợi anh, vẫn nhẹ nhàng nói chuyện với anh như không có gì, nhà cửa vẫn sạch sẽ gọn gàng, nhưng đến bữa ăn anh thường né tránh nói ‘chưa đói’ để em phải ăn một mình. Em đã rất buồn vì phải nuốt cơm trong những giọt nước mắt. Anh vẫn đèo em đi, vẫn làm những việc nếu em muốn, nhưng dường như nó chỉ là ‘khách sáo’ mà ‘trống rỗng’ hoàn toàn. Em thấy cả tuần vừa qua, mình sống với nhau như hai kẻ xa lạ, nặng nề, vô cảm.

Ngày 26/9, 10h tối em thấy anh mặc quần áo chuẩn bị đi đâu, em biết vậy, nhưng lơ đi không hỏi, không nói gì. Anh xuống đến tầng 1, chắc nghĩ trời tối thế nào lại quay lên thôi không đi nữa.

Ngày 27/9, 6h chiều nhà mình đang có khách, anh vội vàng đi mà không thể ở lại tiếp khách. Nhưng 20 phút sau anh đã về. Chắc cuộc hẹn bị trượt nên không gặp được người cần gặp. Rồi cả nhà ăn cơm, nhưng anh ăn chưa đầy bát cơm, lại có một cuộc điện thoại gọi bất thường. Anh đã không thể giữ một cách bình tĩnh tự nhiên nói chuyện trước mặt em mà phải xuống tầng 1 để nói chuyện. Nhưng em vẫn nghe thấy và hiểu câu chuyện anh đang nói gì.

Rồi anh lại ra đi vội vàng trong quên lãng, lấy xe ga của em anh đi, mùi nước hoa thơm lừng quyến rũ. Anh đã lơ đễnh đến nỗi để quên cả điện thoại ở nhà. 10h anh vội về nhà lấy điện thoại rồi đi tiếp đến 10h45 tối. Khi về nhà, anh cũng không một lời giải thích nào với em về hành động kỳ quặc đó mà coi như một sự ngang nhiên bình thường. Rồi anh lại lên mạng đến 12h đêm.

Em không có ý tra hỏi, dò xét anh nhiều, nhưng chính những sự không trung thực, những lời nói dối, những hành động và thái độ bất thường của anh làm em phải suy nghĩ, rất rất nhiều. Em biết đầu dây bên kia là cô gái, gọi ở một bốt điện thoại công cộng tại đường Láng. Cô ta không có điện thoại. Rồi vô tình em cũng được biết anh mới xin được một chiếc điện thoại cũ của người nhà, trong gia đình nhà mình thì không ai thèm dùng loại điện thoại second-hand đó, nhưng những người không có điện thoại thì cho dù có cũ cũng là tốt rồi, miễn sao có thể mail, nói chuyện với nhau thoải mái mà không phải ra bốt công cộng vẫn còn tốt chán! Nếu anh đọc được đến đây, chắc anh sẽ hiểu cái mà em cảm nhận, linh cảm là như thế nào với anh.

Anh nói bóng nói gió là bây giờ phải đi giao lưu kết bạn, phải tham gia câu lạc bộ gì gì đó. Em đã không nói gì nhưng trong lòng thì buồn lắm. Tại sao anh lại thay đổi nhanh thế? Anh hãy tỉnh lại đi bây giờ vẫn còn chưa muộn, anh đừng để lún sâu thêm vào cảm giác mới lạ bồng bềnh mà nguy hiểm đó. Tất cả chỉ là những cảm giác mơ hồ, trên mây trên gió, cái hạnh phúc tưởng chừng như mới mẻ ngọt ngào nhưng lại là con dao 2 lưỡi sẽ phá tan hạnh phúc nhà mình đấy.

Ai cũng ít nhất phải có một lần ‘say nắng’ hoặc ‘cảm gió’ ngoài vợ hoặc chồng, nhưng mình hãy biết mình là ai, mình đang ở đâu. Vậy anh hãy tỉnh lại đi, khi cuộc sống của mình còn biết bao sự lo toan bề bộn và điều quan trọng là anh đừng làm tổn thương đến em để ảnh hưởng đến thai nhi. Anh nói là ‘anh biết anh phải làm gì’, vậy anh có biết là khi một phụ nữ ở độ tuổi như em mang bầu khó khăn rất cần sự quan tâm, động viên, chia sẻ của người chồng không?

Nếu em cũng như anh, em cũng lên mạng suốt ngày mà không quan tâm đến bữa ăn giấc ngủ của hai bố con thì anh sẽ như thế nào? Em vẫn còn nhớ cái cảm giác của anh cách đây 6 năm, khi mà tình cờ anh nhận được một tin nhắn không bình thường của một khách hàng của em; rồi những buổi tối em phải đi dự tiệc hội nghị của công ty, anh đã buồn và không bằng lòng với em như thế nào? Nhưng em đều giải thích rõ ràng và không có bất cứ hành động nào trái khoáy như anh bây giờ.

Đành rằng nếu anh quen biết, quan hệ bạn bè ở bên ngoài, khuất mắt trông coi em ra, nhưng ở đây nó cứ hiện hữu trước mắt em. Vậy có thể nào em lại chịu đựng được? Đã hơn tuần nay, em không thể có một giấc ngủ bình yên, mỗi ngày em chỉ chợp mắt được 2-3h rồi lại tỉnh giấc. Cả đêm 27/9 em không ngủ được tí nào. Em cũng biết anh không thể ngủ được. Không biết là anh đang nghĩ đến gia đình mình hay những cảm giác thăng hoa mới mẻ mà mất ngủ đến vậy.

Bình thường anh có dậy sớm hay trằn trọc thế đâu? 3h30 sáng anh đã tỉnh giấc, rồi anh lại lên mạng, 4h15 sáng anh đi tập thể dục. Chắc anh tưởng em ngủ say ngon giấc mà không biết tí gì về những ‘sự việc bất thường’ của anh? Anh lầm đấy, nhưng em lại hiểu anh hơn bao giờ hết. Em đã không thể nói được trực tiếp và cũng chưa có dịp để nói với anh những suy nghĩ này và cũng chưa chắc anh đã chịu ngồi để nghe em nói đến phút cuối cùng.

Nhìn con trai trong giấc ngủ say như thiên thần mà lòng em như thắt lại, em đã khóc trong đêm như thế biết bao ngày mà anh đâu có biết không? Anh không hiểu em, hay em không đáp ứng được nhu cầu của anh để anh phải đi tìm cảm giác mới lạ? Con ơi hãy tha lỗi cho bố mẹ lúc này nhé. Còn cái sinh linh bé nhỏ đang hình thành trong bụng của em thì sao đây? Em đã vừa viết đến đây vừa khóc vì thấy thương con, thương mình quá, vậy lúc này anh có cảm nhận được điều đó không?

Một lần nữa em mong anh hãy nghĩ lại, cho dù anh làm việc hay anh làm gì đi chăng nữa, nhưng đừng ‘quá đà, quá sức’. Anh phải dành thời gian hơn nữa để quan tâm chăm sóc đến với ‘vợ cái con cột’ của anh, chứ đừng để đến lúc ‘tức nước phải vỡ bờ’. Em cần có anh, con cần có bố, còn những người khác họ không cần anh đâu, và anh cũng đừng để đánh rơi hạnh phúc của mình bằng những cơn say nắng cuộc đời.

Vợ của anh.

(M.P.)

Đánh giá


Ngày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi.

Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp. Ông không mấy khi khen ngợi ai, cũng không bao giờ đề cập đến thời gian của khóa học. Ông nói, một học trò chỉ có thể thành công khi ông hài lòng với kỹ năng và hiểu biết của người đó. Ông truyền cho học trò những phương pháp đánh giá, ước định của ông, và chúng cũng độc đáo như những tác phẩm của ông vậy. Ông không bao giờ thổi phồng tầm quan trọng của những bức tranh hay sự nổi tiếng, mà ông luôn nhấn mạnh đến cách xử sự, thái độ với cuộc sống của học trò.

Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo,nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn. Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev.

Một ngày kia, sau bao nhiêu cố gắng, Rajeev được ông Ranga gọi đến và bảo:

- Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểm con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là một họa sĩ tài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phải khen ngợi.

Rajeev làm việc ngày đêm, trong rất nhiều ngày và đem đến trình thầy Ranga một bức tranh tuyệt diệu. Thầy Ranga xem qua rồi bảo:

- Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết ơn nếu bất kỳ ai có thể chỉ ra bất kỳ sơ suất nào trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó.

Rajeev làm theo lời thầy: đặt bức tranh ở quảng trường lớn với một thông điệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ suất.

Sau hai ngày, Ranga đề nghị Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X. Nhưng Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyên Rajeev đừng thất vọng, cố gắng lần nữa. Rajeev vẽ một kiệt tác khác, nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông điệp dưới bức tranh. Thầy Ranga nói phải để màu vẽ và bút ngay cạnh bức tranh ở quảng trường và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ ấy.

Hai ngày sau, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ Ranga. Ranga nói:

- Con đã thành công vào ngày hôm nay. Bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội đầu tiên, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó cả. Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm hay nghiêm túc gì cả. Mọi người đánh những dấu X lên bức tranh đầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm gì mà lại cho đó là việc không cần động não. Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sơ suất thì không ai làm nữa, vì họ sợ bộc lộ hiểu biết- những thứ mà họ có thể không có. Nên họ quyết định tránh đi là hơn. Cho nên, những thứ mà con phải vất vả để làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác. Hãy tự đánh giá mình. Và tất nhiên, cũng đừng bao giờ đánh giá người khác quá dễ dàng.

Không đề


Gần đây, trong mục tâm sự của VnExpress có nhiều chuyện buồn quá. Có người vợ thì phát hiện ra chồng ngoại tình, có người chồng phát hiện ra người vợ không chung thủy với mình, có người ở phía là người thứ ba vào đây xin những lời khuyên mong thoát ra khỏi hoàn cảnh này.

Tôi xin đưa ra câu chuyện của gia đình tôi, cũng chỉ mong rằng các ông bố bà mẹ, hãy hiểu cho tâm sự của người con trong một gia đình từng có thời gian “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Ít nhiều, chuyện này đã ảnh hưởng đến tính cách và hướng đi của những người con trong gia đình đó.

Hơn 8 năm trước, khi tôi mới chỉ là một cô bé 12 tuổi, em trai tôi 7 tuổi, chúng tôi đã chứng kiến những giọt nước mắt đắng cay của mẹ khi bà phát hiện ra bố tôi ngoại tình. Khi ấy tôi chưa có một chút khái niệm gì về chuyện 3 người, chỉ nghĩ gia đình mình hạnh phúc có bố, có mẹ và chị em chúng tôi, mà không hề biết đến chuyện có một người thứ ba xen vào cuộc sống của gia đình tôi.

Bố tôi và mẹ đến với nhau là tự nguyện và vì tình yêu, họ có một đám cưới giản dị, cuộc sống bình yên, tôi và em tôi lần lượt ra đời. Mẹ tôi đảm đang, tần tảo, chu đáo với cả hai bên nội ngoại. Ấy vậy mà, chỉ vì một chút đam mê của bố, mẹ đã phải chịu bao cảnh trớ trêu.

Mẹ tôi suy sụp rất nhanh chỉ trong có vài ngày, tôi đã thấy mẹ tôi đau đớn, quay quắt như thế nào. Tôi và em tôi đã sợ hãi tột cùng khi vào một đêm, tưởng chúng tôi đã ngủ, mẹ đưa cho bố tôi tờ đơn ly dị. Mẹ không khóc (từ lúc chuyện ấy xảy ra, trước mặt bố, mẹ không bao giờ khóc), bố ngồi im lặng. Không khí ngột ngạt, nặng nề bao trùm gia đình tôi vào những ngày tháng 8 ấy. Tôi nhận thấy gia đình nhỏ bé của chúng tôi sắp tan vỡ, chỉ vì sự ích kỷ của tôi, chỉ vì sự liều lĩnh của một người đàn bà trẻ hơn mẹ tôi gần chục tuổi. Hình ảnh mẹ trong những ngày ấy là hình ảnh khắc sâu trong tâm trí tôi hơn tất cả.

Trước kia, tôi chỉ biết có tình yêu. Vì sự sa ngã của bố, tôi biết thêm được lòng hận thù. Tôi căm ghét người đàn bà đó, người đã cùng với bố tôi gây ra bao đau khổ cho mẹ tôi. Tờ đơn ly dị bố tôi không ký, bố đã xin lỗi mẹ rất nhiều lần, bố nói bố yêu mẹ và yêu chúng tôi, bố cần mẹ và chúng tôi ở bên cạnh bố lúc này… Rồi đúng như lời bố nói, bố đã chấm dứt hoàn toàn mọi quan hệ với người đàn bà kia, quan tâm, chăm sóc mẹ và chúng tôi ngày càng nhiều, ân cần hơn. Nhưng tôi hiểu rằng cùng với cuộc ngoại tình của bố, niềm tin và tình yêu của mẹ dành cho bố không còn nguyên vẹn nữa.

Đã hơn 8 năm trôi qua, nếu ai không biết đã một lần sóng gió bão táp ập đến gia đình tôi thì vẫn luôn cho rằng gia đình tôi là hạnh phúc. Tôi thầm cảm phục mẹ tôi, một người đàn bà vì chồng, vì con mà vẫn không đánh mất đi danh dự của mình bằng cách lăng nhục hay đánh ghen cái người xen vào gia đình tôi. Vì mẹ biết rằng trong chuyện này, lỗi chẳng riêng ở bố, ở mẹ hay ở cô ta mà cả 3 người cùng có lỗi.

Mẹ im lặng rất lâu trong một thời gian dài sau biến cố đó, mẹ vẫn chăm sóc bố và chúng tôi như ngày nào, đối xử với gia đình hai bên nội ngoại mẹ vẫn lo chu toàn, công việc của mẹ mẹ vẫn đảm đương tốt. Bố tôi chắc không biết, nhưng tôi vẫn nhớ rất nhiều đêm sau đó, mẹ đã khóc trong bóng tối hoặc mỗi lúc mẹ nghĩ chỉ có một mình.

Nỗi đau nào rồi cũng nguôi ngoai. Bà nội nói với tôi: mẹ con là một người kiên gan và giàu tình cảm, không chắc người khác đã vượt qua được mọi chuyện như mẹ con. Giờ đây, khi hiểu thế nào là tình yêu, là hạnh phúc gia đình, tôi càng thấm thía nỗi đau mà mẹ đã phải trải qua.

Kể từ khi chuyện đó xảy ra với mẹ tôi, tôi dần dần trở thành một đứa bé con thu mình, ít nói, già trước tuổi và gần như không thể nói chuyện với bố được nữa. Mặc dù bố luôn cố gắng gần gũi và yêu thương chị em tôi nhiều hơn bao giờ hết. Thái độ của tôi với bố vừa xa lạ, vừa sợ sệt. Xa vì tôi không thể lại gần người mà đã làm mẹ tôi đau khổ đến thế. Sợ vì tôi không thể hiểu nổi tại sao bố từng tàn nhẫn đến thế.

Cho đến một ngày, khi tôi 15 tuổi, mẹ gọi tôi lại và nói chuyện với tôi. Mẹ nói rằng trong nhiều năm vừa qua, bố đã cố gắng rất nhiều trong chuyện hàn gắn mối quan hệ cha-con, nhưng vô vọng, tại sao con có thể cứ giữ khoảng cách với bố như thế. Tôi nói với mẹ rằng tôi không muốn có bố là một kẻ ngoại tình.

Mẹ tôi nói con trẻ khi sinh ra không có quyền chọn bố chọn mẹ và tôi phải chấp nhận mọi sự thật, cũng như mẹ từng chấp nhận. Bố biết bố sai, bố đã sửa, thì con cũng phải cho bố cơ hội để bố thấy được cái gia đình này luôn có chỗ dành cho bố. Dù thế nào đi chăng nữa, bố bao giờ cũng là bố của các con.

Bây giờ thì tôi hiểu tại sao mẹ vẫn khóc thầm hằng đêm trong một khoảng thời gian thật dài sau đó. Ngày đó mẹ dường như không đứng lên nổi sau nỗi đau ấy. Không hẳn chỉ là nỗi đau do riêng bố tôi gây ra, mà đó là cả những nỗi đau mà người tình của bố cố ý gây ra. Muốn gây áp lực cho mẹ, cô ta đã dùng những lời lẽ và hành động xúc phạm đến mẹ tôi, khoét thêm vào nỗi đau của mẹ, kể cả chuyện ghen ngược cô ta cũng không từ, mẹ phải là người hứng chịu hết.

Khi tôi hỏi mẹ rằng bố có biết tất cả những chuyện gì mà người đàn bà đó đã hành hạ mẹ không? Mẹ nói lúc đầu bố không biết, nhưng khi tất cả đã trở về vị trí của nó, mẹ mới cho bố biết, và bố cảm thấy kinh hoàng về người đàn bà một thời bố đã từng đắm say. Khi hiểu ra được những gì mẹ phải chịu đựng, bố càng cảm phục và thương yêu mẹ hơn.

Mối quan hệ của tôi và bố đã cải thiện phần nào sau buổi mẹ con tôi nói chuyện. Khi tôi có người yêu, mẹ đã nói với tôi rằng ở thời đại nào đi chăng nữa, đức tính chung thủy của người phụ nữ phải được đặt lên hàng đầu, đừng bao giờ bắt cá hai tay, con sẽ mất hết những gì con đang có, kể cả danh dự bản thân. Mẹ tôi đã dạy tôi rằng muốn sống tốt phải có cái tâm trong lòng, đừng bao giờ vì hạnh phúc cho riêng mình mà chà đạp lên hạnh phúc của người khác.

Mẹ ơi, con thầm cảm ơn mẹ nhiều lần. Mẹ là người mẹ giàu nghị lực và tình thương yêu, mẹ đã vượt qua nỗi đau của bản thân cùng với bố hàn gắn hạnh phúc gia đình, để chị em con có một mái nhà yên ấm. Thương và yêu mẹ nhiều lắm,

(Ng Ng Mai)

Mới hay vật đổi sao dời


Cha tôi, một công chức cũ thời Pháp, mẫn cán và thanh bạch sinh được ba mụn con. Chị gái tôi là người hiền hậu lại xinh đẹp nhất nhà. Da trắng mịn, mũi cao, môi đỏ hồng, dáng người nhỏ nhắn trông rất khuê các. Những năm 70, Hà Nội kề cận với chiến tranh phá hoại, cũng là năm chị tôi do trước đó, buộc phải rẽ ngang, đi học về kỹ thuật ở một nước Châu Âu để cứu đói cho cả nhà, trở về. Thời đó, là thiếu nữ Hà Nội vào loại xinh đẹp, lại ở nước ngoài về, chị tôi trở thành người nổi tiếng ở con phố cũ, nơi cả gia đình tôi cư ngụ.

Cứ đến chủ nhật nhà tôi lại đông khách. Toàn các chàng trai bạn của chị. Xe đạp các chàng có khi xếp cạnh nhau thứ tự, trông rất buồn cười. Bọn trẻ con hàng xóm đường phố tinh quái, không chủ nhật nào không có chàng lốp xe đạp “xịn” bị chúng dùng kim nhọn đâm thủng. Khi từ nhà tôi trở về, thế nào cũng có chàng mặt mày nhăn nhó dắt xe đi bộ trong những cái nháy mắt, cười nhăn nhở của bọn chúng. Nhưng không có tang chứng, vật chứng, các chàng đành chịu.

Đông bạn bè thế, nhưng trái tim chị tôi lại dành cho anh, con trai một nhà tư sản có tiếng của Hà Nội. Khi đất nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cha anh cống gần như toàn bộ cơ sở dệt may cuả gia đình cho Nhà nước. Vì thế, trước khi nghỉ hưu, ông được Nhà nước cho đi thăm 12 nước XHCN hồi đó là “oách” lắm. Thế nhưng cho dù vậy, thì cái tai tiếng “con tư sản”, “dân buôn bán”… vẫn như một bóng ma ám ảnh lý lịch anh, ám ảnh cả cha tôi, một công chức cũ hưởng lương lưu dung nhưng lại là người thành tâm, tin tưởng ở xã hội mới.

Nên cho dù hai người rất đẹp đôi, rõ ra “trai thanh, gái lịch”, anh lại là con người có học, nền nếp, đàng hoàng tử tế, nhưng cha tôi dứt khoát không đồng ý cho chị gái yêu anh. Trái lại, mẹ tôi lại ủng hộ và bênh vực mối tình của chị. Vì bà cũng là con gái “dân buôn” chính cống. Ông ngoại tôi là một Thông phán thời Tây, tiếng Pháp rất giỏi. Thuở bé thơ, bà đã được "kinh lý" trong Nam ngoài Bắc với cha, tức ông ngoại tôi, nên cách nghĩ của bà rất phóng khoáng. Học hết tiểu học (có bằng Xécteifica), bà vẫn được đi tập kịch, diễn kịch, một điều hồi đó người ta rất cấm kỵ, định kiến với con gái nhà lành. Còn bà ngoại tôi, nguyên là thiếu nữ Hà Nội gốc, chuyên bán hàng tấm (lụa) ở phố Hàng Dầu, nay là trung tâm bán giầy dép nổi tiếng của Hà Nội.

Thời đó, không hiểu sao người ta kỳ thị người buôn bán đến thế. “Sĩ, công, nông, binh, thương” thì “thương” (thương mại, thương nhân) xếp ở hàng cuối đã đành, nhưng trong mắt không ít người, họ như một giai tầng lắm mưu mô, thủ đoạn, dối trá, không thật thà, một giai tầng “bóc lột”. Thời Hà Nội cũ mới giải phóng, những người buôn bán mà đáo để, bị ví như bọn “hàng tôm, hàng cá” ở chợ. Thời bao cấp, ai dính líu đến buôn bán một chút, bị cho vào một rọ, gọi là “phe phẩy”, “con phe”…

Đến ngay mua nhà, thuê nhà, người Hà Nội ngày xưa, nhất là giới công chức cũ, cũng chỉ tìm mua nhà, thuê nhà trên gác, xa cách với đường phố cho yên tĩnh và cuộc sống không xô bồ phố thị. Chỉ những người chậm chân mới phải chấp nhận thuê nhà tầng một, bị nhà phía trong, hay nhà trên gác đi qua. Nhà cha mẹ tôi cũng ở trên gác hai, có ban công nhìn ra Hồ Gươm cổ tích và Tháp Bút huyền thoại.

Mối tình đầu của chị tôi trở thành trắc trở, thành tâm điểm của những cơn bão trong gia đình giữa cha và mẹ vì quan niệm khác nhau. Gia đình tôi như cái tổ chim yếu ớt, nghiêng ngả trước những trận cãi vã không dứt. Cha thì hiền nhưng dứt khoát không chấp nhận. Mẹ thì thương con gái nhưng vẫn là phận đàn bà. Chị gái tôi nước mắt lưng tròng. Những lần hò hẹn với người yêu, chị tôi toàn phải nhờ lũ em, hoặc trẻ con hàng xóm. Nhưng cuối cùng, cha tôi cũng biết và cấm cửa. Vốn là người nhu mì, có phần cam chịu, chị tôi đành chia tay anh.

Ít lâu sau, chị lên xe hoa với một người vốn đeo đuổi chị từ lâu, chỉ làm thợ, vừa ở bộ đội xuất ngũ, lại là thương binh. Ngày đó, người nào có thẻ thương binh là được trọng vọng và ưu ái lắm.

Ngày cưới, tôi thấy gương mặt chị thật vô cảm. Không buồn, không vui, dửng dưng mọi điều. Tôi thương chị lắm nhưng không hiểu thế nào là đúng, thế nào là sai. Chỉ cảm nhận một điều rất rõ ràng, chị tôi sẽ không hạnh phúc. Cảm nhận đó của tôi nhanh chóng trở thành hiện thực kinh hoàng. Sau những tháng ngày ngắn ngủi của hạnh phúc vợ chồng, chồng chị ngày càng lộ rõ bản chất một người đàn ông lười nhác, bê tha, ham chơi và nát rượu nhưng lại muốn kiếm tiền bằng con đường “ngắn” nhất - cờ bạc.

Thế là bao nhiêu của cải dành dụm từ những ngày chị đi “Tây” lần lượt đội nón ra đi. Lúc đầu chị gắng giấu cả cha mẹ, gia đình. Nhưng những nỗi đau cuối cùng như ung nhọt, vỡ tung. Đấy là khi căn nhà duy nhất của hai mẹ con chị cũng bị anh ta bán dần bán mòn để gá bạc. Chị tôi nước mắt ngắn dài ôm con về với cha mẹ.

Gia đình bé nhỏ của chúng tôi lại một lần nữa như tổ chim ngả nghiêng trong “tâm bão”. Mẹ tôi chì chiết, trách móc cha: “Bây giờ ông hài lòng chưa? Cái “lập trường tư tưởng” của ông có làm cho con ông hạnh phúc không?”. Rồi mẹ khóc. Nước mắt mẹ mặn đắng lòng tôi. Cha tôi chỉ thở dài đau đớn. 30 tuổi, tóc còn xanh, da vẫn trắng mịn, nhưng môi không còn hồng như xưa, chị tôi ra toà với lá đơn ly hôn và ngày ngày nhẫn nhịn, lặng lẽ làm lụng nuôi con.

Thời cuộc và đất nước rồi cũng dần thay đổi, được đánh dấu bằng công cuộc đổi mới cơ chế quản lý, với sự khẳng định và thừa nhận nhiểu thành phần kinh tế. Tự lúc nào cả xã hội hối hả lao vào “cơn lốc” buôn bán. “Làm giàu” trở thành mục đích của toàn xã hội. Chả thế, một giáo sư từng thốt lên: “Xã hội bây giờ, nếu người đàn ông không năng động, không biết kiếm tiền hay làm giàu không phải đàn ông”. Đủ biết làm giàu kích thích bản năng giới thế nào. Cũng không phải chỉ có nam giới. Nhiều phụ nữ trẻ cũng không chịu kém, cho dù không ít bi kịch từ đó mà ra…

Nhà mặt phố, nhà tầng một có thể làm cửa hàng buôn bán, làm công ty trở nên đắt giá khủng khiếp. Căn nhà cũ của cha mẹ tôi, xưa kia, tầng một như cô ngan, cô vịt xấu xí, chỉ có mấy gia đình lao động ở, cha mẹ con cái hay chửi bới, cãi cọ nhau vì nghèo, nay được tân trang, tu sửa nâng cấp thành một “shop” thời trang mỹ phẩm, giày dép, lộng lẫy như nàng thiên nga. Con cái họ cũng như lột xác. Mắt xanh, tóc vàng, ăn mặc toàn hàng “xịn”.

Đâu đâu tôi cũng thấy người ta lập công ty, làm giám đốc. Có những công ty thật nhưng không ít công ty ma. Chuyện bi hài của các kiểu làm ăn chụp giật, lừa đảo không phải không có. Nhưng đáng mừng nhất, cái chữ “thương" trong “sĩ, công, nông, binh, thương” bây giờ đã được “thương”. Làm giàu nếu chân chính, chính đáng đã được xã hội trân trọng, được ngưỡng mộ, được trọng vọng. Bởi đằng sau đồng tiền ấy chính là chất xám, là mồ hôi lao động cật lực của con người. Cứ xem 727 thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu của các doanh nghiệp Việt Nam được trao giải thưởng Sao vàng Đất Việt, từ 2003 đến nay thì đủ biết.

Cái chữ “thương” ấy tạo nên động lực đáng kể góp phần xã hội phát triển và nó được trân trọng, được đón nhận bằng một ngày mới - Ngày doanh nhân 13/10. Nó hoàn toàn tương phản với một thời, một xã hội ấu trĩ vì chữ “thương” bị khinh thị, bị định kiến. Một xã hội mà sự phân phối hàng hoá biến thành những câu thơ châm biếm hài hước:

" Bắt cởi trần phải cởi trần.
Cho may-ô mới được phần may-ô”.

Cái chữ “thương” ấy trong thời mới làm thay đổi đến cả những khái niệm. Giờ người ta không gọi là dân buôn, con buôn, nhà buôn, mà gọi là “doanh nhân, nhà doanh nghiệp”, và “đời” hơn là “đại gia”. Các bà mẹ có con gái đến tuổi cập kê, biết “anh ấy” là giám đốc công ty thì yên lòng và tự hào lắm, không cần giấu giếm mà lại thích khoe với bạn bè, hàng xóm. Các "đại gia" bây giờ mới thực là có giá. Không ít các cô gái đẹp chân dài, mục tiêu săn đuổi của họ chính là các “đại gia”. Mới hay vật đổi sao dời. Thời cuộc thay đổi, mọi thước đo giá trị cũng thay đổi theo.

Chỉ chị gái tôi, sau hơn hai mươi năm ly dị vẫn “một cõi đi về”, cho dù có những người đàn ông tử tế theo đuổi. Chị vẫn không chịu cùng ai, không rõ vì sao. Có một lần, khi cha tôi ốm, tình cờ biết tin, “người xưa” của chị cũng đến thăm. Con đường đi của anh cũng lạ. Không biết có phải do lý lịch ám ảnh hay không, mà anh “bị” chọn hay “tự” chọn con đường “cơ bắp” - học đại học và làm ở ngành thể dục thể thao. Anh vẫn thế, đẹp đẽ, phong độ lịch lãm, nhưng gương mặt phong trần nhiều nét buồn.

Ngồi ngắm hai người, ngay cả khi tuổi không còn trẻ, họ vẫn rất đẹp đôi. Anh vừa dịu dàng vừa trầm tĩnh, rất "đàn ông", chị tôi da vẫn trắng mịn, chiếc mũi cao kiêu hãnh và nụ cười rất duyên. Tôi thầm kêu lên: “Hạnh phúc ơi, sao nghiệt ngã và ảo ảnh đến vậy. Sao con đường đến ngôi đền thiêng lại quanh co, khúc khuỷu đến vậy, dù người yêu dấu vẫn ở kề bên?”. Anh về rồi, cha tôi bỗng khóc.

Nước mắt của mẹ, nước mắt của cha, nước mắt của người già, cả một đời lương thiện và thanh bạch, cứa xót lòng tôi, khi cha tôi bảo: “Giá cha không ấu trĩ, giáo điều và ngộ nhận như ngày xưa, chị con đã hạnh phúc!”. Tôi an ủi cha: “Có phải một mình cha đâu. Còn có biết bao nhiêu người ấu trĩ, giáo điều. Vì thế mới có sự đổi mới ngày nay cha ạ”. Nhưng tôi không nói với cha rằng, một đất nước, một dân tộc, nếu ấu trĩ, giáo điều, phải trả giá bằng sự tụt hậu hàng chục thế kỷ so với nhân loại. Còn đời người vốn ngắn, nên thường phải trả giá bằng cả cuộc đời của chính mình.

Bởi số phận con người, dù bé nhỏ đến đâu, cũng mang một phần lịch sử

(Kim Dung)

Soul

don't leave me...without you...i'm nothing...

Monday, September 15, 2008

Làm mẹ - Trương Thị Thanh Hiền



Tôi vượt biển một mình, đau oằn oại đến không còn thiết sống. Tôi đi trong sương mờ, mải miết vươn đến chỗ mẹ tôi đang vẫy gọi. Tôi thèm được vùi vào lòng bà, khóc nức nở như một đứa trẻ thơ để quên hết những nỗi đau thể xác và tâm hồn. Tôi khóc nức lên và choàng tỉnh dậy. Mẹ tôi đã tan biến chỉ có dì đang ôm tôi. Dì là mẹ kế của tôi. Tôi gào lên:

- Dì làm gì vậy? Tại sao dì dám ôm tôi?

Dì lật bật lùi ra xa, lắp bắp:

- Dì xin lỗi. Dì thấy con đau quá mà không biết làm gì. Dì thấy tội nghiệp con quá.

- Ai cần dì tội nghiệp. Tôi đã bảo dì đừng vào đây mà. Hãy để cho tôi một mình, tôi không cần ai hết.

- Làm sao dì để cho con một mình được. Ba con không đi đến được. Em trai thì đi mất. Không có dì con làm sao đây?

- Dì quan trọng quá nhỉ? Vì sự quan trọng ấy, em tôi đã thành bụi đời, ba tôi vì buồn rầu mà sinh bệnh, còn tôi thì bị tống cổ ra khỏi nhà.

- Con nghĩ sao cũng được, nhưng bổn phận làm mẹ, dì phải lo cho con.

- Làm mẹ à! - Tôi hét lên - Dì lấy tư cách gì làm mẹ của tôi? Dì tự xem mình có xứng đáng với hai tiếng ấy không? Dì làm tổn thương đến vong linh của mẹ tôi đấy. Dì đi đi, dì ở đây làm tôi đau đớn hơn. Ôi, mẹ ơi, sao mẹ lại bỏ con, mẹ ơi! -

Hoảng sợ trước lời kêu khóc của tôi, dì lóng ngóng chạy ra ngoài.

o0o

Năm tôi mười lăm tuổi, mẹ tôi qua đời. Mẹ tôi là một người phụ nữ tài năng, xinh đẹp. Chính vì vậy mà năm năm sau khi ba tôi cưới dì, một y tá lỡ thời, cục mịch, quê mùa, tôi bị sốc thực sự. Điều đó không chỉ làm tổn thương đến tâm hồn non trẻ của tôi, mà còn xúc phạm đến vong linh của mẹ tôi. Đối với gia đình tôi, dì là một người thuộc tầng lớp khác, nếu không muốn nói là thấp hèn hơn. Chính cái từ này mà ba tôi đã đuổi tôi. Ba tôi là một bác sĩ giỏi, lại rất tài hoa. Ba và mẹ là một cặp xứng đôi đến nỗi trong cả triệu cặp vợ chồng mới có một.

Vì vậy, sự khập khiễng giữa cha và dì làm tôi lúc nào cũng sôi sục, hễ cứ gặp mặt dì là mọi uất ức dâng lên. Tôi không cấm ba lấy vợ kế, nhưng biết bao người xứng đáng ba không chọn, lại chọn một bà y tá lỡ thời, quê mùa, thất học. Em tôi còn phẫn uất hơn tôi, nên đã bỏ nhà đi hoang, không tìm lại được. Tôi nói năng hỗn xược, xúc phạm cả ba lẫn dì, bị ba giận đuổi đi. Đó là một đêm mưa tầm tã. Nước mắt của tôi và nước mưa thi nhau chảy. Ba hối hận chạy đi tìm tôi, nhưng tôi nhất định không chịu về, đến ở hẳn nhà bạn trai. Trong ngày đám cưới tôi, một cuộc hôn nhân ba không chấp nhận, ông bị lên huyết áp và bị liệt nửa thân người. Tôi sớm rời trường đại học, sống vất vưởng với một cuộc hôn nhân vội vã bốc đồng và chẳng mấy chốc cũng ly hôn khi tôi đang bụng mang dạ chửa.

Con gái tôi ra đời, khóc oe oe như bao đứa trẻ khác. Chầu chực ở đâu sẵn, dì lao vào. Nào tã nào nón nào khăn, chẳng biết dì sắm sửa từ khi nào. Không đếm xỉa gì đến vẻ tức giận của tôi, dì nâng con bé lên nựng nịu:

- Ôi, cháu của ngoại, cục cưng của ngoại. Ngoại mong cháu từ lâu lắm rồi, viên kim cương của ngoại. Nào, nào mẹ cho bé mum tí nào.

Bà lăng xăng líu xíu ủ chân tay cho tôi, lấy nước nóng chườm bụng, rồi lại chạy băng về nhà vừa báo tin mừng cho ba tôi vừa mua thức ăn tẩm bổ cho tôi.

Biết không thể xua đuổi được dì, tôi đành phải chấp nhận sự săn sóc của dì với vẻ xa cách lạnh lùng. Ngày hôm sau, ba tôi đi xe lăn vào. Nhìn thấy ông, tôi bật khóc. Vị bác sĩ phong độ ngày nào nay tàn tạ vì bệnh tật, vì gia cảnh tan nát. Ông chỉ điềm đạm nói:

- Ba không bắt con phải vì ba, vì dì, cũng không vì bản thân con, mà phải vì con bé này. Con đã tạo ra nó trong sai lầm của mình, thì cũng đừng để cho nó lớn lên trong sự sai lầm. Hãy trở về với ba, cho con những gì tốt đẹp nhất, dù bản thân mình phải đối diện với những thử thách đau lòng. Mẹ mãi mãi là một hình ảnh đẹp, không ai có thể làm hoen ố hình ảnh ấy.

Tôi bịt tại lại không muốn nghe. Nhưng những lời ông nói cứ thấm vào lòng tôi đau buốt. Ôi, con gái của tôi, lẽ nào vì tôi mà cuộc đời nó cũng chẳng tốt đẹp gì hơn.

Tôi trở về nhà, lòng lạnh giá hơn. Dì là người vui nhất. Tôi chẳng hiểu được nỗi vui mừng ấy. Lẽ ra dì phải vui khi tống được cái gai nhọn như tôi ra khỏi nhà mới phải. Tôi nhận sự chăm sóc rất mực chu đáo của dì như nhận một thói quen, với một sự kẻ cả ban ơn. Dì không chú ý gì đến vẻ xa cách của tôi, chỉ tìm mọi cách để tôi vui. Dì lăng xăng suốt ngày, quần xắn đến gối, mắt lấp lánh tia cười, miệng líu ra líu rít.

- Hoàn ơi, con xem con bé này đã biết cười rồi đấy.

- Ấy, ấy, con đừng sãi chân như vậy, khép chân lại nào. Nào, quấn cái khăn lên đầu, gió lùa đấy.

- Dì đã giặt đồ cho cháu rồi. Giặt đồ cho em bé không nên vắt, sẽ làm em vặn vẹo suốt đêm.

- Ôi cục vàng của ngoại sao lại khóc. Bé khó chịu hả? Ứ ừ, em không chịu nằm nữa à? Thế ngoại bế con ra sân chơi nghen?

Thế là suốt ngày chỉ văng vẳng tiếng dì. Dì tự hỏi rồi cũng tự trả lời. Dì đoán được ý của tất cả mọi người, từ ba tôi đến con bé chỉ biết khóc kia. Dì phục vụ chúng tôi với lòng tận tâm hồ hởi. Nhưng có lúc dì lại ngồi thần người ra, vẻ ủ dột trầm ngâm. Rồi không nén nổi, dì thở dài:

- Tội nghiệp thằng Quang, mưa gió thế này không biết nó ở đâu.

Quang là em trai tôi, mười tám tuổi. Tôi lén nhìn dì. Nỗi đau của dì giống hệt nỗi đau của người mẹ xót thương con. Nếu là mẹ tôi, thì hẳn cũng chỉ đau khổ đến thế là cùng. Chỉ khác là nỗi đau của dì đầy vẻ mộc mạc, chân chất, còn của mẹ tôi quý phái, đài các như một mệnh phụ đau đớn mà không thể hiện nỗi đau của mình.

Đêm đêm, sau khi làm xong mọi việc, dì lại quầy quả đi tìm Quang. Dì đã tìm nó suốt hai năm qua. Ba tôi và tôi đã không còn hy vọng, vì rõ ràng nó còn quanh quẩn đâu đây nhưng nó không muốn gặp. Nó đã không muốn gặp, không muốn trở về nhà thì dù có tìm được, cũng có ích gì. Nhưng dì lại không nản lòng. Một ngày kia, dì chộp được nó khi nó ngủ gà ngủ gật trong công viên. Nói đúng ra là khi nó đang đói thuốc phiện. Thế là từ đó cả nhà tôi, hay nói đúng hơn là chỉ có dì, chiến đấu giành giật nó từ tay của nàng tiên nâu.

Dì trói nó vào góc nhà, áp dụng đủ mọi phương cách, mọi bài thuốc từ tây lẫn ta, bồi bổ cho nó đủ mọi sơn hào hải vị. Khi cơn vật vã trôi qua, dì dỗ ngon dỗ ngọt đưa nó về phòng. Khi mập mạp béo tốt trở lại, nó lại bỏ nhà ra đi. Dì lại cất công đi tìm nó và lại tìm thấy khi nó thân tàn ma dại ở đâu đó. Lại cột ở góc nhà, lại lên cơn, lại những bài thuốc, lại những món ăn ngon... Cái vòng luẩn quẩn ấy cứ quanh đi quẩn lại không biết bao nhiêu lượt. Đến như tôi cũng phát chán, còn ba tôi thì gần như đã buông xuôi, đau đớn vì bác sĩ như mình không cứu nổi con. Chỉ riêng dì vẫn cứ bền bỉ đi tìm nó mãi.

- Hoàn này - dì rụt rè bảo tôi khi thằng Quang bắt đầu một vòng cai nghiện mới - Con phải nói điều gì với em chứ. Dì là người quê mùa, chỉ biết làm, không biết nói gì để khuyến khích, động viên. Còn con là người có kiến thức, lại hiểu biết tâm lý của em, con phải giúp em con vượt qua những thử thách này. Con không thấy em con còn quá trẻ sao? Lẽ nào chúng ta để cho nó chôn vùi cả cuộc đời.

Dì bảo dì rất quê mùa, nhưng lời dì nói không giống như dáng vẻ dì tí nào. Tôi được biết, dì là một người cách mạng, rất gan lì trong chiến đấu. Tôi nhận ra dì không cam chịu như vẻ ngoài của dì. Dì luôn vững tin ở điều dì làm. Ngay cả khi nhận lời lấy ba tôi, một bác sĩ nổi tiếng, dì cũng không có vẻ hạ mình. Ngay cả khi chị em tôi bỏ nhà ra đi để phản đối dì, dì đi tìm chúng tôi về bằng tất cả mọi yêu thương, nhưng không hề tỏ ra hối hận điều gì.

Tôi tìm thấy Quang đang nằm úp mặt khóc trên giường. Tôi không vỗ về nó. Tôi ngồi xuống mép giường, đều đều nói:

- Mẹ không mong muốn chị em mình trở thành như thế này. Chị đã sai lầm và em cũng vậy. Ta có thể giữ nguyên những cảm nghĩ của mình về dì mà không cần huỷ hoại bản thân mình. Đứng dậy đi em, xây cho chính mình một tương lai mà không cần phụ thuộc bất cứ điều gì, kể cả tình cảm vào một ai khác. Hãy làm sao cho xứng đáng với mẹ.

Tôi đang nói với nó, cũng là đang nói với chính mình. Tôi trở lại giảng đường đại học. Em tôi đã thoát khỏi vòng kềm toả của nàng tiên nâu. Dù thực tế công sức của dì rất lớn nhưng tôi không muốn thừa nhận. Dì nuôi con cho tôi đi học. Dì chăm sóc từng li từng tí cho Quang để nó có đủ sức khoẻ trở lại trường. Dì lại là hộ lý của ba. Nhiều khi tôi chợt chạnh lòng thương dì, làm sao dì có thể làm ngần ấy công việc trong một ngày, phục vụ cả bốn con người. Nhưng niềm kiêu hãnh trong tôi tự bảo, đó là nhiệm vụ của dì. Dì không có tài để làm những việc lớn lao, thì phải làm những việc lặt vặt ấy. Như đọc được suy nghĩ của tôi - nhiều khi tôi rất kinh ngạc về khả năng đọc được suy nghĩ người khác của dì - dì bảo:

- Dì đã quen với những công việc này rồi. Ai chẳng muốn mình an nhàn, nhưng cuộc sống bắt buộc mình phải sống hết mình với nó.

Tôi mở to mắt nhìn dì - câu nói của dì không phải của một y tá tầm thường, mà là của một triết gia. Ngôn ngữ của dì càng lúc càng khác xa con người dì. Một lần nữa dì lại đọc được suy nghĩ của tôi:

- Con tự hỏi tại sao dì lại nói năng văn hoa như vậy phải không? Dì là người không được học hành đến nơi đến chốn. Nhưng mấy mươi năm qua, cách mạng đã dạy cho dì từng cái chữ, từng lời nói, từng cách cư xử... Dì học ở khắp nơi, bên chiến hào, trong nhà dân, trong nhà tù... Mấy năm làm y tá trong bệnh viện, làm việc cho ba con, dì cũng học hỏi được rất nhiều. Con hãy ráng học lên, sự học làm người ta mở lòng với nhân loại hơn.

Trời ơi! "Sự học làm người ta mở lòng với nhân loại hơn". Một người như dì lại có thể nói câu đó ư? Tôi vụt chạy vào phòng ba, thảng thốt nhìn ông:

- Ba - Tôi xúc động kêu lên - Dì là người thế nào? Làm sao ba có thể quên mẹ để yêu dì được?

- Con ngồi xuống đi con gái, ba dịu dàng bảo. Tuổi trẻ các con hay có một quan điểm tuyệt đối. Không có cái gì là tuyệt đối cả. Tại sao con lại nghĩ, ba lấy dì nghĩa là ba đã quên mẹ? Tại sao con lại nghĩ vẫn yêu mẹ thì ba không thể lấy dì? Cuộc đời là thế giới muôn màu. Vì sao con chỉ nhìn vào tài sắc của mẹ con mà cho rằng dì không xứng đáng với ba chứ không đánh giá dì bằng chính con người dì? Mẹ con là một thế giới khác, dì là một thế giới khác. Và không ai dám cho rằng thế giới nào đầy màu sắc và thế giới nào đầy bóng đêm.

Dì đã trải qua nhiều nỗi gian truân, nhưng không hoàn cảnh nào có thể đánh gục được dì. Đó là chí khí của người cách mạng. Điều đó không dễ gì có được ở lớp người như ba như mẹ con. Con thấy đấy, mẹ con là một bác sĩ, an ủi nâng đỡ cứu sống không biết bao nhiêu người, nhưng khi biết mình bị bệnh thì suy sụp hẳn, không gượng dậy nổi. Khi mẹ chết, ba cũng không làm gì được. Nếu không có dì, ba chắc cũng trở nên bệ rạc, bê tha. Còn con tự cho mình là thông minh, bản lĩnh chỉ vì một việc bất như ý mà thả trôi cuộc đời mình. Con thấy con sai chưa? Con đã sai thì những nhận định của con chưa hẳn đã đúng. Dì là người vào sinh ra tử, vào tù ra khám, từng làm vợ, làm mẹ, nhưng bị tước hết những quyền thiêng liêng ấy.

- Từng làm vợ, từng làm mẹ? - Tôi ngỡ ngàng.

- Con lạ lùng lắm sao? Nỗi đau ấy dì giữ cho riêng mình không ai biết được. Chồng của dì đã hy sinh. Đau đớn quá dì đã sinh non và đứa bé đã chết sau vài giờ. Dì đã đem nỗi đau mất chồng mất con vào cuộc hành trình lặng lẽ của mình. Dì đã đem tình thương của người vợ người mẹ dành cho tất cả mọi người, từ cụ già đến em bé, cho ba, cho các các con với lòng cao cả vô biên. Dì đã sống cho người khác, vậy thì khi có ai khác sống cho dì thì con lại cho là dì không xứng đáng. Huống chi đây không phải là sự hy sinh của ba, mà là sự đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu. Con hãy đem tấm lòng gần gũi với dì hơn, con sẽ thấy ba nói không quá đáng. Những gì ở ba ở mẹ không có thì ở dì có, vậy không phải là bổ sung cho nhau là gì? Nếu con bình tĩnh sáng suốt lựa chọn một cuộc hôn nhân, con còn đòi hỏi điều gì hơn nữa?

Tôi đòi hỏi gì ư? Tôi được sinh ra bằng mối tình tuyệt diệu của ba mẹ, lớn lên trong tình yêu, nhưng rốt cuộc lại trở thành một người không có tình thương yêu, dù là thương yêu một người xem mình còn hơn đứa con rứt ruột đẻ ra. Tôi sắp trở thành một bác sĩ, lại không đủ lòng nhân ái như một y tá bình thường như dì. Tôi đau đớn vì mối mâu thuẫn giằng xé nên thường ngồi lì trong thư viện, không về nhà. Dì lại tất tả tìm tôi. Cái vẻ hốt hoảng lo âu của một người mẹ vừa làm nhói lòng tôi, vừa làm tôi uất hận. Tôi không biết mình hận cái gì? Hận dì sao không là người tầm thường cho tôi căm ghét mãi? Hận dì sao dần dần rõ nét một nhân cách lớn làm tôi thấm thía sự nhỏ nhoi của mình.

Tôi ngoan ngoãn theo dì về nhà. Bé Uyên sà vào lòng tôi, líu lo đủ mọi chuyện. Dì bảo: "Con đừng quá mải mê với công việc mà bỏ quên cái quyền làm mẹ.". Dì không bảo "bổn phận làm mẹ mà lại bảo "quyền làm mẹ". Tôi ngước mắt nhìn dì. Dì lại đọc được câu hỏi trong mắt tôi. Dì cười đôn hậu: "Con không thấy được làm mẹ là một hạnh phúc lớn hay sao?". Tôi chợt hiểu vì sao dì không thấy phiền lòng khi chị em tôi phản đối dì, ngỗ nghịch với dì. Dì bị tước đi cái quyền làm mẹ từ khi rất trẻ và được ban trở lại khi tuổi về già nên dì không thấy sự khổ lụy mà chỉ thấy niềm hạnh phúc được sống với thiên chức của dì. Mừng Quang thi đậu vào đại học, dì thưởng cho cả nhà một chuyến picnic xa, bất chấp con bé Uyên quấy nhiễu dì suốt cuộc hành trình, bất chấp ba tôi mới tập đi lại được, chân rất yếu, lúc nào cũng cần dì dìu đỡ. Tất cả chỉ là con số không. Chỉ còn lại một niềm vui bất tận của một gia đình hạnh phúc. Tôi hỏi dì:

- Cái gì làm dì vui nhất hôm nay?

- Dì vui vì em Quang đã từ bỏ được con đường nghiện ngập, đủ bản lĩnh để trở lại đời. Dì đã trả lại cho mẹ con những đứa con nguyên vẹn như ngày nào, còn lời thêm cục vàng này nữa nè - Dì chỉ vào bé Uyên cười xoà. Tôi bất giác cười theo. Để có được nụ cười nơi tôi, dì đã khó nhọc và bền bỉ biết bao nhiêu.

Ngày tôi xúng xính lên nhận bằng tốt nghiệp, dì dẫn theo một chàng trai trẻ lên tặng hoa cho tôi. Trẻ là vì anh ta chưa có vợ, so với tôi đã có con gái lên năm. Chứ thật ra anh ta đã hơn ba mươi tuổi, là một bác sĩ trong khoa của ba tôi, đã âm thầm theo đuổi tôi từ nhiều năm nay. Mắt dì lấp lánh vẻ tinh nghịch và bí hiểm của bà mẹ đang mưu toan kiếm chồng cho con gái. Tôi vừa buồn cười vừa phát tức, ngùng ngoằng bỏ đi. Tôi phủi tay dì đang cố níu kéo tôi lại, bẳn gắt:

- Con không thích cái trò mai mối này. Con là ai mà dì sợ lỡ thì? Hôm nay con là bác sĩ Hoàn, biết đâu mai sau sẽ là tiến sĩ Hoàn, nhan sắc cũng chẳng thua kém ai.

- Ấy da, cái giọng này dì đã nghe ở rất nhiều cô gái tân thời rồi. Nhưng cuối đời ai cũng tiếc nuối vì bỏ qua cơ may hạnh phúc gia đình. Con là tiến sĩ ư? Tiến sĩ đã khó lấy chồng, huống chi con lại có thêm một đứa con gái. Con ơi nghe dì đi. Con còn lỡ dở vầy mãi dì không yên tâm. Khi nào con với em Quang có gia đình yên ấm hết thì dì mới hả lòng.

Ước mơ của con người quá nhiều. Ước mơ của bà mẹ dành cho con còn nhiều hơn. Dì hoạch tính đủ mọi kế hoạch cho tôi, cho em Quang. Dì còn tính sẵn một tương lai dài thăm thẳm cho con bé Uyên vừa tròn năm tuổi, cho cả ông già gần đất xa trời là ba tôi. Chỉ riêng mình dì không dự định một điều gì. Nên một ngày kia, ông trời định sẵn cho dì một kết cuộc của một đời người đã mất mát rất nhiều nhưng cũng còn rất nhiều để ban phát cho người khác. Một buổi sáng đẹp trời, mọi người đều đã tỉnh giấc, chỉ riêng dì đi vào cõi vĩnh hằng. Dì chết nhẹ nhàng bình yên đến nỗi cả ba cả tôi, những vị bác sĩ, đều không muốn truy lùng nguyên nhân. Một mạch máu bị đứt? Một cơn đau tim?... để không tổn hại đến thân xác dì. Dì đang ngủ yên lành, hay dì đang đi tìm mẹ tôi, hãnh diện khoe với bà rằng, dì đã làm xong ước nguyện của bà.

Bên mộ dì, thằng Quang gào khóc nức nở. Khi mẹ tôi chết, nó còn quá bé để có thể đau đớn thống thiết như thế. Còn tôi, cả hai đám tang tôi đều không khóc. Tôi nổi tiếng là một người sắt đá lạnh lùng. Chỉ có những giọt lệ chảy trong tim tôi không ai thấy được. Vì nó đọng ở trong tim nên lòng tôi nhức nhối. Mẹ ơi, người mẹ xinh đẹp dịu hiền của con. Dì ơi, người mẹ kiên cường của con.

Sunday, September 14, 2008

12/09/08

Liên tiếp nhiều tuần trước Phát ngôn & Hành động ấn tượng kể ra những câu chuyện trùng hợp thì sang tuần này, thật bất ngờ, lại là những phát ngôn và hành động có tính đối lập!



Những lời khai chi tiết và rõ ràng

Báo Sài Gòn Tiếp Thị (8/9) viết: "Ông Sakashita Haruo, người có mặt ở TPHCM từ khi dự án đại lộ đông tây bắt đầu, khai rằng số tiền mà công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) trực tiếp hối lộ ông Sỹ, tổng cộng, có thể lên tới 2-3 triệu USD.

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ đang báo cáo dự án (Ảnh: Thanh Niên)

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ, giám đốc ban quản lý dự án đại lộ đông tây, TPHCM, là quan chức mà cơ quan công tố Nhật vừa chính thức đề nghị VN "phối hợp điều tra".

Bài báo viết: "So với những vụ "nhận hối lộ" đã được xét xử tại VN, rất hiếm khi có được một vụ nào, cơ quan điều tra nhận được nhiều lời khai chi tiết và rõ ràng đến thế. Có ít nhất 820.000 USD trong tổng số tiền đã đưa hối lộ được các ông Kunio Takasu, Shakashita và Sakano nhớ và khai rõ ràng từng chi tiết".

Được biết, người bị nhắc đến rất nhiều trong vụ "đưa và nhận hối lộ" của dự án đại lộ đông tây vừa qua là ông Huỳnh Ngọc Sĩ hiện vẫn là giám đốc ban quản lý dự án.

Không khai "chạy chức" và kết quả là... thôi chức

Ông Võ Thanh Bình

Vụ việc khiến dư luận cách đây vài tháng liên quan đến chuyện ông Võ Thanh Bình, Bí thư tỉnh uỷ tình Cà Mau đem nộp 100 triệu đồng tiền cho là có người đem đến "chạy chức" - nay đã có kết quả.

Trưởng ban Tổ chức trung ương Đảng Hồ Đức Việt đã công bố quyết định của Bộ Chính trị để ông Võ Thanh Bình thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, thôi tham gia Ban chấp hành trung ương Đảng, chờ nghỉ chính sách.

Nhậm chức Bí thư thay ông Bình là ông Nguyễn Tuấn Khanh, 54 tuổi, hiện là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban tổ chức Trung ương.

Sau vụ "chạy chức" 100 triệu đồng, giữa tháng 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có quyết định kỷ luật cảnh cáo về Đảng với ông Võ Thanh Bình do mắc một số sai phạm nghiêm trọng trong công tác cán bộ và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. (VnExpress, 10/9)

Chỉ tiếc rằng đến nay người dân vẫn chưa biết số tiền được cho là "chạy chức" kia thực hư là thế nào, ai chạy, chạy vào đâu, có gì bất thường ở đằng sau mà ông Bình dứt khoát không khai báo?

"Tốt nhất là đập ra xây mới"

Ngày mưa, lối vào phòng cách ly đi quốc tế của nhà ga T1 đầy xô hứng nước (Ảnh: Tiền Phong)

"Tôi cho rằng, với công trình thiết kế khá phức tạp và không được hợp lý như nhà ga T1, cách tốt nhất là đập ra xây mới chứ tiếp tục giữ lại cải tạo thì chỉ được một thời gian thì đâu lại vào đấy. Chưa kể, chi phí cho việc sửa chữa này cũng rất tốn kém" - Nguyên cục trưởng Hàng không Nguyễn Hồng Nhị nêu ra "phương án sửa chữa, khắc phục" cho sự xuống cấp, thường xuyên bị dột của nhà ga T1, Cảng hàng không Nội Bài. (VnExpress, 9/9)

"Ngay thời điểm chưa khánh thành, trần và mái nhà ga đã xuất hiện những vết nứt", ông Nhị còn tiết lộ thêm chi tiết gây... rụng rời như thế. Được biết ông chính là người trực tiếp tham gia góp ý cho công trình.

Cách khắc phục mà ông Nhị đề xuất nghe mới thật đơn giản: "đập ra xây mới" cho một nhà ga được đưa vào sử dụng từ năm 2001, từng được đầu tư 70 triệu USD và 320 tỷ đồng (Theo Tiền Phong, 9/9) (!)

Ông Nhị nói bây giờ "nếu truy cứu trách nhiệm thuộc về cá nhân đơn vị nào thì rất khó và phức tạp""đề án xây dựng nhà ga T1 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm nhận và tính toán các khoản vốn. Do gặp nhiều vấn đề về kỹ thuật, tiến độ công trình, bảo dưỡng... nên đến thời điểm này vẫn chưa quyết toán xong".

Buồn cho một cách phát biểu, cho trách nhiệm không thuộc về ai và buồn cho không chỉ có một công trình như thế này ở đất nước ta.

Đầu tư 800 triệu USD vẫn không hết ngập

Ông Hồ Long Phi

Đó là hiện trạng của TPHCM khi thiết kế các dự án chống ngập được thành phố đầu tư gần 800 triệu USD đã lạc hậu và sẽ trở nên quá tải khi đưa vào vận hành. Đó là nhận định của ông Hồ Long Phi, Phó ban điều phối chống ngập TPHCM.

Theo ông Phi, bây giờ có đầu tư hàng trăm triệu USD thì không phải không chống được ngập nhưng cũng không chống được ngập theo ý muốn. "Vấn đề đặt ra là cái giá phải trả cho việc chống ngập này là bao nhiêu? Và có thể chống ngập được ở mức độ nào để có thể đầu tư?", ông Hồ Long Phi nói. (Thể thao & Văn hoá, 9/9)

Cùng với mưa ngập thì những cơn tắc đường liên miên và ngày càng trầm trọng hơn cũng đang diễn ra trong những ngày tháng 9 vừa qua tại TPHCM. Chỉ có một thắc mắc là thực sự đã hết cách để chống ngập ở TPHCM?

Chính khách lùm xùm chuyện con cái

Bộ trưởng Rachida Dati

Không hẹn mà Rachida Dati - Bộ trưởng Tư pháp nước Pháp và bà Sarah Palin - ứng viên phó Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng Hoà hiện này đều dính vào scandal... có bầu và sinh con khi chưa có chồng.

Bà Rachida Dati, 42 tuổi, là phụ nữ gốc Phi từng ly dị, đã thừa nhận thông tin mình đang mang bầu sau khi tuần báo VSD của Pháp tiết lộ trên trang nhất rằng bà sắp sinh con.

Cảnh người nổi tiếng sinh con mà không tiết lộ về người cha đứa trẻ không còn hiếm gặp, ngay cả ở VN. Vậy nên, với bà Rita, khi được hỏi về "đối tác" của bà, Bộ trưởng Rita nói: “Đời tư của tôi rất phức tạp và không muốn bị phơi bày trước báo chí. Tôi không muốn nói gì về điều đó”. (Dân Trí, 4/9)

Bà Salinvà con gái Bristol

Còn vụ lùm xùm của bà Sarah Pain cũng gây ảnh hưởng đáng kể cho tiến trình tranh cử của Đảng Cộng hoà. Với việc báo chí nghi vấn Trig - đứa bé 4 tháng tuổi mắc chứng bệnh down sự thực không phải con bà Sarah Palin mà là con của… con gái bà - Bristol, 17 tuổi.

Chuyện sinh con đẻ cái với bất kỳ ai khi đến tuổi cũng là chuyện bình thường, vậy mà ngay ở Pháp hay Mỹ, những người phụ nữ bản lĩnh đầy mình cũng khó mà sống yên ổn được trước những lời đàm tiếu.

"Ai mà phụ bạc lại, khán giả sẽ thay tổ nghiệp bạc tình lại ngay”

Các nghệ sĩ trong ngày giỗ tổ nghề (Ảnh: TT&VH)

Năm nay, nhiều nhà hát, nghệ sĩ TPHCM lục tục tổ chức giỗ tổ ngành sân khấu trong các ngày 10, 11 và 12/9 Dương lịch. Dù đang ở đâu, làm gì, các nghệ sĩ cũng hội tụ về "thánh đường" của mình để "ôn cố tri tân".

“Ông bà mình ngày trước đi diễn uống nước ao, ngủ nghĩa địa, mình bây giờ đi xe máy, tắm vòi sen, ngủ giường nệm, khó khăn có thấm vào đâu. Cả năm chẳng có dịp để ôn lại chuyện cũ, giỗ tổ tuy chỉ có một hai ngày, nhưng cũng nhắc nhớ chúng tôi nhiều điều. Mình còn ăn được chén cơm, nghĩa là tổ nghề còn ngó nghĩ, ai mà phụ bạc lại, khán giả sẽ thay tổ nghiệp bạc tình lại ngay” - nghệ sĩ Hữu Châu nói.

Ở nơi có sân khấu phát triển năng động với nhiều đêm sáng đèn, NSƯT Đức Hải thì có một cách nhìn khác: “Từ một nghi thức văn hóa truyền thống ở Nam Bộ, tôi luôn hy vọng sự nhộn nhịp và lạc quan này sẽ truyền đến được các thành phố khác như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt… để nghệ sĩ có thêm đất sống, điều ấy rõ rồi, nhưng cũng để khán giả sẽ có thêm chọn lựa trong các sinh hoạt tinh thần của mình”. (Thể thao & Văn hoá, 11/9)

"Dân số cao nhưng sao chất lượng dân số thấp?"

Nguyên TBT Lê Khả Phiêu trao giải thưởng cho các gương mặt
học sinh giỏi quốc gia và quốc tế (Ảnh: TNTP)

Đó là điều trăn trở mà nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu bày tỏ trước hàng trăm HS, SV được vinh danh trong lễ trao giải thưởng "Hoa Trạng Nguyên" khu vực phía Bắc vào sáng 7/9 tại ĐH Quốc gia HN.

"VN có dân số đứng thứ 13 trên thế giới nhưng chất lượng dân số lại đứng thứ 107/ 177 quốc gia. Đó là điều đáng để chúng ta suy nghĩ. Chúng ta có tài năng nhưng nhiều tài năng mãi vẫn là tiềm năng. Đó là trách nhiệm đặt ra với các những sinh viên ở đây, với nhà trường mà hơn hết là với nhà lãnh đạo, Chính phủ".

Giải thưởng Hoa Trạng Nguyên lần đầu tiên được trao dành cho HS, SV đạt giải Olympic quốc tế, đạt giải trong các kỳ thi quốc gia; thủ khoa thi đại học; có thành tích xuất sắc tại các trường THPT trong cả nước. Giải thưởng ý nghĩa sẽ được trao hàng năm đúng dịp khai giảng năm học mới này có sự tài trợ của tập đoàn Tân Tạo.

Tuy nhiên, có một điểm đáng tiếc là trong lễ trao giải được truyền hình trực tiếp trên VTC, bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Tập đoàn đã đọc nhầm một vài chữ và đáng lẽ, chỉ cần xin lỗi và đọc lại ngay thì bà cứ cười rúc rích vài chục giây trước micro khiến quay phim thật... khó xử.

"Đây là vinh dự chung của thành phố"?

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - ông Trần Văn Minh - thay mặt lãnh đạo thành phố tặng thưởng và động viên hoa hậu (Ảnh: VTC)

Long trọng không kém lễ tôn vinh "Hoa Trạng Nguyên" là lễ đón Hoa hậu Trần Thị Thuỳ Dung trở về tại trụ sở UBND TP. Đà Nẵng.

Theo VTC News (8/9), Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - ông Trần Văn Minh - bày tỏ sự vui mừng và cảm ơn gia đình hoa hậu đã nuôi nấng giáo dục để Thùy Dung đạt được chiếc vương miện cao quý này. Đồng thời cũng coi đây là vinh dự chung của thành phố vì Thuỳ Dung cũng là người con của đất Đà Nẵng.

Riêng Thuỳ Dung cô cho hay: "Mãi đến hôm nay, khi về nhà mình Dung mới biết vụ việc ầm ĩ trên báo chí, truyền hình xung quanh nghi án Dung sử dụng học bạ giả để đi thi hoa hậu (!?)”. Có lẽ, ông Chủ tịch Trần Văn Minh những ngày qua cũng đều "miễn nhiễm" với dư luận như thế.

Còn về những chuyện lùm xùm, Thuỳ Dung cũng như gia đình mình đều luôn trả lời rằng: Mọi chuyện cứ hỏi BTC!

"Tôi nói nhưng người ta có muốn nghe đâu"

GS Dương Thiệu Tống (Ảnh: Tuổi Trẻ)

GS. TS Dương Thiệu Tống, người vừa rời bỏ dương thế vào ngày 3/9 vừa qua, đôi khi phải thốt lên câu đó bằng giọng buồn rầu như trong bài viết tiễn biệt ông của GS. TS Lâm Quang Thiệp trên Tuổi Trẻ (5/9).

Bài báo viết: "Mấy năm qua vì sức yếu, GS Dương Thiệu Tống ít hoạt động nhưng ông vẫn quan tâm đến thời cuộc, đặc biệt quan tâm nhiều về giáo dục. Ông đã phát biểu rất nhiều ý kiến xác đáng, nhưng đôi khi ông cũng nói với tôi bằng một giọng buồn rầu: “Tôi nói nhưng người ta có muốn nghe đâu!”.

Ông thường trăn trở: chưa bao giờ điều kiện làm giáo dục thuận lợi như ngày nay: đất nước độc lập, kinh tế phát triển, cho nên cần phải tập trung làm giáo dục cho bài bản, cho khoa học!"

"Chúng tôi sẽ lắng nghe..."

Bà Phạm Phương Thảo

Lần đầu tiên trên cả nước, TPHCM triển khai một cách quy mô, bài bản việc tham vấn ý kiến người dân xung quanh các chủ trương chính sách đã, đang và sẽ ban hành.

Đây quả là điều đáng chờ đợi vì tiến gần với cụm từ được nhắc đến lâu nay "dân biêt, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Theo đó, HĐND TPHCM "sẽ tập trung vào ba vấn đề văn minh xã hội, môi trường và tái định cư vì đây là ba nội dung người dân đặc biệt quan tâm, bức xúc, cũng là ba chủ trương lớn của TPHCM trong 2008 và những năm tiếp theo".

Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo nói: "Về xóa nhà tạm cư, đúng là thời gian qua còn có một bộ phận người dân bị giải tỏa chưa được giải quyết tái định cư (TĐC) và phải tạm cư quá lâu trong điều kiện thiếu thốn, tạm bợ.

Qua đợt tham vấn này chúng tôi sẽ lắng nghe trực tiếp ý kiến những người dân tạm cư, TĐC, xem họ phản ánh cuộc sống đã ổn định chưa, có kiến nghị gì không để chúng tôi thúc đẩy quá trình thực hiện nghị quyết của HĐND TP”.
(Tiền Phong, 5/9)